Thông tin: 9 Thành Tố Cơ Bản Của Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả P.1

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi wizkool com, 5/9/2018.

  1. wizkool com

    wizkool com Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/8/2018
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    3
    Trong giai đoạn mà phong trào khởi nghiệp đang ngày càng bùng nổ thì làm sao để bán được sản phẩm đang là câu hỏi nhức nhối đối với các doanh nghiệp và các chủ cửa hàng bán lẻ. Bởi bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong lĩnh vực nào cũng cần phải có 2 điều cần lưu ý đặc biệt đó là 2 chữ “tâm và tầm”. Trong đó chữ “tâm” thì tôi chưa đề cập vào đây, trong bài viết này tôi muốn nói đến chữ “tầm” tức tầm nhìn trong kinh doanh mà cơ bản nhất chính là vấn đề lập bảng kế hoạch kinh doanh. Để cạnh tranh được với các đối thủ mạnh trên thị trường thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần tự thiết kế cho mình một bức tranh kinh tế thật rõ, mà thể hiện nó rõ nhất là một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trước hết hãy cùng tìm hiểu một số yếu tố cơ bản cấu thành một bảng kế hoạch kinh doanh.

    [​IMG]

    1. Customer Segment(CS): Phân khúc khách hàng

    Phân khúc khách hàng tức là phân loại khách hàng thành các nhóm tương tự có liên quan theo những cách cụ thể liên quan đến tiếp thị, quảng cáo chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, sở thích và thói quen chi tiêu. Phân khúc khách hàng còn được gọi là phân đoạn khách hàng, cách xác định phân khúc khách hàng gồm nhiều thao tác bao gồm:

    - Quyết định nhóm khách hàng cần được thu thập dữ liệu và thu thập bằng cách nào?

    - Thu thập dữ liệu và tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

    - Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan với nhau như bộ phận bán hàng, tiếp thị và quan hệ khách hàng nhằm thu thập và phân chia dữ liệu đúng phân khúc.

    - Triển khai dữ liệu trên các ứng dụng nhằm phân chia các phân khúc cụ thể rõ ràng và sử dụng các dữ liệu đó hợp lý.

    Các doanh nghiệp thường sử dụng phân khúc khách hàng theo nhiều cách khác nhau nhằm nhắm được các mục tiêu tiếp thị cụ thể, chia nhỏ để hiểu rõ hơn các nhóm khách hàng nhỏ theo từng sở thích, lứa tuổi,… để đưa ra các chiến dịch tiếp thị đúng đích và hiệu quả.

    Tùy theo sản phẩm doanh nghiệp cung cấp mà có cách nhóm khách hàng khác nhau(người/tổ chức). Nhóm khách hàng này có thể là nhóm khách hàng đại chúng(mass market), thị trường ngách(niche market), thị trường hỗn hợp(multi-sided market).

    2. Value Propositions(VP): Mô tả giá trị sản phẩm

    Mô tả các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo nên những giá trị nhất định cho nhóm khách hàng đã được định trước. Nói dễ hiểu hơn, VP chính là lý do khách hàng chọn bạn thay vì các sản phẩm của công ty đối thủ. Khách hàng chọn sản phẩm của bạn có thể vì nhiều lý do như giá trị sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ vượt trội, giá cả tối ưu, sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng,…

    [​IMG]

    3. Channels(CH) Kênh phân phối

    Mô tả các kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu(CS) và quan đó chủ động mang đến những giá trị mà khách hàng mong muốn nhận được(VP). Có rất nhiều kênh phân phối bán hàng khác nhau bao gồm các kênh phân phối bán hàng trực tiếp( các đội bán hàng trực tiếp, các điểm bán hàng trực tiếp, bán hàng trên mạng,…) và kênh phân phối gián tiếp( Đại lý bán hàng, cửa hàng đối tác,…)

    4. Customer Relationships(CR): quan hệ khách hàng

    Mô tả tất cả các loại quan hệ khách hàng mà doanh nghiệp muốn thiết lập với khách hàng của mình(CS). Quan hệ với khách hàng rất quan trọng nếu doanh nghiệp muốn hoạt động bền vững và lâu dài. Trong tất cả các thời gian mà doanh nghiệp hoạt động, không trừ bất kể lúc nào, nó giúp doanh nghiệp tăng thêm số lượng khách hàng mới và giữ chân được khách hàng cũ. Quan hệ khách hàng thường thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, gián tiếp, chia sẻ và lắng nghe ý kiến khách hàng, đôi khi hợp tác với khách hàng để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới nhằm phù hợp với nhu cầu tự nhiên của khách hàng.

    5. Revenue Streams(RS)

    Thể hiện các luồng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thu được từ khách hàng(CS) (đã trừ chi phí). Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì các luồng lợi nhuận chính là các động mạch của nó. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải xác định được giá trị nào(VP) của sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng muốn mua(CS). Các sản phẩm/dịch vụ đó sẽ được khách hàng mua qua kênh nào(CH) và công ty sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu(RS). Luồng lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ chiến lược định giá của doanh nghiệp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi wizkool com
    Đang tải...


Chia sẻ trang này