Thông tin: 8 Lưu Ý Quan Trọng Khi Chăm Sóc Bé Rối Loạn Tiêu Hóa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 25/1/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón,… là những biểu hiện hay gặp nhất của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi bé có những triệu chứng trên, mẹ cần thực hiện ngay 8 lưu ý này để chăm sóc bé rối loạn tiêu hóa đúng cách.

    1. Xử trí khi trẻ gặp một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa
    [​IMG]
    1.1 Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ
    Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy chăm sóc cho bé theo các bước dưới đây:
    • Mẹ hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên.
    • Nhanh chóng dùng ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn, gạc.
    • Khum tay vuốt nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho để đưa hết chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
    • Lau cổ, miệng và người trẻ bằng nước ấm, thay quần áo của trẻ có dính chất nôn.
    • Theo dõi xem trẻ có bị nôn trớ ngay sau không, nôn khan hay nôn ra sữa màu sắc chất nôn (vàng, xanh hay gợn nâu?) Hoàn cảnh xuất hiện nôn thời điểm nào trong ngày? Có liên quan đến bữa ăn không?
    ➤ Xem thêm: Bí quyết giảm nôn trớ nhiều ở trẻ

    1.2 Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
    Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước cho trẻ, tốt nhất là uống oresol, pha theo hướng dẫn trên bao bì. Cho các bé uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết dung dịch đã pha thì đổ đi, pha đợt khác.

    1.3 Đối với chứng táo bón do rối loạn tiêu hóa
    Việc đầu tiên là mẹ phải xác định có đúng là trẻ bị táo bón không. Với các biểu hiện như: đi ngoài không thường xuyên, phân hạt dê, khô cứng, bụng cứng và đau, khi ngồi bô thì mặt cau có nhưng không rặn ra được. Cha mẹ cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3 – 4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.

    Khí đó mẹ có thể lưu ý làm một số việc như sau:
    • Phải cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh có tính nhuận tràng ví dụ như: Rau tơi, củ khoai lang, rau lang và trái cây như đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
    • Lựa chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.
    • Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…
    • Nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú thì cần phải có biện pháp điều trị kịp thời, cách tốt nhất là nên điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.
    ➤ Xem thêm: Bí quyết giảm tình trạng táo bón ở trẻ sau 4 tuần

    2. Chú ý chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho trẻ rối loạn tiêu hóa.
    Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nói chung, mẹ nên tạo ra một chế độ ăn hàng ngày phù hợp, đảm bảo các tiêu chí sau đây:

    [​IMG]
    Chất lượng bữa ăn cần được đảm bảo: Cần cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm chế biến cần đảm bảo tính an toàn, sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống sôi.

    Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ: Không nên cho trẻ ăn những thức ăn cần phải nhai khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm vì như vậy nếu nhai chưa kỹ sẽ làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc mệt nhọc hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột.

    Nếu trẻ đang mắc bệnh, tùy vào những tình trạng của trẻ mà sẽ linh hoạt thay đổi chế độ ăn cho trẻ. Ví dụ trẻ bị táo bón thì phải tăng cường bổ sung chất xơ trong rau củ, hạn chế chất béo, thịt đỏ. Khi trẻ bị tiêu chảy thì cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh những thức ăn nhiều chất xơ hay nhiều đường. Đây là điều đầu tiên mẹ nên áp dụng khi chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ em.

    ➤ Xem thêm:Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì ? kiêng gì?

    3. Thay đổi thói quen ăn uống
    Trong các cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thì việc tạo một thói quen ăn uống khoa học là cần thiết.

    Đối với trẻ nhỏ, việc ép buộc hay thúc giục trẻ ăn được một bữa hoàn chỉnh là rất khó khăn. Vì vậy, hãy tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái nhất khi ăn, không để mỗi bữa ăn là một cực hình với bé. Mẹ hãy luôn khen, khích lệ bé mỗi lần bé nuốt một miếng thịt hay miếng rau, giúp bé hào hứng khi ăn.

    Mẹ cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn khi trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Việc dồn một bữa cho trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến thức ăn tiêu hóa chậm, đường ruột hoạt động kém hiệu quả.

    4. Chú ý giữ vệ sinh tốt chăm sóc bé rối loạn tiêu hóa
    Trẻ nhỏ thường có các thói quen như ngậm tay, đưa các đồ chơi vào miệng hoặc vuốt ve thú nuôi… đây là con đường dễ nhất để vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể vì thế cha mẹ cần nhắc nhở, hạn chế thói quen này của bé đồng thời thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng.

    Nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ, tốt nhất là 2 lần/tuần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Những món bằng gỗ hoặc giấy thì nên lau bụi sạch sẽ trước khi cho trẻ cầm, nắm.

    ➤ Xem chi tiết: Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    5. Khuyến khích trẻ vận động tăng sức đề kháng
    Đây vừa là một trong những cách giúp chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ em mà còn giúp trẻ phát triển về thể chất, tầm vóc rất tốt. Để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, mẹ nên khuyến khích con chơi các trò chơi vận động ngoài trời. Với những trẻ lớn, có thể dạy trẻ đi xe đạp, đá bóng, đánh cầu lông…

    Ngoài ra mẹ có thể tham khảo sử dụng Imiale. Đây là sản phẩm giúp kích thích sản sinh kháng thể, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Từ đó,làm tăng sức đề kháng đường ruột giúp bé phòng tránh bệnh tật trong đó có rối loạn tiêu hóa.

    ➤ Tham khảo: Cách chọn lợi khuẩn/ men vi sinh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    6. Tránh tùy tiện dùng thuốc cho trẻ rối loạn tiêu hóa
    Nhiều mẹ thường có tâm lý dùng các loại thuốc, men tiêu hóa là cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Những loại thuốc mẹ hay sử dụng là thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, thuốc trị, táo bón tiêu chảy hay men tiêu hóa.

    Những sản phẩm này thường là con dao hai lưỡi trong điều trị. Tuy chúng có hiệu quả nhanh, ngay lập tức, nhưng lại rất dễ khiến trẻ gặp phải tình trạng phụ thuộc thuốc, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường (như tiết enzym, co bóp nhu động) hệ tiêu hóa của trẻ.

    Hơn nữa, nếu không sử dụng đúng liều lượng, đúng đối tượng, đúng thời gian thì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng cho bé.

    7. Bổ sung lợi khuẩn sống khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa
    Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ thì cách tốt nhất là sử dụng một giải pháp tự nhiên giúp nâng cao sức khỏe đường ruột. 70% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bé đánh bay bệnh tật trong đó có rối loạn tiêu hóa.

    Bổ sung lợi khuẩn là giải pháp tự nhiên được nhiều mẹ quan tâm. Nhưng loại lợi khuẩn nào mới thực sự hiệu quả cho tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ?

    Imiale có chứa chủng lợi khuẩn khuẩn sống Bifidobacterium- BB 12. Chúng chiếm đến 90% lợi khuẩn tại đường ruột, là cư dân quen thuộc của hê tiêu hóa .

    Bifidobacterium được sử dụng dưới dạng lợi khuẩn sống, có khả năng sống sót cao tại đại tràng, từ đó cho khả năng gắn đích, đạt hiệu quả cao nhất đối với tình trạng tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là ưu điểm vượt trội mà nhiều loại lợi khuẩn trên thị trường không có được.

    [​IMG]
    Ngoài ra, nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng đã chứng minh cho thấy Imiale hiệu quả không chỉ đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa mà còn giảm những triệu chứng khác như: táo bón, tiêu chảy, phân sống, nôn trớ,… nhờ cơ chế vượt trội.

    Với 6 giọt cho mỗi lần sử dụng tương đương 1 tỷ CFU/ml mẹ không lo trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bé luôn được bảo vệ nhờ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

    8. Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
    Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng sau, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân chính xác mới có biện pháp điều trị phù hợp.

    • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn trớ nhiều, ăn ngủ kém, mệt mỏi, quấy khóc liên tục.
    • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước.
    • Trẻ bị táo bón nhiều ngày, đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn, chậm lớn.
    • Trẻ bị sốt cao, không ăn uống.
    Nguồn: imiale.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    ăn nhiều rau xanh có tính nhuận tràng ví dụ như: Rau tơi, củ khoai lang, rau lang và trái cây như đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.
     

Chia sẻ trang này