Ngày nay, dù thông tin khoa học và kiến thức đã nâng cao nhưng vẫn cón đó nhiều quan niệm không đúng của một số cha mẹ, xuất phát từ truyền miệng và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, khiến các bà mẹ trẻ dễ mắc sai lầm khi chăm sóc bé yêu của mình. Dưới đây là những sai lầm thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bất cẩn trong gia đình Với trẻ em, phần lớn thời gian là ở trong nhà. Đây cũng là nguyên nhân gây tại nạn nếu cha mẹ không có biện pháp phòng ngừa: chẳng hạn bị bỏng do đổ nồi canh, sờ trúng ổ điện đến nuốt luôn bịch thuốc… Các bé trai dưới 5 tuổi với bản chất hiếu động thường dễ bị tai nạn trong gia đình nhất. Té ngã là nguyên nhân đứng đầu, tiếp đến là bỏng, ngạt thở, ngộ độc. Dùng thuốc cẩu thả Sử dụng thuốc cẩu thả cũng là nguyên nhân gây nhiều tai họa đáng tiếc cho trẻ. Việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài cũng có thể làm mắt trẻ sau này bị mù… Cho trẻ bú sữa bò quá sớm Theo Viện quan sát dinh dưỡng trẻ em thì việc cho trẻ bú sữa bò quá sớm có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ bị thiều sắt, dễ dẫn đến các bệnh như thiếu máu, gia tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tai mũi họng và đường tiêu hóa. Mặt khác sự dư thừa protein sẽ dẫn đến bệnh béo phì sau này. Vì thế các chuyên viên dinh dưỡng khuyên không nên dứt sữa mẹ quá sớm trong năm đầu, thậm chí có thể kéo dài thời gian bú sữa mẹ đến năm thứ 3. Việc cho trẻ ăn dặm nên thực hiện từ từ với thực đơn giàu chất sắt như thịt trứng… Cho trẻ uống quá nhiều đồ mát Trong mùa nắng nóng, nhiều bà mẹ hốt hoảng khi thấy con đi tiểu liên tục, sút cân, mất ngủ, khô họng. Tưởng con bị nhiệt, họ cố ép trẻ uống nhiều thứ nước là giải nhiệt, nhưng càng uống, các triệu chứng càng trầm trọng. Họ không biết rằng chính các thứ nước “làm mát” đã gây ra tình trạng trên. Khi tiếp nhận những bệnh nhi đi tiểu quá nhiều trong mùa nóng nhưng kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, bác sĩ sẽ hỏi bà mẹ có cho trẻ uống “nước mát” không? Đa số trường hợp là có. Nước này được nấu với các loại giải nhiệt như rễ tranh, râu ngô, mía lau, mã đề… Đây đồng thời là những chất lợi tiểu, khiến thận làm viêc mạnh hơn, tiểu nhiều hơn. Nhiều người tưởng rằng đi tiểu được nhiều là mát. Nhưng thực ra, mát đâu không thấy, chỉ thấy mất nước, muốn uống nước; và càng uống nước “mát”, trẻ càng “nóng” thêm. Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần ngừng ngay việc dùng nước mát và cho uống nước thường đun sôi để nguội. Sau vài ba hôm trẻ sẽ khỏi. Triệu chứng táo bón Nhiều trẻ bú mẹ, do sữa mẹ tốt, được hấp thụ trọn vẹn nên không còn bã, phải 5 - 7 ngày mới đi tiểu được một lần. Trẻ vẫn khỏe và vẫn lên cần đều đều. Tuy nhiên, bà mẹ ‘suy bụng ta ra bụng…trẻ”, buộc trẻ mỗi ngày phải đi tiểu một lần. Nếu không được vậy thì cho là táo bón, thế là đến nhà thuốc mua thuốc bơm hậu môn. Thuốc bơm vào hậu môn gây nóng rát, khiến trẻ đau bụng dữ dội mà không biết “ăn nói” ra sao. Lâu ngày, trẻ mất phản xạ đi tiêu, đợi bơm mới đi, không thì thôi, thành ra táo bón thật. Đối với trường hợp này, khi trẻ được 4 tháng tuổi trở đi, cần cho ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ. Dần dần, trẻ sẽ hết “táo bón”. Dấu hiệu vàng da Khi thấy trẻ bị vàng da, nhiều bậc cha mẹ phát hoảng, lo con bị viêm gan, bắt đi làm đủ thứ xét nghiệm, làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp thấy trẻ vàng da (nhất là gan bàn tay, bàn chân) nhưng mắt và nước tiểu không vàng, trẻ vẫn vui vẻ, lên cân… thì phải nghĩ ngay đến vàng da do thừa carotene, hậu quả của việc ăn quá nhiều cà rốt, bí đỏ, rau dền… Cách chữa duy nhất là ngừng các thức ăn này chừng hai tuần lệ, bệnh sẽ tự nhiên khỏi. Triệu chứng ho Chứng này thường do người cha gây ra. Nếu trẻ ho kéo dài, kèm theo khò khè, chữa mãi không khỏi, cần xem lại người cha có hút thuốc không. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc chỉ ngửi khói thuốc thôi cũng hại không kém so với hút trực tiếp. Người cha cần phải cai thuốc hoặc chỉ hút khi không có mặt trẻ. Nếu người cha không hút thuốc thì cần nghĩ ngay đến máy lạnh. Ở nhiệt độ mà cha mẹ thấy dễ chịu, trẻ thường bị viêm phế quản, viêm phổi. Cho trẻ ăn dặm quá sớm Thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có rất nhiều bà mẹ cho con ăn bột từ khi trẻ được 3-4 tháng và nếu thấy con thích thú lại cho trẻ ăn nhiều ngay. Lúc này khả năng tiêu hóa tinh bột của trẻ còn kém, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa....
Ðề: 7 cách chăm sóc con không đúng cách chăm sóc bé đúng là cần những kiến thức này .thanks chủ topic