Khác: 5 Thực Phẩm Siêu Tốt Nhưng Khiến Bà Bầu Gặp Nguy Nếu Ăn Nhiều

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi tungngaymongcon, 27/9/2016.

  1. tungngaymongcon

    tungngaymongcon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/12/2010
    Bài viết:
    1,587
    Đã được thích:
    467
    Điểm thành tích:
    123
    Dưới đây là những thực phẩm làm cho mẹ dễ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, do đó, mẹ không nên ăn nhiều.
    [​IMG]

    Mía và nước mía

    Mía là thực phẩm lý tưởng dành cho những mẹ bầu thèm đồ ngọt trong thai kỳ. Mặt khác, đây cũng là loại thực phẩm có rất nhiều công dụng đối với mẹ như: nhuận tràng, thanh nhiệt, giảm táo bón, ợ hơi, hay nguy cơ mắc bệnh về răng miệng…

    [​IMG]

    Tuy nhiên, hàm lượng đường trong mía lại chiếm tới 70%. Chính vì cung cấp nhiều năng lượng nên sử dụng mía thường xuyên dễ khiến mẹ bị dư thừa năng lượng, gây ra tăng cân nhanh. Mặt khác, lượng đường này còn là “mối đe dọa” với chỉ số đường huyết trong cơ thể mẹ, khiến mẹ dễ mắc các biến chứng tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cao huyết áp,… Để ngăn ngừa các rủi ro này, mỗi tuần mẹ chỉ nên uống khoảng 3 cốc mía, mỗi cốc chứa từ 200 – 300ml thôi nhé.

    Nước dừa

    Không chỉ chứa nhiều kali, magie, protein, clorua…, theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa khi mang thai sẽ giúp cho mẹ sinh con trắng hồng, xinh xắn. Đây còn là loại nước lợi tiểu giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, nhằm giảm nguy cơ bị táo bón, ợ hơi, đầy bụng.

    Nhưng trong một lít nước dừa có tới 40g glucid, 4g chất khoáng, 2 – 3g acid amin, nên nếu uống nhiều dễ khiến mẹ bầu béo phì vì dư thừa năng lượng, gây ra các biến chứng khác như tiền sản giật, tiểu đường,… Do đó, mẹ bầu chỉ nên dùng khoảng 2 – 3 quả dừa trong 1 tuần. Mẹ cũng cần lưu ý không uống nước dừa trong giai đoạn mang thai 8 tuần, hãy đợi tới hết thời kỳ 3 tháng đầu mới nên uống nhé.

    Sữa bà bầu

    Sữa bầu bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi nhất là canxi, axit folic, sắt,… Những dưỡng chất này đều có trong thực phẩm hàng ngày. Do chế độ ăn của nhiều mẹ bầu chưa cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng nên thường được khuyên là hãy uống sữa bầu.

    Nhưng nếu mẹ có một chế độ ăn uống khoa học, đã bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì không nên sử dụng sữa bầu vì sẽ khiến cơ thể mẹ bị dư thừa năng lượng, béo phì, cao huyết áp, tiền sản giật,… Mẹ có thể lựa chọn sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua,.. là thực phẩm thay thế sữa bầu.

    Bánh quy, bánh ngọt

    Bánh quy, bánh ngọt thường là món ăn vặt lý tưởng của nhiều mẹ bầu để giảm buồn nôn hay thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt. Tuy nhiên, đây lại là loại đồ ăn chứa rất nhiều đường, năng lượng, khi ăn nhiều, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, béo phì. Nếu thèm đồ ngọt, mẹ có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như: trái cây sấy, socoladen, nước hoa quả, sữa,…

    Cam

    Những mệt mỏi khi mang thai có thế bị “dẹp tan” nhanh chóng khi mẹ uống một cốc nước cam. Với hàm lượng lớn vitamin C, vitamin A, canxi, aixt folic, cam không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ mà còn thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.

    [​IMG]

    Nhưng mẹ cần nhớ rằng hàm lượng đường trong nước cam không hề nhỏ, nó sẽ khiến cơ thể của mẹ dễ gặp phải các bất thường như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường,… Vì vậy, mẹ không nên lạm dụng nó, hãy chỉ uống khoảng 200 – 300ml mỗi ngày là tối đa, khi pha đừng nên cho quá nhiều đường.

    Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý không uống nước cam vào sáng sớm hay khi đói bụng sẽ khiến mẹ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa đấy.

    Cách kiểm soát cân nặng

    – Ăn uống hợp lí: Trong quá trình mang thai, chỉ nên bổ sung đủ các chất cần thiết cho thai nhi như sắt, đạm, axit folic… Những chất này có trong các loại thịt đỏ, rau xanh, sữa… nên chỉ cần bổ sung bằng cách ăn uống đa dạng và đầy đủ. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì cho rằng như thế tốt cho con, nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân đúng chuẩn. Đặc biệt là không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn. Nếu cảm thấy đói giữa buổi, có thể bổ sung bằng các loại hoa quả, sữa không đường… để vừa đủ chất, lại không quá béo.

    – Tập luyện khi mang thai: Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân phi mã. Từ tháng thứ tư trở đi, các bà bầu nên tăng cường vận động, tập thể dục bằng cách đi bộ, tập yoga, đi bơi… để tăng cường sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bà bầu thường xuyên vận động, tập thể dục khi mang thai thì con sinh ra sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị béo phì.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tungngaymongcon
    Đang tải...


  2. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Mình hồi chửa hôm nào cũng làm túi nước mía to
     
  3. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    chuẩn...
     
    tungngaymongcon thích bài này.
  4. tungngaymongcon

    tungngaymongcon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/12/2010
    Bài viết:
    1,587
    Đã được thích:
    467
    Điểm thành tích:
    123
    Bạn bầu có nghén ngọt không, giống em thế. Hôm nào cũng 1 quả dừa, 1 túi nước mía, bánh kẹo ăn vặt thì nhiều không đếm xuể.

    Đến tháng t8 thì chân to như cột đình, đi xét nghiệm suốt vì sợ tiểu đường thai kì:p
     
  5. metomcat

    metomcat đồ sơ sinh giá rẻ

    Tham gia:
    20/2/2012
    Bài viết:
    21,895
    Đã được thích:
    2,319
    Điểm thành tích:
    913
    Hi cái j nhìu quá cũng không tốt mà
     

Chia sẻ trang này