7 Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Đơn Giản Và Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Thúy Thật Thà, 20/9/2017.

  1. Thúy Thật Thà

    Thúy Thật Thà Thành viên mới

    Tham gia:
    9/6/2017
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Bài này sẽ tìm hiểu những cách hạ sốt cho trẻ ứng với mỗi mức độ sốt khác nhau. Sốt luôn là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi thấy con trẻ mình mắc phải.
    Nhiệt độ trung bình của người là 37oC nhưng ở trẻ em thường thấp hơn một chút 36 – 36,5oC. Khi nhiệt độ của trẻ tăng cao, đạt 37.5oC thì trẻ đã có dấu hiệu bị sốt và cơn sốt sẽ nặng nếu nhiệt độ cao hơn 38oC.

    Sốt không xuất hiện như một căn bệnh đơn lẻ mà đó là dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm virus hoặc bị tấn công bởi vi khuẩn. Bởi vậy nó thường là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác làm còn ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Trẻ trở nên mệt lả, quấy khóc và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời và đúng cách
    Sốt ở trẻ có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm nào?

    Sốt ở mức nhẹ có thể là hậu quả của cảm lạnh kéo dài. Hoặc an toàn hơn, có thể bé bị sốt mọc răng (sốt đi kèm khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên), hoặc bé sốt là phản ứng của cơ thể khi tiêm phòng, cơ thể bé tiếp nhận những vi sinh kháng khuẩn từ vắc xin.

    Tuy nhiên, sốt còn là triệu chứng báo hiệu nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như nghiễm trùng tai, các bệnh viêm đường hô hấp, hoặc hệ bài tiết (thận, bàng quang).

    Nặng hơn, các bệnh như nhiễm trùng máu, viêm phế quản, viêm màng não cũng có triệu chứng đầu là những cơn sốt ở trẻ.

    Làm gì khi trẻ bị sốt?

    1. Xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh
    Rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ ngay đến việc hạ sốt cho trẻ. Các mẹ có thể vội vàng đi mua cao dán hạ sốt và đắp lên cho trẻ.

    Tuy nhiên biện pháp này nhiều trường hợp không phát huy hiệu quả. Bởi vậy công việc đầu tiên là cần nhận biết nguyên nhân sốt của trẻ thông qua các triệu chứng của trẻ.

    Triệu chứng của bệnh sốt

    Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt là cơ thể tăng nhiệt độ. Xác định nhiệt độ sốt của trẻ giúp các mẹ chủ động phán đoán mức độ của bệnh cũng như để chẩn đoán bệnh.

    Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế để đo bằng cách đặt nhiệt kế dưới lưỡi bé hoặc kẹp nách từ 2 – 3 phút. Tuy nhiên các mẹ cần cẩn thận với nhiệt kế thủy ngân có thể dễ bị vỡ gây độc hại. Tốt nhất nên sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ của bé.
    Trẻ sẽ sốt nếu có những biểu hiện ra bên ngoài như:

    – Trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều và thường lả đi sau khi khóc.
    – Da lòng bàn tay, bàn chân bé nhợt nhạt, nhưng mặt lại đỏ và nóng.
    – Cơ thể bé nóng, hơi thở của bé cũng nóng.
    – Bé biếng ăn, có thể nị nôn mửa hoặc trào ngược.
    – Đau đầu, mỏi cơ khớp toàn thân.
    Nếu bé còn xuất hiện thêm các biểu hiện sau đây, có thể đây là trường hợp bé sốt dấu hiệu cho bệnh khác nguy hiểm hơn:

    – Bé sốt khi còn nhỏ, dưới 3 tháng tuổi.
    – Buồn ngủ và ngủ lả đi hoặc thức dậy chậm, khó khăn.
    – Da bé xanh xao, môi tái hoặc thâm tím.
    – Bàn chân và bàn tay bé lạnh, tái và rũ rượi.
    – Bé khó thở, lạc giọng khi khóc hay kêu la, bé khóc quấy liên tục.
    – Bé nôn mửa liên tục mỗi khi ăn.
    – Xuất hiện đốm phát ban.
    Những cách hạ sốt cho trẻ

    Thường xuyên đo nhiệt độ: Cũng như đo nhiệt độ cho trẻ, các mẹ nên kiểm soát nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế.

    Tắm cho trẻ: Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi tắm cho bé cũng góp phần làm bé hạ sốt. Tắm cho trẻ để làm sạch những virus, vi khuẩn bám xung quanh môi trường và cơ thể bé. Tuy nhiên bố mẹ nên chú ý các yêu cầu khi tắm: tắm ở nơi kín gió, tắm nước ấm, lau khô và mặc kín quần áo trước khi ra ngoài.
    Các mẹ chú ý không được tắm nước lạnh để làm giảm nhiệt độ của bé. Bởi bản chất của sốt là vì cơ thể thấy lạnh và cơ thể sản sinh ra nhiệt để làm ấm.

    Tắm lạnh khiến mạch ngoại biên co lại, trẻ sẽ cảm thấy rét run và lại càng sốt cao hơn. Tắm sạch sẽ cũng làm cho bé trở nên thoải mái hơn khi làm sạch lớp mồ hôi toát ra gây cảm giác nặng nề. Tắm cho trẻ còn có thể giúp hạ sốt nhanh cho trẻ.

    Các mẹ có thể vừa tăm vừa xông cho bé bằng cách nhỏ vào nước tắm một ít dầu tràm hoặc dầu oải hương, đóng kín cửa để hơi dầu nóng bốc lên không gian và không bị bay ra ngoài.

    Một lưu ý nữa khi tắm cho trẻ là các bạn không nên trẻ ngâm trong nước. Một số người lớn có thể ngâm trong nước để làm mát cơ thể nhưng da bé rất non, mỏng và cơ thể bé rất yếu nên việc ngâm nước rất nguy hiểm.
    Chườm cho trẻ:

    Tương tự với tắm, chườm cho trẻ sốt cũng nên chườm ấm chứ không nên chườm lạnh. Mẹ có thể chườm ấm cho trẻ tại các vùng dễ thu nhiệt như trán, cổ, nách … Các mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để lau người cho trẻ.

    Massage với dầu bạc hà:

    Ngoài việc chườm ấm cho bé, massage với dầu bạc hà cũng là một cách nhanh chóng để hạ sốt cho trẻ. Không những giảm sốt, dầu bạc hà còn giúp trẻ cảm giác thư giãn và thả lỏng hơn, xoa dịu cảm giác mệt mỏi. Dầu bạc hà cũng có thể làm thông mũi, xoang, làm thông thoáng hệ hố hấp của bé.

    Các bạn có thể dùng dầu bạc hà, hoặc một số dầu khác có tac dụng tương tự như dầu hạnh nhân. Mẹ thoa dầu này lên ngực và hai bên thái dương của các bé và xoa nhẹ.
    Lựa chọn quần áo phù hợp:

    Bố mẹ nên quan tâm đến quần áo của bé, tránh để bé quá nóng hoặc quá lạnh. Không cho bé mặc quá nhiều quần áo, hoặc quần áo quá chật, hoặc đắp chăn quá dày, làm cản trở sự bốc hơi của mồ hôi, hạn chế sự trao đổi chất, bé sẽ cảm thấy bức bối, bí bít.

    Cần phải đảm bảo quần áo thoáng, rộng, thấm mồ hôi để bé luôn cảm thấy khô thoáng, khí huyết lưu thông.

    Ngược lại, cũng không nên để bé mặc quá ít áo, hoặc quần áo quá mỏng vì có thể làm cho bé nhiễm lạnh.
    Cho bé uống thuốc hạ sốt:

    Dùng thuốc là cách hạ sốt cho trẻ khi trẻ có nhiệt độ sốt trên 38 độ. Bố mẹ cũng có thể hạ sốt cho trẻ bằng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Nhớ là không nên tự cho trẻ uống thuốc để tránh những biến chứng hoặc những phản ứng phản kháng của cơ thể trẻ nhé.

    Những thuốc hạ sốt thường sử dụng để điều trị sốt ở trẻ em là Acetaminophen (Tylenol và Tempra), hay Ibuprofen (Advil, Motrin).

    Nên sử dụng thuốc đến khi cơn sốt ngắt để đảm bảo bé không bị tái sốt (thường ít nhất là 24h).

    Các mẹ chú ý không nên sử dụng aspirin bởi tác dụng mạnh của aspirin có thể gây suy gan ở trẻ, đặc biệt là những bệnh sốt triệu chứng của thủy đậu hoặc các virus truyền nhiễm.

    3. Bổ sung nước cho trẻ

    Trẻ dễ bị mất nước nhiều khi bị sốt. Bởi vậy, các mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc. Chú ý là nên cho các bé uống nước ấm, chứ không nên vì trẻ nóng mà cho bé uống nước mát hay nước lạnh. Uống nhiều nước cũng làm cân bằng nhiệt độ của cơ thể khi bị sốt.

    Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung nước cho bé bằng cách cho trẻ ăn các món soup, canh, cháo, sữa, nước trái cây v.v…
    4. Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

    Các mẹ nên bổ sung thêm calories và protein vào bữa ăn hàng ngày. Cũng nên cho trẻ ăn nhiều cam, bưởi, chuối nhiều loại hoa quả chứa nhiều vitamin C và kali để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

    bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
    Trong giai đoạn này, các bé không ăn được nhiều nên các mẹ nên chủ động tách nhỏ bữa ăn, mỗi bữa cho ăn ít nhưng chia làm nhiều bữa ăn, từ 2-3h/ bữa.

    Nên tránh những thực phẩm cay và có quá nhiều chất xơ.

    5. Theo dõi các biến đổi của trẻ

    Nếu sau bước giảm nhiệt độ của bé mà tình trạng vẫn chưa được cải thiện, hoặc bé có những dấu hiệu khác như liên tục sốt, lả người, phát ban, thậm chí co giật thì nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ sớm để được chẩn đoán và điều trị. Vì lúc này cha mẹ không nên tự thực hiện các cách hạ sốt cho trẻ nữa
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thúy Thật Thà
    Đang tải...


Chia sẻ trang này