5 phép ứng xử cha mẹ nhất thiết phải dạy con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi bupfshion2, 2/10/2012.

  1. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    5 cách ứng xử dưới đây bạn nên dạy con ngay từ khi còn nhỏ và bạn sẽ giúp con trở thành một con người luôn biến ứng xử đúng mực.

    1. Chào tất cả mọi người con gặp

    Không có gì khiến bạn hạnh phúc và tự hào hơn khi nhận được những lời khen ngợi cùng ánh mắt ngưỡng mộ từ những người hàng xóm hoặc những người mới quen biết vì bạn đã là một bà mẹ nuôi dạy con tốt, biết lễ phép, ngoan ngoãn chào hỏi mọi người… Do đó để con mãi là niềm tự hào của các bậc cha mẹ, ngay từ khi con còn thơ ấu, cha mẹ hãy làm thế nào để con luôn mạnh dạn chào đón tất cả mọi người không chỉ là khi khách đến nhà mà thậm chí là ngay cả khi con gặp một ai đó ở cửa hàng tạp hóa. Hãy dạy con mỉm cười thân thiện với tất cả những người con gặp. Chắc chắn điều đó sẽ không chỉ khiến bạn hạnh phúc mà còn làm cho những người xung quanh cũng cảm thấy thật dễ chịu khi gặp một đứa bé ngoan.






    2. Trả lời điện thoại một cách lịch sự

    Để dạy con làm được điều này, có thể các bậc cha mẹ sẽ phải mất một khoảng thời gian dài tùy thuộc vào khả năng, sở thích cũng như phương pháp mà bố mẹ áp dụng dạy dỗ đối với con. Hãy dạy cho con kỹ năng và thành lập thói quen khi con trả lời điện thoại. Tuyệt đối đừng để trẻ nói trống không và lối hỏi đáp “nhát gừng”. Bố mẹ có thể dạy con một vài câu nói cơ bản như: “Xin lỗi! Cháu có thể biết ai ở đầu dây bên kia không ạ?” hoặc: “Cháu rất tiếc! Hiện tại mẹ cháu không có ở nhà. Cô có muốn để lại lời nhắn nào đó cho mẹ cháu không ạ?”…

    3. Không chơi trò đánh trống trên bát đĩa

    Đây không chỉ là thói quen xấu mà đó còn là một trong những hành vi khiếm nhã bên bàn ăn, nhất là khi gia đình bạn có khách. Do đó thay vì để con tự tiện cầm đũa, thìa gõ vào bát đĩa, cha mẹ hãy tạo cho con tư thế ngồi ăn nghiêm chỉnh, lịch sự, không gào thét khi chưa có món ăn… Những điều cơ bản đó sẽ giúp con hình thành thói quen và phong thái định đạc, ứng xử điềm tĩnh trong suốt cuộc sống của trẻ về sau này.

    4. Dạy con nói “Làm ơn”

    Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc con còn quá nhỏ nên không cần phải quá nghiêm khắc với con, chờ đến khi con lớn hơn thì có thể dạy con cũng được. Đó là một trong những quan điểm nuôi dạy con sai lầm. Bởi vì bao giờ việc nuôi dạy con từ khi còn nhỏ cũng dễ dàng và hữu ích hơn rất nhiều, trẻ sẽ tiếp thu và hình thành thói quen theo sự uốn nắn của trẻ khi tâm sinh lý còn đơn giản. Do đó hãy dạy con ứng xử với mọi người một cách lịch sự. Khi con làm gián đoạn cuộc trò chuyện của một ai đó hoặc làm phiền, cần sự giúp đỡ của người khác hãy dạy con nói “Làm ơn – Xin lỗi”.

    5. Không đánh nhau với những đứa trẻ khác

    Đây có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng gì cho các bậc cha mẹ bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể ở bên cạnh, quản lý và giúp con kiểm soát cơn giận dữ. Nhưng việc giáo dục con là điều cần thiết và hãy dạy con bất cứ lúc nào cho đến khi con nhận thức rõ ràng được điều đó. Hãy nói với con rằng việc đánh bạn sẽ biến con thành người thua cuộc, đấy là hành vi xấu. Đó sẽ là cách thức bố mẹ tiến tới định hình tính cách cũng như giúp trẻ có thể tự kiềm chế được mình trong tương lai.


    Nguồn: meyeucon.org
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bupfshion2
    Đang tải...


  2. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Hiểu để dạy bé tuổi lên 2

    Quanh tuổi lên 2, bé có thể nhảy lên với cả hai chân không chạm đất. Bé cũng có thể leo lên cầu thang mỗi chân bước một bậc thang, trong khi tay vịn vào lan can.

    Bé có thể nguệch ra một đường thẳng bằng cách cầm bút chì bên tay phải hoặc tay trái. Bé cũng có thể tự xúc thức ăn khá tốt, với ít thức ăn rơi ra ngoài nhưng không có nghĩa là lúc nào bé cũng xúc được thức ăn một cách thuần thục. Bé xếp được một tháp cao, khoảng 8-10 khối hình.

    Cha mẹ nên khuyến khích phát triển thể chất cho bé bằng cách chơi cùng con. Chơi bóng cùng bé bên ngoài sân, nô đùa chạy nhảy với bé và khuyến khích bé đạt được những hoạt động thể chất mới. Đưa bé ra ngoài công viên là cách tuyệt vời để bé quan sát các bé khác vui chơi, cũng như hòa nhập xã hội.

    [​IMG]

    Hành vi

    Cha mẹ bắt đầu than phiền về tính ương bướng khủng khiếp của bé tuổi lên 2. Nếu con bạn thuộc nhóm những bé “cứng đầu” thì bạn không phải người duy nhất. Khó bảo là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé, bắt nguồn từ việc bé muốn thể hiện sự độc lập và “xé rào” những nguyên tắc của mẹ.

    Bé có thể giận dữ vì bé chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình, cũng như các kỹ năng ngôn ngữ chưa đầy đủ khiến bé lúng túng khi bày tỏ nỗi thất vọng, sợ hãi và những cảm xúc khác. Một cách để đối phó với cơn nóng nảy của bé là làm bé bị phân tán sự chú ý. Đó không phải trừng phạt mà đơn giản là giúp bé loại khỏi nguyên ngân gây tức giận.

    Bé 2 tuổi có tính sở hữu tốt hơn với những đồ đạc thuộc về bé. Đó là nguyên nhân khiến bé do dự mà không muốn chia sẻ với những bé khác. Bạn có thể giúp bé hào phóng hơn bằng cách làm gương tốt cho con về tính sẻ chia, như để bé thấy mẹ chia sẻ bánh kẹo, các tờ báo, điều khiển tivi... với các thành viên khác trong nhà và với bé. Tất nhiên, bé chưa đủ nhận thức để hiểu hết ý nghĩa của chia sẻ cho tới tuổi lên 5.

    Tình cảm của bé 2 tuổi cũng “nở rộ”. Bé biết thể hiện tình yêu thương với những cái ôm và nụ hôn.

    Ngôn ngữ

    2 tuổi là mốc quan trọng để phát hiện những chậm trễ trong ngôn ngữ của bé. Đến 2 tuổi, bé cần có vốn từ vựng khoảng 50 từ, chẳng hạn “bà”, “nước”, “không”, “nữa”... Trong giai đoạn này, bé cũng có thể nói được cụm hai từ có nghĩa, như “quả bóng”, “đi xe”...

    Đừng lo lắng về phát âm của bé trong tuổi này vì chỉ có khoảng 50% những gì bé nói là nghe được và dễ hiểu. Trừ khi bé không phát âm được từ nào có nghĩa mà chỉ như những âm thanh bập bẹ.

    Biểu hiện khác mà cha mẹ cần quan tâm là bé hiểu được những gì mẹ nói. Nếu bé liên tục bỏ qua yêu cầu của mẹ hoặc mẹ yêu cầu một việc đơn giản nhưng phải lặp đi lặp lại vài lần thì nên lưu ý tới bé.

    Vấn đề y tế

    Nếu phát hiện ra bất thường nào của bé như về sức khỏe, tâm lý thì bạn cần đưa bé đi khám. Đây cũng là giai đoạn bệnh tự kỷ có thể được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn và bé một bảng câu hỏi được gọi là M-chat, sử dụng để kiểm tra bé 16-30 tháng tuổi, giúp đánh giá nguy cơ bị tự kỷ

    [​IMG]

    Bạn cũng có thể cho bé đi cân và đo. Bác sĩ sẽ:

    - Hỏi bạn về thói quen ăn, ngủ của bé.

    - Tìm hiểu các hoạt động thể chất của bé (đi, chạy, nhảy...), cũng như kỹ năng tương tác với những bé khác.

    - Hỏi xem bé nói được bao nhiêu từ.

    - Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ chì cho bé, đặc biệt nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm độc chì. Bé cũng có thể được yêu cầu kiểm tra nước tiểu.

    - Kiểm tra thị lực và thính lực cho bé.

    [​IMG]

    Dinh dưỡng

    Bé 2 tuổi có thể ăn khẩu phần bằng ¼ hoặc 1/3 người lớn. Bạn có thể nhận thấy bây giờ bé kén ăn hơn trước và đó là tâm lý bình thường của bé ở lứa tuổi này. Một số bé tỏ ra sợ hãi và từ chối món mới mà bé chưa từng nếm. Cha mẹ đừng quát nạt hay ép buộc bé phải ăn. Thay vào đó, bạn nên đặt một vài món ngon trước mặt bé rồi cuối cùng bé cũng sẽ chịu ăn, dù ít hay nhiều.

    [​IMG]

    Ngủ

    Bé ngủ khoảng 11 tiếng ban đêm và 2 tiếng ban ngày. Tuy nhiên, để dỗ bé ngủ có khi là “trận chiến” thực sự với cha mẹ. Với bé đã quen ngủ cũi, chưa được chuyển sang giường thì bé có thể trèo ra khỏi cũi khi không muốn ngủ.

    [​IMG]

    Để an toàn cho bé ngủ cũi giai đoạn này, bạn cần:

    - Chọn đệm cũi mỏng hơn.

    - Rải chăn, gối hay đệm quanh cũi, phòng khi bé trèo ra khỏi cũi mà bị ngã.

    - Loại bỏ đồ chơi, thú bông trong cũi vì bé có thể giẫm lên chúng để bước ra khỏi cũi.

    - Khi bạn thấy bé cố gắng trèo ra khỏi cũi, hãy nghiêm khắc nhắc bé không được làm vậy.

    - Luôn giám sát bé khi bé ngủ. Vào ban đêm, nên đặt cũi của bé gần giường ngủ của cha mẹ.

    - Cho bé ngủ trong túi ngủ vì như thế, bé khó có thể giơ cao chân khi muốn leo khỏi cũi.

    Nếu bạn muốn chuyển bé ngủ cũi sang giường riêng thì có 2 gợi ý như sau:

    - “Phương pháp lạnh”: Đơn giản chỉ cần loại bỏ cũi và thay vào vị trí đó một chiếc giường mới. Chọn giường dành cho bé với hai rào chắn bằng sắt ở hai bên thành giường, hạn chế bé không bị ngã khỏi giường.

    - “Phương pháp tiếp cận dần dần”: Đặt chiếc giường mới cạnh vị trí chiếc cũi. Bạn có thể bắt đầu đọc sách cho bé trên giường hoặc cho bé ngủ trưa trên chiếc giường mới. Sau đó, chuyển cho bé sang ngủ giường vào ban đêm. Khi bé đã quen với giường thì rời chiếc cũi ra khỏi phòng.

    Lưu ý: Dù chọn phương pháp nào thì bạn cũng cần nhắc nhở bé, tuyệt đối không được tự ý ra khỏi giường mà không có mẹ.

    Phát triển xã hội

    Bé ở tuổi này thích chơi với bé khác nhưng theo kiểu ngồi cạnh rồi chơi. Bé thích các đồ chơi có nhạc hay hoạt động thể chất. Chia sẻ tất nhiên là rất khó khăn với bé ở tuổi lên 2; tuy nhiên, bạn có thể rèn tính chia sẻ cho con bằng cách chờ tới lượt khi chơi. Khi các bé tranh nhau một món đồ chơi, hãy đề nguyên tắc mỗi bé chỉ được chơi một phút để giảm bớt sự tranh giành (đặt biệt là với các anh chị em ruột).

    Đây cũng là lứa tuổi lý tưởng để dạy bé dọn dẹp. Bé có thể bắt chước mẹ thu dọn đồ chơi hoặc nhặt rác, bỏ vào thùng rác. Ngoài ra, bé cũng thích bắt chước cha mẹ về ngôn ngữ và hành vi.

    [​IMG]

    Giáo dục

    Bên cạnh việc học màu sắc và tăng vốn từ vựng, bé 2 tuổi cũng học được làm thế nào để phân loại đồ vật, như bỏ đồ chơi vào một giỏ, quần áo vào giỏ khác. Bé cũng biết xác định các hình ảnh đơn giản như một quả bóng, con chó, con mèo... Bé có thể chỉ vào mắt, tai, mũi khi được hỏi, sẽ lặp lại các từ và nói được 2-3 từ trong một câu có nghĩa.

    Bạn có thể dạy con bằng cách để bé giúp mẹ những việc đơn giản, chẳng hạn dọn đồ chơi, thu quần áo vào chậu. Nên mô tả những gì bé đang làm vì đó là cách giúp bé học từ mới.

    Bé 2 tuổi cũng có thể chơi với bút và màu vẽ. Hãy cho bé một vài cây bút màu, tờ giấy trắng hoặc màu nước để bé được sáng tạo.

    Thách thức với cha mẹ

    Cơn giận dữ: Một người mẹ chia sẻ: “Bé Mia 2 tuổi nhà tôi hay tức giận, đặc biệt khi bé muốn cái gì đó mà không được”. Người mẹ cho biết khi đó, bé sẽ lăn trên sàn, ném mọi thứ có trong tay rồi gào khóc inh ỏi. Nhưng nếu cho bé thứ mà bé muốn thì ngay lập tức, bé nín khóc liền. Còn không, thậm chí bé sẽ lao vào đánh mẹ vì không vừa ý.

    [​IMG]

    Giải pháp: Gọi tên cảm xúc của bé rồi bỏ qua nó.

    Tính nhất quán của cha mẹ chính là chìa khóa để đối phó với cơn giận của bé. Nếu yêu cầu của bé là không thể đáp ứng thì đơn giản, bạn cần nghiêm khắc bỏ qua bé. Miễn là bé không đặt bé hoặc ai khác vào nguy hiểm. Hãy cứ để bé “ăn vạ” cho tới khi nào qua cơn giận của bé thì thôi.

    Hoặc bạn chọn hình phạt cho bé. Đưa bé vào một chỗ trong nhà và nói với bé khi nào bé bình tĩnh hơn thì hai mẹ con sẽ nói chuyện. Sau đó, khi bé đã hết khóc, cần giải thích cho bé lý do bị phạt. Đây là cách giúp bé tự ý thức việc nào đúng – việc nào sai và hạn chế những hành vi tương tự.
     
  3. chuongxa

    chuongxa Banned

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Hiểu để dạy bé tuổi lên 2

    Tuổi này bé rất ham tìm hiểu và nhận thức nhanh. Các bà mẹ nên để ý 1 chút nhé.
     
  4. tinydolphin01

    tinydolphin01 tinydolphin01

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hiểu để dạy bé tuổi lên 2

    Tuổi này mấy bé học hỏi rất nhanh nên các mẽ hãy tạo nhiều cơ hội cho bé nhá
     
  5. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Dạy con lịch sự khi đến nhà người khác

    Con trai mình được 5 tuổi và rất hiếu động, nghịch ngợm luôn chân luôn tay. Nói chung trừ lúc con đi ngủ thì mọi người trong nhà mới cảm thấy đỡ mệt mỏi và tạm thời yên ổn.

    Ở nhà, vì được mọi người chiều nên con nhiều lúc cũng rất hư. Trước đây, con không bao giờ tự biết sắp xếp đồ cá nhân, đồ chơi hay những vật dụng khác một cách ngăn nắp sau khi chơi xong. Nhất là khi đến nhà người khác, con không bao giờ tự giác chào người lớn tuổi. Thường cứ để bố mẹ nhắc con mới lí nhí cất tiếng chào.

    [​IMG]

    Và tính xấu nhất là bất kể con đến nhà ai, con đều tự ý xông vào nhà lùng sục khắp các phòng để tìm đồ chơi mà chẳng bao giờ nhớ xin phép chủ nhà. Trong khi chơi, con không biết giữ gìn nên đồ chơi thường bị hư hại nặng.

    Nhất là khi ngồi vào bàn ăn, thấy nhiều người có mặt con càng được thể chạy lăng xăng. Thậm chí nhiều lúc còn làm rơi và đổ vỡ một vài chiếc bát đĩa trên bàn ăn nữa. Điều này làm mình ngượng ngùng và xấu hổ lắm.

    Nói chung, mỗi lần cho con đến nhà người khác chơi, khi về mình và anh xã đều cảm thấy thất vọng tràn trề về cách ứng xử của con. Vài lần để ý con như vậy, mình lặng lẽ lên kế hoạch thay đổi thói quen xấu này của con trai.

    Để bắt đầu, vợ chồng mình luôn xác định giúp con từ bỏ thói quen xấu không thể trong một sớm một chiều. Vả lại để con thay đổi nhanh, bản thân mình và chồng phải là tấm gương cho con noi theo.

    Những lúc cần con lấy giúp đồ vật nào đó, mình đề nghị rất lịch sự. Chẳng hạn như: “Con có thể lấy cho mẹ cái này cái nọ”, “Cảm ơn con đã lấy giúp mẹ nhé”… Sau đó, mình lại không quên dành thời gian hướng dẫn con những kỹ năng muốn đề nghị hay hỏi ai đó làm việc gì. Từ đó, con hình thành thói quen cư xử và nói năng lịch sự với người lớn.

    [​IMG]

    Thứ 2, vợ chồng mình thống nhất dạy những nguyên tắc tối thiểu để con trở thành một người khách quý khi đến nhà người khác chơi.

    Mình dạy con khi đến nhà người khác nhất thiết phải xin phép trước khi làm việc gì đó hoặc muốn chơi đồ chơi. Biết cảm ơn khi được tặng quà hoặc được người khác ưu đãi cho điều gì. Bên cạnh đó, mình bảo con 5 tuổi lớn rồi nên nhất thiết phải học thói quen biết tự giác chào hỏi, cảm ơn những người lớn tuổi khi đến nhà.

    Tiếp nữa, mình hướng dẫn con tự giác rửa tay trước và sau ăn. Khi ăn, con phải ngồi nghiêm túc bên bàn, không được quấy nhiễu. Khi chơi đồ chơi được cho mượn xong, con phải sắp xếp ngăn nắp.

    Chồng mình còn liên tục nhắc con rằng, khi đến nhà người khác, con không được tự ý sờ mó vào đồ vật trong nhà. Nếu có sờ phải nhẹ nhàng và tránh làm bẩn cũng như hư hại các vật dụng.

    Cứ thế, vợ chồng liên tục thay nhau bảo ban và nhắc nhở con những nguyên tắc này. Đặc biệt mỗi khi cùng con đến chơi nhà người khác, mình hay tận dụng thời điểm này để nhắc nhở con làm theo những nguyên tắc trên.

    [​IMG]

    Hoặc khi con ở nhà, mình thường xuyên nhắc nhở nhiều lần trong các tình huống cụ thể. Vì thế, dần dần những nguyên tắc này trở thành thói quen của con.

    Đến giờ, sau vài tháng giám sát và kiên trì , khi đến nhà người khác chơi cùng bố mẹ, con đã dần trở thành vị khách lịch sự đáng yêu và ngoan ngoãn. Con không còn dám thể hiện sự tự do của mình dù bố mẹ không còn phải theo dõi để nhắc nhở con như trước nữa
     
  6. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    6 câu nói không nên nói với bé

    Có những lời mẹ nói ngỡ bình thương, nhưng lại làm con đau như muối xát vào tim.

    Người lớn và trẻ em nói chuyện với nhau không phải là bằng những ngôn ngữ khác nhau, mà bằng sự hiểu biết không giống nhau. Đôi khi, chỉ cần một câu nói trong lúc tức giận, mất kiểm soát, bạn cũng có thể làm tổn thương tâm hồn của con. Làm cha mẹ, bạn cần phải biết giới hạn, biết điểm dừng trong ngôn từ để không vô tình làm đau con.

    Yêu thương con và mong muốn con nên người, xin cha mẹ hãy nhớ không:

    1. Gọi mày - xưng tao với trẻ:

    Tôi biết, có rất nhiều phụ huynh lúc nào cũng tự dặn lòng là phải làm gương tốt cho con noi theo. Nhưng một phút bực tức, mất kiểm soát vì hành vi chưa ngoan của con, họ đã 'bặm môi, trợn mắt' gọi mày - xưng tao.

    Đừng để những cơn giận 'che mắt' khiến bạn mù quáng và xưng hô một cách thiếu văn hóa ngay trước mặt con. Dù đang nóng phừng phừng cũng đừng 'đá thúng, đụng nia' hoặc đập bàn xưng mày - tao với trẻ.



    [​IMG]
    Dù có cáu giận thì khi trẻ mè nheo, bạn cùng đừng xưng mày - tao (Ảnh minh họa).

    2. Nói "Cha mẹ không quan tâm"

    Khi nói câu này, đơn giản có thể bạn đang bận hay phải tập trung vào vấn đề nào đó mà không hề có ý xua đuổi. Nhưng con trẻ sẽ chưa đủ trưởng thành và tinh tế để nhận ra điều đó, chúng sẽ hiểu rằng cha mẹ đang từ chối chơi đùa và quan tâm đến mình. Vô tình câu nói này khiến trẻ cảm thấy tủi thân ghê lắm.

    Vì vậy, khi bạn đang bận rộn, hay muốn nghỉ ngơi thì cũng cần tĩnh tâm để nhẹ nhàng nói với con, ví dụ như: “Bố/ mẹ cần phải hoàn thành gấp việc này và bố mẹ cần yên tĩnh một vài phút. Khi nào làm xong, bố/ mẹ sẽ ra ngoài và gọi con nhé!”. Và thực tế bạn không chỉ có vài phút im lặng mà bạn sẽ được nhiều hơn thế đấy!

    3. Quát trẻ: “Im ngay!”

    Bạn không nên quát con, đôi khi chúng ta nên chú ý lắng nghe con cái nói, chia sẻ. Như vậy, bạn không chỉ cho con quyền nói mà cả quyền tranh luận một cách dân chủ, thoải mái trong khuôn khổ cho phép. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về cha mẹ sau khi có những giải pháp mang tính định hướng.

    4. Khẳng định: "Hồi bằng tuổi con, cha/mẹ không bao giờ làm như thế"

    Đúng, có thể bạn chưa từng làm thế hoặc đã làm nhưng lại quên. Tuy nhiên, nói với con 'chắc như đinh đóng cột' thì thật không nên. Phải phạm lỗi và được dạy dỗ thì trẻ mới trưởng thành. Lời nói như 'tuyên ngôn' như ngầm khẳng định rằng cha/mẹ tốt hơn con nhiều lắm khi ở độ tuổi của con dễ khiến trẻ tự ái. Lâu dần tạo tâm lý mặc cảm khi luôn bị đem ra so sánh. Hãy nhớ, thời của bạn đã xa lắm và bạn cũng không còn là chàng trai, cô gái mà là những phụ huynh đang có trách nhiệm uốn nắn hành vi và nuôi dưỡng một đứa trẻ.

    5. Dọa nạt: "Dừng lại nếu không bố/ mẹ sẽ….”

    Đe dọa con cái không chỉ không có kết quả mà còn làm cho chính bố mẹ cảm thấy thất vọng và bất lực về chính bản thân mình. Bạn đã từng nói với con mình đại loại như: “Con dừng ngay việc đó lại, nếu không bố/ mẹ sẽ đánh đòn đấy!” chưa?

    Hy vọng bạn chưa nói bao giờ, vì sau khi nói bạn sẽ thấy mình trở thành một người khác trong mắt con và trong tiềm thức của chính mình. Chính vì vậy, nếu giả sử bạn định thốt ra câu trên, thì bạn hãy thay bằng những lời giải thích rằng vì sao con không nên làm việc này, vì sao con không làm việc kia, chắc chắn hữu ích hơn nhiều.

    6. Nói: "Đã bảo rồi!"

    Bạn liên tục bảo với con rằng nếu cứ chơi điện tử suốt buổi chiều, thì sẽ không còn thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra toán ngày hôm sau. Và sự thể thế nào? Vì không học bài kỹ, con bạn làm bài không tốt thật! Nhưng câu nói “Mẹ đã nói rồi!” chỉ nói với bé rằng cha mẹ luôn đúng và ngược lại, con luôn sai. Thay vì thế, hãy chỉ ra những kết quả tích cực nếu con làm theo lời bạn. Ví dụ, bạn nhắc con đi học bài, và nói: “Con mà học bài kỹ, chắc chắn con sẽ làm tốt bài kiểm tra, đúng không con?” Như thế sẽ giống như đặt quyền kiểm soát và lòng tin vào con bạn hơn.
     
  7. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Những kinh nghiệm dạy bé không nói dối

    Bạn vô ý làm gãy kính chiếu hậu của một chiếc xe và không ai biết, trừ đứa con bé bỏng bên cạnh. Nhưng nếu bạn đào tẩu thì sau này đừng hy vọng sẽ nghe được câu trả lời trung thực của bé khi hỏi “Ai vẽ bẩn lên tường thế này?”

    Dưới đây là 6 hành vi của bạn mà con trẻ sẽ trở thành kẻ nói dối nếu học theo. Nếu không muốn bé thành "Cuội" thì bạn nhớ tránh nhé.

    Đe dọa

    “Nếu con còn làm như vậy nữa thì không được bước chân ra khỏi phòng!”. Bạn hét câu đó bao nhiêu lần rồi và đã thực hiện được mấy lần? Chắc hẳn không phải lúc nào bạn cũng làm gương cho trẻ trong việc thực hiện lời nói của mình.

    Nếu bạn không có ý định thực hiện hình phạt như lời đe dọa thì không nên nói, dù là không nghiêm trọng lắm. Trẻ cần phải hiểu luật đã đưa ra thì nhất định phải được tuân theo. Chúng cảm thấy an toàn khi giới hạn được đưa ra. Khi cảm nhận điều đó, chúng sẽ tự tin hơn để khám phá thế giới chung quanh và phát triển tốt. Bạn cũng cần phải tin vào chính bản thân mình và hãy luôn giữ lấy lời.

    Tránh tội

    Trong khi chạy xe vào chỗ gửi, bạn vô ý đụng phải chiếc xe bên cạnh, làm gãy kính chiếu hậu nhưng không ai thấy cả. Nếu bạn không mở miệng thì chẳng ai biết cả, trừ đứa con bé bỏng ngồi sau. Trong trường hợp này, nếu bạn đào tẩu thì sau này đừng trông mong sẽ nghe được câu trả lời trung thực khi hỏi “Ai vẽ bẩn lên tường thế này?”

    Trung thực là phương pháp tốt nhất để dạy trẻ chân thật. Việc làm gương cho trẻ rất quan trọng. Cha mẹ chỉ nên làm nhiều chứ đừng nói nhiều.

    Nói dối về cái chết

    Con chó yêu quý bệnh chết. Để tránh cho bé nước mắt ngắn, nước mắt dài, bạn nói dối đã cho người bạn mượn để nó giữ nhà. Lời nói này chỉ có tác dụng nhất thời. Trẻ cũng biết suy đoán nên bạn sẽ chẳng nói dối mãi được. Nếu bạn cố tránh cho con nỗi buồn, không muốn nói về cái chết thì cách giải thích loanh quanh chỉ làm cho bé đoán mò và cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng mơ hồ mà không hiểu vì sao.

    Khi cha của chị Hiền chết vì bệnh ung thư, chị nói với con rằng ông ngoại sẽ đi đến một nơi rất xa và mình không thể đến thăm ông như trước nữa. “Tôi cứ nghĩ không nói đến nỗi đau thì tốt hơn cho bé nhưng sau đó tôi nghe con nói với một người bạn là ông ngoại nó mắc phải căn bệnh truyền nhiễm nên mọi người không thể đến thăm”, chị kể.

    Có lẽ bé đã vô tình nghe được những thông tin đó lúc người lớn nói chuyện với nhau. Bé chỉ nghe loáng thoáng, tiếng được, tiếng mất và có những điều không thể hiểu được và nó tự rút ra kết luận không đúng với sự thật. Chị Hiền không thể sửa lại lời nói của con vì như vậy là chị đã thừa nhận mình nói dối. Nếu được làm lại từ đầu, chị sẽ nói cho bé nghe sự thật, cố gắng đơn giản hóa sự chết chóc để không làm bé sợ hãi và đau lòng.

    Thật khó giải thích cho bọn trẻ hiểu thế nào là cái chết. Chúng chỉ biết mọi vật luôn tồn tại mặc dù ta không thấy nó. Vì vậy, sự mất mát hoặc không gặp được người thân nữa là điều chúng không thể nào hiểu nổi.

    "Qua đời là khi cơ thể của người đó không làm việc được nữa”, giải thích càng đơn giản càng tốt và chắc rằng trẻ không sợ hãi khi nghe về điều đó. Nói về cái chết rất khó nhưng bạn đừng giấu trẻ, nó sẽ cảm thấy bị phản bội khi hiểu ra sự thật.

    Bịa đặt lý do

    Bạn không muốn đến nhà giúp người bạn tổ chức tiệc nên viện lý do mình đã có hẹn. Trẻ tiếp thu thông tin rất nhanh nên khi bé khám phá ra bạn đã nói dối, nó sẽ bắt chước.

    Bạn nên cố gắng giải quyết tình huống mà không cần phải viện ra bất cứ lý do nào. Nếu không tìm được cách và quyết định nói dối thì bạn phải chắc bé không luẩn quẩn đâu đó và có thể nghe được. Nếu có lỡ bị lật tẩy thì bạn đành phải đánh bài ngửa vậy: Giải thích vì sao bạn phải làm thế nhưng lý do đưa ra phải hợp lý và thuyết phục.

    Kích động sự tưởng tượng

    Bạn nghĩ gì khi bé kể: "Hôm nay đến nhà bà chơi, con đã cưỡi trên một con ngựa trắng và bay đến tòa lâu đài của cô bé lọ lem để đánh nhau với mụ yêu tinh"?

    Bạn nên hiểu đây chỉ là sự tưởng tượng chứ không phải nói dối. Bố mẹ đừng tức giận mà nên thoải mái ngồi thưởng thức câu chuyện của bé. Trẻ nhỏ thường hay lẫn lộn giữa thực tế và thế giới trong tưởng tượng. Đó cũng là lý do tại sao trẻ thường nói “con ước gì…” chứ không nói “con đã làm…”. Chúng lấy các sự kiện có thực từ trong chuyện kể và dần dần sẽ học được cách phân biệt.

    Nếu con của bạn cứ sống mãi trong thế giới hư cấu và thêu dệt bao nhiêu chuyện thì có thể bé không thể phân biệt được sự thật và tưởng tượng. Lúc này, bố mẹ cần can thiệp bằng cách nhắc khéo “con kể vui lắm!” và hướng bé về những câu chuyện có thực.

    Huyễn hoặc về ông già Noel:

    Năm nào cũng có lễ giáng sinh, vì vậy, bạn nên sẵn sàng để trả lời cho câu hỏi “Có ông già Noel thật không?”. Chỉ có bạn mới hiểu được con mình ra sao để quyết định nên nói thế nào, và nhớ đừng bỏ qua chi tiết về tuổi của bé.

    Khi bé đặt câu hỏi trực tiếp như vậy, bạn chỉ còn cách trả lời thật: “Ông không có thật mặc dù rất nhiều em bé tin là ông già Noel là hiện hữu và những món quà ông mang đến tặng cũng là thật. Đó chỉ là một trò chơi để tạo lòng tin cho trẻ con và trao - nhận quà cũng là một phần nghi thức của lễ giáng sinh".
     
  8. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Cách hay dạy con biết chữ từ khi 1 – 2 tuổi

    Không cần sách vở, không tạo áp lực cho con, các mẹ vẫn có thể dạy cho bé biết đọc mà không cần đưa con đến các lò luyện chữ vào lớp 1.

    GS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu ở Australia, cho rằng: “Từ trước đến nay, trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở để cha mẹ vừa dạy con nói và vừa dạy con biết đọc”.

    Bé Chíp nhà chị Ngân được mẹ tập cho làm quen với chữ từ khi 1,5 tuổi. Bây giờ Chíp 4 tuổi nhưng đã có thể đọc truyện vanh vách. Mà cách dạy của chị Ngân rất đơn giản, không sách vở, không gây áp lực cho con, tất cả chỉ đơn giản là vừa chơi vừa học.

    Khi bé Chíp được hơn 1,5 tuổi, chị Ngân mua về cho con một bảng chữ cái to, đầy màu sắc, mỗi chữ cái to bằng quân bài tú-lơ-khơ cho con chơi. Để con dần dần thuộc mặt chữ, chị nghĩ ra cách chơi đồ hàng với con. Hàng tối, cả nhà chơi đồ hàng, bố mẹ đóng vai là khách, cho bé Chíp là chủ quán, oai lắm nhé! “Bác ơi bán cho tôi chữ A, chữ B,...” và với sự giúp đỡ của bố hoặc mẹ bé sẽ lần tìm ra đúng chữ “khách hàng” cần mua. Ban đầu bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ, sau này nếu bé tự tìm ra đúng chữ, cha mẹ hãy vỗ tay cổ vũ, khen và động viên để bé có hứng thú hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ.

    Để dạy Chíp ghép chữ, chị lấy mấy chữ liền để ghép được tên con, tên bố mẹ, tên ông bà hay những từ đơn giản như: bố, mẹ, gà, mèo, chim... Sau đó, để con ghi nhớ, chị lại đặt hàng sẵn để mua, tức là để con tự xếp thành các chữ đúng thì mẹ mới mua, xếp sai là Chíp sẽ... ế hàng. Vì sợ ế hàng và có hứng thú với trò chơi này nên Chíp nhớ nhanh lắm.
    Khi con tự thuộc mặt chữ rồi, chị Ngân dạy con đánh vần bằng cách hay nói vần với con, ví dụ: “Hôm nay nhà mình ăn rau: A-I-AI..., tráng miệng bằng quả A-M-AM..., đố con hai món đó là gì?”. Chíp sẽ ngẫm nghĩ một lúc, loại trừ dần sẽ ra rau cải và quả cam.

    Khi Chíp 2 tuổi, chị Ngân dạy con ghép dấu bằng cách thỉnh thoảng lại đố con ví dụ B ghép với E thành BE thêm dấu sắc thành BÉ, và làm tương tự với các dấu huyền, ngã, hỏi... Chíp cứ hiểu thế nào là ghép thế ấy, mẹ không cần cầu kì phải ghép thành từ có nghĩa hay không.

    Thành quả sau những buổi chơi mà học của cả nhà là bây giờ dù mới hơn 3 tuổi, nhưng Chíp đã thuộc hết các mặt chữ cái, ghép chữ rất giỏi và đánh vần cũng khá siêu.

    Khi chơi đồ hàng với con, khi tắm cho bé, hoặc khi mẹ nấu ăn, Chíp ngồi loay hoay với bảng chữ cái, mẹ Chíp vẫn ngân nga dạy con: B ghép với A thành BA, M ghép với E thành MẸ, chữ K ghép với chữ H thành chữ KH.... Cứ thế với tất cả các chữ và với trí nhớ của trẻ con, Chíp học rất nhanh mà không cần bất cứ nguyên tắc nào về nguyên âm hay phụ âm. Sau một thời gian kiên trì vừa chơi vừa học, bé Chíp đã học xong chữ một cách thoải mái mà không cần đau đầu nhớ nguyên tắc, không phải bị ba mẹ ép ngồi vào bàn học hay đến các lớp dạy chữ trước khi vào lớp 1.

    Khi được 4 tuổi, Chíp dã có thể đọc truyện tranh có các câu ngắn và khi 4 tuổi rưỡi đã đọc tốt các truyện dài.
    Theo chị Ngân, với lứa tuổi này, các bé cần rèn luyện trí nhớ và tự tìm ra nguyên tắc chứ không bắt con học theo nguyên tắc sẵn có nào. Dạy con bằng cách vừa chơi kết hợp với học và buôn chuyện như vậy thì vô tình các câu chuyện đó sẽ khiến con thích thú và phải ghi nhớ. Có lẽ mỗi lần như thế lại vạch vào não bé một rãnh nhỏ để ghi nhớ những điều đã được trải qua.

    Các mẹ nên nhớ, chỉ đố bằng lời đấy nhé, mẹ nói con trả lời chứ không bắt con động đến sách vở gì đâu! Và trẻ con thường rất hay quên, vì vậy thỉnh thoảng phải lặp lại trò chơi hoặc dưới hình thức khác để con ghi nhớ.

    Bây giờ chị Ngân cũng đang dạy con gái thứ 2 như vậy nhưng vì bận rộn hơn nên con gái sau ít được mẹ đố hơn và đố muộn hơn, 3 tuổi bây giờ mới bắt đầu đố ghép dấu.

    Đối với tập viết cũng vậy, chị không cho con gái tập viết trước (trừ việc các cô cho tập viết ở trường mẫu giáo). Khi mới đi học, Chíp cũng chỉ được điểm 7 tập viết thôi, nhưng không vì thế mà chị Ngân buồn vì không cho con đến các lò luyện viết chữ đẹp từ trước. Chị dạy cho bé dần dần, Chíp cũng tiến bộ và được điểm 9, điểm 10. Và một điều rất đặc biệt là Chíp vẫn thích đi học lắm vì vẫn còn nhiều điều mới mẻ cần học dù có rất nhiều thứ bé đã biết.
     
  9. cuamit

    cuamit Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/2/2011
    Bài viết:
    6,124
    Đã được thích:
    2,509
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Hiểu để dạy bé tuổi lên 2

    hic đọc bài mà thấy buồn, con t 2 tuổi mà thua xa các chỉ tiêu ở trên :(
     
  10. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Những kinh nghiệm dạy bé không nói dối

    Bạn vô ý làm gãy kính chiếu hậu của một chiếc xe và không ai biết, trừ đứa con bé bỏng bên cạnh. Nhưng nếu bạn đào tẩu thì sau này đừng hy vọng sẽ nghe được câu trả lời trung thực của bé khi hỏi “Ai vẽ bẩn lên tường thế này?”

    Dưới đây là 6 hành vi của bạn mà con trẻ sẽ trở thành kẻ nói dối nếu học theo. Nếu không muốn bé thành "Cuội" thì bạn nhớ tránh nhé.

    Đe dọa

    “Nếu con còn làm như vậy nữa thì không được bước chân ra khỏi phòng!”. Bạn hét câu đó bao nhiêu lần rồi và đã thực hiện được mấy lần? Chắc hẳn không phải lúc nào bạn cũng làm gương cho trẻ trong việc thực hiện lời nói của mình.

    Nếu bạn không có ý định thực hiện hình phạt như lời đe dọa thì không nên nói, dù là không nghiêm trọng lắm. Trẻ cần phải hiểu luật đã đưa ra thì nhất định phải được tuân theo. Chúng cảm thấy an toàn khi giới hạn được đưa ra. Khi cảm nhận điều đó, chúng sẽ tự tin hơn để khám phá thế giới chung quanh và phát triển tốt. Bạn cũng cần phải tin vào chính bản thân mình và hãy luôn giữ lấy lời.

    Tránh tội

    Trong khi chạy xe vào chỗ gửi, bạn vô ý đụng phải chiếc xe bên cạnh, làm gãy kính chiếu hậu nhưng không ai thấy cả. Nếu bạn không mở miệng thì chẳng ai biết cả, trừ đứa con bé bỏng ngồi sau. Trong trường hợp này, nếu bạn đào tẩu thì sau này đừng trông mong sẽ nghe được câu trả lời trung thực khi hỏi “Ai vẽ bẩn lên tường thế này?”

    Trung thực là phương pháp tốt nhất để dạy trẻ chân thật. Việc làm gương cho trẻ rất quan trọng. Cha mẹ chỉ nên làm nhiều chứ đừng nói nhiều.

    Nói dối về cái chết

    Con chó yêu quý bệnh chết. Để tránh cho bé nước mắt ngắn, nước mắt dài, bạn nói dối đã cho người bạn mượn để nó giữ nhà. Lời nói này chỉ có tác dụng nhất thời. Trẻ cũng biết suy đoán nên bạn sẽ chẳng nói dối mãi được. Nếu bạn cố tránh cho con nỗi buồn, không muốn nói về cái chết thì cách giải thích loanh quanh chỉ làm cho bé đoán mò và cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng mơ hồ mà không hiểu vì sao.

    Khi cha của chị Hiền chết vì bệnh ung thư, chị nói với con rằng ông ngoại sẽ đi đến một nơi rất xa và mình không thể đến thăm ông như trước nữa. “Tôi cứ nghĩ không nói đến nỗi đau thì tốt hơn cho bé nhưng sau đó tôi nghe con nói với một người bạn là ông ngoại nó mắc phải căn bệnh truyền nhiễm nên mọi người không thể đến thăm”, chị kể.

    Có lẽ bé đã vô tình nghe được những thông tin đó lúc người lớn nói chuyện với nhau. Bé chỉ nghe loáng thoáng, tiếng được, tiếng mất và có những điều không thể hiểu được và nó tự rút ra kết luận không đúng với sự thật. Chị Hiền không thể sửa lại lời nói của con vì như vậy là chị đã thừa nhận mình nói dối. Nếu được làm lại từ đầu, chị sẽ nói cho bé nghe sự thật, cố gắng đơn giản hóa sự chết chóc để không làm bé sợ hãi và đau lòng.

    Thật khó giải thích cho bọn trẻ hiểu thế nào là cái chết. Chúng chỉ biết mọi vật luôn tồn tại mặc dù ta không thấy nó. Vì vậy, sự mất mát hoặc không gặp được người thân nữa là điều chúng không thể nào hiểu nổi.

    "Qua đời là khi cơ thể của người đó không làm việc được nữa”, giải thích càng đơn giản càng tốt và chắc rằng trẻ không sợ hãi khi nghe về điều đó. Nói về cái chết rất khó nhưng bạn đừng giấu trẻ, nó sẽ cảm thấy bị phản bội khi hiểu ra sự thật.

    Bịa đặt lý do

    Bạn không muốn đến nhà giúp người bạn tổ chức tiệc nên viện lý do mình đã có hẹn. Trẻ tiếp thu thông tin rất nhanh nên khi bé khám phá ra bạn đã nói dối, nó sẽ bắt chước.

    Bạn nên cố gắng giải quyết tình huống mà không cần phải viện ra bất cứ lý do nào. Nếu không tìm được cách và quyết định nói dối thì bạn phải chắc bé không luẩn quẩn đâu đó và có thể nghe được. Nếu có lỡ bị lật tẩy thì bạn đành phải đánh bài ngửa vậy: Giải thích vì sao bạn phải làm thế nhưng lý do đưa ra phải hợp lý và thuyết phục.

    Kích động sự tưởng tượng

    Bạn nghĩ gì khi bé kể: "Hôm nay đến nhà bà chơi, con đã cưỡi trên một con ngựa trắng và bay đến tòa lâu đài của cô bé lọ lem để đánh nhau với mụ yêu tinh"?

    Bạn nên hiểu đây chỉ là sự tưởng tượng chứ không phải nói dối. Bố mẹ đừng tức giận mà nên thoải mái ngồi thưởng thức câu chuyện của bé. Trẻ nhỏ thường hay lẫn lộn giữa thực tế và thế giới trong tưởng tượng. Đó cũng là lý do tại sao trẻ thường nói “con ước gì…” chứ không nói “con đã làm…”. Chúng lấy các sự kiện có thực từ trong chuyện kể và dần dần sẽ học được cách phân biệt.

    Nếu con của bạn cứ sống mãi trong thế giới hư cấu và thêu dệt bao nhiêu chuyện thì có thể bé không thể phân biệt được sự thật và tưởng tượng. Lúc này, bố mẹ cần can thiệp bằng cách nhắc khéo “con kể vui lắm!” và hướng bé về những câu chuyện có thực.

    Huyễn hoặc về ông già Noel:

    Năm nào cũng có lễ giáng sinh, vì vậy, bạn nên sẵn sàng để trả lời cho câu hỏi “Có ông già Noel thật không?”. Chỉ có bạn mới hiểu được con mình ra sao để quyết định nên nói thế nào, và nhớ đừng bỏ qua chi tiết về tuổi của bé.

    Khi bé đặt câu hỏi trực tiếp như vậy, bạn chỉ còn cách trả lời thật: “Ông không có thật mặc dù rất nhiều em bé tin là ông già Noel là hiện hữu và những món quà ông mang đến tặng cũng là thật. Đó chỉ là một trò chơi để tạo lòng tin cho trẻ con và trao - nhận quà cũng là một phần nghi thức của lễ giáng sinh".
     
  11. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    6 câu hỏi cực sóc của bé

    “Tại sao bố mẹ lại đẻ em? Con không thích có thêm em đâu! Con ghét em”. Bạn sẽ nói gì khi bé tuôn ra một tràng những câu “sốc” đến thế?
    Khi phát hiện mình có bầu tập 2, bạn suy nghĩ gì? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến tâm trạng của tập 1 thế nào. Liệu bé lớn của bạn có dễ dàng chấp nhận “ra rìa”? Và làm thế nào để hòa hợp giữa tập 1 với tập 2?


    Hãy để trẻ con tự chăm nhau

    Janis Keyser, một nhà giáo dục ở California đánh giá, gia đình như một hình tam giác, bố mẹ là đỉnh nhọn tam giác quản lý các con ở hai đỉnh dưới, có nghĩa là các con giữ vị trí giống nhau và cùng dưới quyền quản lý của bố mẹ.

    Gia đình còn giống như hình tròn, nơi tất cả các thành viên trong gia đình đều có tầm quan trọng như nhau và có thể cùng nhau chia sẻ mọi chuyện.

    Chính vì điều này, Keyser phát triển ý tưởng để cho các bé trong một gia đình cùng tham gia chơi một trò chơi. Trong trò chơi này, các bé sẽ nhận thấy vai trò tích cực của mình trong gia đình nếu chúng có thể hòa hợp được với nhau, chăm sóc nhau.

    Keyser phát biểu: “Là bậc cha mẹ, tôi hiểu được tình yêu thương dành cho các con, nhưng tôi đã thử để tình yêu đó sang một bên để các con tôi tự thể hiện tình yêu với nhau, tự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Đây cũng là cách để bọn trẻ học được cách cho và nhận, từ đó chúng có thể phát triển mối quan hệ thân thiết”.

    Keyser kể một câu chuyện của chính mình, khi con trai cô, Calvin 4 tuổi, vô tình đá phải bé Maya, em gái Calvin, Keyser đã kìm nén không chạy đến an ủi, dỗ dành Maya khi Maya khóc.

    Thay vào đó, cô để cho Calvin tự làm điều đó và cuối cùng Maya thôi khóc và mỉm cười chơi đùa cùng anh trai. Trong hoàn cảnh này, việc dỗ dành em khiến Calvin thấy mình người lớn hơn, còn Maya cảm nhận được anh trai của cô là một người dịu dàng và chu đáo.

    Đừng để bé có cảm giác “bị ra rìa”

    Một đứa trẻ nhỏ hơn bao giờ cũng được quan tâm nhiều hơn, nhưng đừng vì thế mà bạn lơ là với đứa lớn. Hãy cố gắng duy trì thói quen tốt giữa bạn với bé lớn ngay cả khi có tập 2, ví dụ như đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ, thủ thỉ tâm sự trò chuyện, lắng nghe khi bé nói chuyện.

    Bên cạnh đó, khi chăm sóc bé nhỏ, bạn cũng để ý thái độ, hành động của bé lớn. Đừng để bé lớn thấy mình bị lạc lõng khi nhà có thêm thành viên mà hãy tăng tầm quan trọng của bé lên. Ví dụ như, bạn có thể nhờ bé lớn lấy cái này, cái nọ cho em, sau đó cảm ơn bé một cách chân thành cũng sẽ làm cho bé lớn thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn.

    Một số câu đối đáp với trẻ bố mẹ cần biết:

    1. “Tại sao bố mẹ lại đẻ thêm em? Con không thích có thêm em đâu!”

    Thay vì trả lời: “Rồi con sẽ yêu em bé thôi!” thì bạn hãy xem có nên nói: “Đó có phải là điều con nghĩ không? Con có biết, dù có thêm em bé, nhưng con mãi mãi vẫn là đứa con đầu lòng mẹ yêu quý nhất không!”.

    2. “Con và em, mẹ yêu ai hơn?”

    Thay vì nói: “Mẹ yêu tất cả các con như nhau” thì bạn hãy xem có nên nói: “Đây là một câu hỏi vô cùng khó với mẹ vì mỗi đứa con của mẹ đều đặc biệt, đều là một phần của mẹ”.

    3. Bé gào thét: “Oa, oa, mẹ ơi, mẹ ơi!”

    Thay vì quát bé: “Con đừng hành động như một đứa bé nữa, bây giờ con đã là anh/ chị rồi đấy!”, bạn hãy nói: “Con muốn chơi gì nào? Vào đây với mẹ nào, hai mẹ con mình cùng chơi nhé!”

    4. “Mẹ quan tâm em hơn con!”

    Thay vì từ chối: “Không đúng đâu con, mẹ cũng quan tâm đến con mà!’ thì bạn hãy nói: “Con muốn mẹ quan tâm đến con hơn đúng không? Mẹ cũng muốn con quan tâm đến mẹ hơn. Vậy hay là chúng ta thử “hẹn hò” cùng quan tâm đến nhau, chỉ hai chúng ta thôi nhé!”

    5. “Tại sao mẹ luôn luôn đứng về phía em?”

    Đừng giải thích nhiều mà hãy nói: “Vậy để cho công bằng, con hãy đứng về phía em, bảo vệ em nhé!”

    6. “Con ghét em!”

    Bạn chắc hẳn sẽ phủ nhận: “Không, con không được ghét em, em là em của con mà!”. Nhưng mà hãy hỏi lại bé để bé chuyển đề tài: “Chắc em vừa làm điều gì làm con tức giận đúng không nào?”
     
  12. hieuhong

    hieuhong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/10/2011
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Hiểu để dạy bé tuổi lên 2

    Cái vụ muốn gì là đòi bằng được , không được thì ăn vạ, vứt mọi thứ thậm chí đòi đánh bố mẹ thật nan giải, mình chưa tìm ra cách nào xử lý, vì cứ mỗi lần như thế nếu làm ngơ để con ném hết đồ đạc thì sợ hỏng, mà quát mắng thì bắt đầu gào khóc, rồi phát ho hen , nôn ẹo hết những gì trong bụng.
     
  13. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Những sai lầm khi bố dạy con

    Khi dạy con, nhiều ông bố đã vô tình để con ‘chống lại’ mẹ chỉ vì ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’.

    1. Không giữ được bình tĩnh

    Mặc dù những hành động của con có thể làm bạn tức điên, nhưng không bao giờ được phép dạy con khi đang cáu giận. Quát mắng, chửi thề, mất tự chủ khi dạy con sẽ khuyến khích những hành vi không tốt của con trong quan hệ với bạn bè, gia đình như: La hét, cáu giận, bạo lực. Thay vào đó, hãy dành thời gian tĩnh tâm lại. Khi nào đã cảm thấy thật sự bình tĩnh, hãy thẳng thắn, ôn tồn nói chuyện với con. Lời nói của cha lúc đó sẽ có sức nặng.

    [​IMG]

    2. Trừng phạt thể xác

    Đánh con không giải quyết được vấn đề. Con bạn sẽ hiểu rằng người ta có thể giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực. Hãy nhớ rằng bạn đang dạy con chứ không phải thực thi quyền lực với con.

    3. Mâu thuẫn

    Cùng một hành vi của con nhưng bạn lại thể hiện hai thái độ khác nhau với hai cách xử lý khác nhau khiến con cảm thấy khó hiểu và không “tâm phục khẩu phục”.

    Nếu có một lần bạn cười khi con nói bậy, lần khác bạn lại mắng và áp dụng hình thức kỷ luật, con sẽ không hiểu được thế nào là đúng. Tốt nhất bạn nên đặt ra các quy tắc và cùng con thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc đó.

    4. Hối lộ con

    Nếu bạn hứa hẹn cho con một phần thưởng khi hướng dẫn con làm theo lời chỉ dẫn của mình, con bạn sẽ nghĩ rằng cứ làm sai đi, rồi sửa lại nhất định sẽ được phần thưởng. Trong khi mong muốn của cha mẹ là muốn con hành động đúng ngay từ lần đầu tiên.

    5. Phạt không đúng tội

    Khi con vô tình đánh vỡ một đồ vật gì đó trong nhà, bạn mắng mỏ và đánh đòn sẽ khiến con nghĩ rằng cha mẹ quý đồ vật hơn quý mình. Khi con buồn bực mà đập vỡ đồ chơi, mắng mỏ không giải quyết được vấn đề gì cả. Hãy yêu cầu con tiết kiệm tiền để mua đồ chơi mới.

    6. Chống lại mẹ

    Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất trong cách dạy con. Nếu cứ khi mẹ mắng cha chạy lại bênh (hoặc ngược lại), trẻ sẽ vin vào một điểm tựa mà không biết vâng lời. Chính vì thế đừng bao giờ phê phán cách giáo dục của vợ/chồng trước mặt con hoặc trước mặt mọi người. Nếu có điểm nào chưa thống nhất hãy bàn bạc riêng với nhau.

    7. Không hiểu rõ vai trò làm cha

    Đừng bao giờ cảm thấy bạn đang ép buộc trẻ hay quá khắt khe với trẻ. Bạn là cha mẹ và cha mẹ có nghĩa vụ phải dạy dỗ con vâng lời. Quyết định của bạn mang tính bắt buộc và con có nghĩa vụ phải làm theo. Sau này khi con lớn lên bạn có thể chia sẻ những cảm nghĩ của bạn khi buộc phải làm điều đó. Chắc chắn con bạn sẽ hiểu và cảm ơn bạn.

    8. “Chụp mũ” cho con

    Đừng có lúc nào cũng chụp mũ cho con kiểu: “Con luôn là đứa vội vàng, cẩu thả”, “con thật đãng trí, suốt ngày đánh mất đồ…”. Hãy lắng nghe ý kiến của con trước khi mắng mỏ hay buông lời nhận xét.

    9. Thuyết giảng

    Khi con làm sai, bạn đừng nói một tràng về lỗi lầm của con cũng như các giá trị mà con cần đạt đến. Chẳng hạn, khi con không làm bài tập về nhà, bạn lên giọng thuyết giảng về các giá trị của giáo dục. Con bạn sẽ không hiểu mục đích cha mẹ nói nhiều vậy để làm gì, và rất dễ nổi cáu. Bạn nên nói chuyện với con theo cách gần gũi, nhẹ nhàng.

    10. So sánh với người khác

    Đừng bao giờ kích con bằng những kiểu so sánh như: “Sao con cũng có điều kiện học hành như thằng Nam mà lại không đạt được thành tích cao như nó?”, “Sao chị con chơi piano giỏi thế mà con lại không bằng một nửa của chị?”… Những kiểu so sánh “khiêu binh khích tướng” như vậy gần như không có tác dụng mà còn làm cho trẻ mặc cảm, tự ti, ghen tị và phá vỡ mối quan hệ của con với người được so sánh.
     
  14. cuamit

    cuamit Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/2/2011
    Bài viết:
    6,124
    Đã được thích:
    2,509
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 5 phép ứng xử cha mẹ nhất thiết phải dạy con

    MẸ nó chịu khó sưu tầm các bài nuôi dạy con nhỉ, cám ơn mẹ đã chia sẻ nhé :D
     
  15. Phonghuyen2010

    Phonghuyen2010

    Tham gia:
    6/9/2012
    Bài viết:
    11,868
    Đã được thích:
    1,439
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Hiểu để dạy bé tuổi lên 2

    Bé nhà em cũng lên 2 đang học nói các anh các chị nhà bác nói gì là bé nói theo cái đấy
     
  16. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: 5 phép ứng xử cha mẹ nhất thiết phải dạy con


    cảm ơn bạn nhé, minh sưu tầm đưa lên cho các mẹ xem và đánh giá bé iu của mình mà.:p
     
  17. lam1984

    lam1984 Đường thốt nốt AN GIANG

    Tham gia:
    5/6/2010
    Bài viết:
    4,781
    Đã được thích:
    819
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 5 phép ứng xử cha mẹ nhất thiết phải dạy con

    Đánh dấu đọc dần dần :D
     
  18. yeudocu

    yeudocu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/10/2012
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 5 phép ứng xử cha mẹ nhất thiết phải dạy con

    Rất bổ ích! cảm ơn lamchame.com
     

Chia sẻ trang này