8 câu không nên nói với trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi support, 8/11/2012.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Khi bạn đang ngập trong một đống việc, 2 nhóc con của bạn liên tục phá bĩnh bằng những đòi hỏi: mẹ ơi lấy bim cho con, mẹ ơi cho con ăn kem; mẹ ơi, tại sao con nhím lại có lông nhọn, mẹ ơi… quả thật là đau đầu.

    Trong lúc bận và bực bội, cha mẹ đôi khi có thể nói ra những câu khiến con cái của mình cảm thấy bị tổn thương hoặc bối rối. Theo các các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và trẻ em, có những câu bạn không nên nói với con của mình bởi hậu quả của chúng thật khó ngờ.

    “Hãy để mẹ yên. Đừng làm phiền mẹ”

    Theo tiến sĩ Suzette Haden Elgin, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu Ngôn ngữ tại Huntsville, Arkansas, Mỹ, khi bạn thường xuyên nói: “Mẹ đang bận lắm. Đừng làm phiền mẹ”, bọn trẻ bắt đầu nghĩ rằng chẳng có ích gì khi nói chuyện với mẹ bởi luôn tìm cách đuổi chúng đi. Nếu từ bé đã thường xuyên được nghe mẫu câu này, khi lớn đứa trẻ dường như sẽ không muốn tâm sự với cha mẹ nữa.

    Gán cho bé một phẩm chất nào đó

    Không nên gán cho con những phẩm chất nào đó bằng một câu cụt lủn, kiểu “Con thật là bẩn thỉu”, “Sao con lại ngớ ngẩn thế”. Những đứa trẻ thường tin vào những gì chúng được nghe và sẽ đinh ninh rằng chúng đúng như những tính từ mà bạn gán cho. Những tính từ mang ý nghĩa tiêu cực có thể sẽ làm trẻ dần mất tự tin. Thậm chí khi những nhận xét là trung tính hoặc tích cực như “nhút nhát”, “thông mình” cũng có thể khiến trẻ dễ hiểu lầm, và đương nhiên gắn điều đó với mình.

    Những từ ngữ xấu nhất có thể gây tổn thương sâu sắc. Hẳn nhiều người đến lúc lớn vẫn còn nhớ như in cái cảm giác đau đớn của mình khi ngày thơ ấu bị cha mẹ mắng là “vô tích sự”, “ngu si”, “lười nhác”…

    [​IMG]
    Cách dạy con độc đoán của cha mẹ sẽ khiến đứa trẻ trở thành người bảo thủ khi nó lớn.​

    “Con đừng khóc nữa” (“Đừng buồn nữa”, “Đừng trẻ con như thế”…)

    Khi đứa trẻ, nhất là những em bé mới 1 tuổi sợ hãi đến phát khóc, bạn không thể nói một cách đơn giản như thế. Theo các chuyên gia, nói “Đừng…” không khiến đứa trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, mà nhiều khi nó nghĩ rằng là không đúng nếu ta khóc, buồn hay sợ.

    Thay vì giúp đứa trẻ thoát ra khỏi tình trạng đó theo cách chỉ nói một câu “Đừng khóc nữa”, chúng ta hãy làm cho đứa trẻ nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mình: “Hẳn là con rất buồn khi Janson nói không muốn làm bạn với con nữa”, “Con chó kia trông hơi dữ, nhưng mẹ bế con rồi, nó sẽ không cắn con đâu”…

    Bằng cách miêu tả đúng tâm trạng của bé, bạn đã cho bé cảm thấy bé được đồng cảm. Sau đó, bé sẽ bớt khóc và hiểu hơn về vấn đề của mình.

    “Tại sao con không thể giống chị của con?”

    Các bậc cha mẹ thường có xu hướng lấy đứa trẻ khác làm tấm gương và điều này dường như có hiệu quả: “Con hãy nhìn Sam tự mặc áo khoác này”, “Jenna đã tự đi xe đạp được rồi, sao con lại chưa làm được thế nhỉ”.

    Nhưng so sánh cũng có mặt trái, con bạn là con bạn, chứ không phải là Sam hay Jenna nào đó. Mỗi đứa trẻ có những cách phát triển khác nhau, chúng có những tính cách và cảm xúc khác nhau. Khi so sánh con bạn với đứa trẻ khác, có nghĩa là bạn mong muốn con mình sẽ cư xử và làm được như đứa trẻ đó. Tuy nhiên, nếu bị ép phải làm điều gì đó mà mình không thích hoặc chưa sẵn sàng, đứa trẻ có thể bối rối và mất tự tin. Và đứa trẻ cũng sẽ có xu hướng không bằng lòng với bạn, sẽ cố tình làm trái mong muốn của bạn.

    Thay vì thế, bạn hãy khuyến khích những thành tích mà bé đạt được, như: “Ôi con đã tự cho hai tay vào tay áo được rồi này”…

    “Dừng lại, nếu không mẹ sẽ đánh đòn”

    Dọa nạt thường là kết quả từ sự bất lực của cha mẹ và hiếm khi có hiệu quả. Bạn cứ lặp đi lặp lại: “Nếu con còn làm thế mẹ sẽ phát vào mông”. Vấn đề là không sớm thì muộn bạn sẽ phải hành động, nếu không lời nói sẽ mất giá trị. Đe dọa đánh đòn thực ra là cách làm rất kém hiệu quả để thay đổi hành vi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lặp đi lặp lại một hành động xấu trong cùng một ngày của một đứa trẻ 2 tuổi là 80% dù nó có bị phạt hay không.

    Còn với những đứa trẻ lớn hơn, không phải cứ đe dọa đánh đòn là đem lại kết quả. Bạn có thể khiến trẻ dừng hành động bằng cách hướng sự chú ý của chúng sang một việc khác.

    “Hãy chờ đến lúc cha con về”

    Khi bé làm sai việc gì, bạn nên phạt ngay lập tức, không nên trì hoãn hình phạt, đợi chồng về mới phạt, bởi lúc đó có thể bé đã quên mất hành động sai trái của mình. Ngoài ra, chuyển việc trừng phạt cho người khác tức là bạn đã tự làm giảm đi uy quyền của mình trước mặt bé. “Tại sao mình phải nghe lời mẹ khi mà mẹ chẳng thể làm gì”, con của bạn sẽ có thể nghĩ như thế.

    Nhanh lên!

    Chắc chắn các ông bố bà mẹ có con nhỏ nào cũng thiếu thời gian, cũng có lúc luộm thuộm và không tìm thấy đồ đạc của mình, không thấy chìa khóa xe khi đã sắp trễ giờ làm… Tuy nhiên, bạn hãy chú ý đến giọng nói của mình khi bạn yêu cầu đứa trẻ phải vội. Nếu bạn bắt đầu rên rỉ, rít lên hoặc thở dài mỗi ngày với hai tay chống nạnh và ngón chân di trên mặt đất, thì hãy cẩn thận. Bởi khi đó, bạn sẽ khiến bé cảm thấy mình có lỗi trong việc cần phải vội vã. Và điều đó khiến bé cảm thấy tồi tệ chứ không thể là động lực khiến bé nhanh hơn.

    Con giỏi lắm, con làm rất tốt

    Lời khen tích cực đâu có gì là xấu? Vấn đề xảy ra nếu những lời khen mơ hồ và được đưa ra một cách bừa bãi. Nói con giỏi lắm từ việc đứa trẻ uống hết cốc sữa cho đến việc vẽ một bức tranh sẽ khiến lời khen trở lên vô nghĩa. Bạn chỉ nên khen khi bé có nỗ lực thực sự, không phải là uống hết cốc sữa, cũng chẳng phải là vẽ một bức tranh nếu mỗi ngày bé vẽ cả chục bức tranh như thế.

    Thay vì chỉ nói chung chung con giỏi lắm, con làm tốt lắm, bạn hãy nói rõ: “Con tô màu cây cối rất tươi, con mèo ngồi sưởi nắng trước sân thật đẹp”. Và bạn chỉ nên khen ngợi hành động chứ không phải khen đứa trẻ của mình: “Con hãy yên lặng vẽ tranh trong khi mẹ làm việc, thế mới ngoan”.

    Kim Anh
    Nguồn: Parenting/VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. halonton_tb

    halonton_tb Banned

    Tham gia:
    31/10/2012
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    cám ơn cám ơn vì những lời khuyên này nhá:)
     
  3. bibi2207

    bibi2207 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/11/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Không được la mắng trẻ nữa chứ
     
  4. thanhmai2408

    thanhmai2408 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/11/2012
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    hihi, bài học bổ ích. ko biết m làm được ko:D
     
  5. L.Lolly

    L.Lolly Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/6/2011
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Chà chà. Hình như câu cuối cùng mình nói hơi nhiều. Phải sửa lại mới được.
     
  6. GiaLinh-GiaBach

    GiaLinh-GiaBach THÔNG TIN DU LỊCH

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    1,030
    Đã được thích:
    329
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Huhu, chắc là khó đây, mẹ nheo quá hoặc nghịch quá là kiểu gì cũng bị quát cho mà xem :)
     
  7. nhimbong80

    nhimbong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/3/2009
    Bài viết:
    1,952
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Đọc bài nhưng để thực hành theo bài báo cũng khó nhỉ?
     
  8. nguyentien13186

    nguyentien13186 Banned

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Mình rất hay mắc phải những câu nói ko nên này, phải tập đổi sang câu khác dần cho quen mới đc
     
  9. ocbuu

    ocbuu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    10/5/2012
    Bài viết:
    5,199
    Đã được thích:
    511
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    tks chủ top bài viết hữu ích................
     
  10. meoluoi118

    meoluoi118 Tất cả các loại ômai mứt

    Tham gia:
    31/1/2010
    Bài viết:
    4,410
    Đã được thích:
    855
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Hay quá nhưng mình đang phạm phải mấy lỗi liền, hic
     
  11. RuoigiamHP

    RuoigiamHP Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/7/2010
    Bài viết:
    8,917
    Đã được thích:
    2,624
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Về 7 điều trên mình hoàn toàn đồng ý, tuy nhiên câu thứ 8 này mình không đồng ý.
    Bạn hãy đặt hoàn cảnh của bạn vào bé, nếu bạn làm tốt hoàn thành tốt công việc đương nhiên sẽ cần một câu động viên khích lệ. Vì chỉ cần câu nói này sẽ giúp bạn phát huy hơn nữa khả năng và công việc của mình. Nếu ko động viên có lẽ nào bạn làm ko tốt hoặc bạn đã làm sai????

    Đây là câu động viên mà chúng ta nên nói khi trẻ em ngoan hoặc làm đc một việc gì đó tốt có ích. Tuy nhiên ko gán ép tất cả cho bé là luôn tốt vì như vây sẽ làm cho trẻ nghĩ rằng cái gì cũng đúng --> CHẢNH
     
  12. phamtrang77

    phamtrang77 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/11/2012
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    65
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Nhiều lúc giận quá mất khôn, cảm ơn lời khuyên của mẹ nó:)
     
  13. cha_cua_be

    cha_cua_be Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    đọc bài này mính mới hiểu , cám ơn bạn chia sẻ
     
  14. sonlamos

    sonlamos Ha senvang

    Tham gia:
    28/9/2012
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Cám ơn bạn, chắc hẳn bạn cũng là nhà tâm lý cừ khôi.
    Mình xin bổ sung một số ý kiến học tập được từ các nhà giáo dục thành công nổi tiếng như Brian Tracy, Ziz ziglar,
    1. Tuyệt đối không chỉ trích tiêu cực, dán nhãn tiêu cực cho các hành vi cho tính cách trẻ,: Ví dụ nếu đứa trẻ làm sai, hỏng hay không đúng thì nên thận trọng khi chỉ trích phê phán bé. Thay vì mắng con những câu như con sao ngu vậy, con dốt quá , con bất tài, sao con chẳng bao giờ được như chị con,.... như những bậc cha mẹ vô tình gieo vào đầu con hãy nói : Việc này con làm sai, lần sau chúng ta sẽ làm thế này.....Đôi khi chúng ta gắn hành vi của bé với tính cách bé làm cho bé cảm thấy bất tài vô dụng
    2. Hãy bảo vệ nhân cách bé bằng mọi giá, vì điều lớn lao nhất mà các bậc cha mẹ làm được cho con cái là tạo cho chúng một tính cách tốt trong đó quan trọng nhất là lòng tự tin và chính trực.
     
  15. bogoshipda90

    bogoshipda90 Banned

    Tham gia:
    22/1/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Em lại cứ nghĩ khen trẻ lại tốt chứ ^^^ Hehee Thôi đánh dấu lại để sau này có baby thì dùng đến. :p
    Thank chủ top nhé ;)
     
  16. tranhao78

    tranhao78 Banned

    Tham gia:
    5/2/2013
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: 8 câu không nên nói với trẻ

    Những câu nói trên hầu hết đều xuất hiện trong cuộc sống hắng ngày khi giao tiếp với bé, thật khó mà tránh được. Cám ơn đã chia sẻ.
     

Chia sẻ trang này