Thông tin: 97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hophudat, 27/2/2013.

By hophudat on 27/2/2013 lúc 9:40 AM
  1. hophudat

    hophudat Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/8/2011
    Bài viết:
    1,212
    Đã được thích:
    104
    Điểm thành tích:
    103
    Rau sống là món ăn ưa thích của đa số người Việt. Tuy nhiên, có không ít nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này.

    Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

    Nhưng nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mãn tính.


    [​IMG]

    Kết quả khảo sát từ đề tài nghiên cứu Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống do bộ môn Ký sinh trùng (KST) thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM (TTĐT-BDCBYT) thực hiện và báo cáo cho thấy tỷ lệ nhiễm các loại KST trên rau là rất cao: 97,12% (101 mẫu) với các loại KST nhiễm chủ yếu gồm: bào nang amip (E.histolytica; E.coli) trứng giun đũa, giun móc, trứng giun đũa chó mèo và ấu trùng giun.

    Trong đó, ấu trùng giun được phát hiện trên rau sống chiếm tỉ lệ cao nhất (78,8%), kế đến là amip (E.histolytica: 65,4%; E.coli: 50%); trứng giun móc (25%); trứng giun đũa (23,1%) và giun đũa chó mèo (11,5%).

    Rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì rau sống

    Hiện nay, do người trồng rau chạy theo lợi nhuận nên trong rau sống có nhiều dư lượng chất kích thích và bảo quản thực vật. Vì vậy, khi ăn sống dễ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa.

    Theo Th.S – BS. Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Vi rút Ký sinh trùng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, rau sống thường không đảm bảo vệ sinh vì nhiều nơi còn có thói quen tưới bón phân tươi, các loại phân bắc và phân chuồng chưa ủ kỹ, đặc biệt là dùng thuốc trừ sâu không đúng quy định nên thường mang theo những mầm bệnh nguy hiểm vào trong cơ thể. Nếu thuốc trừ sâu còn có dư lượng cao thì sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa mà triệu chứng rõ nhất là đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu… Nặng hơn, người sử dụng rau sống chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao có nguy cơ ngộ độc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

    Tổn thương gan, phổi… do ăn rau sống

    Rau sống không được rửa sạch sẽ đưa vào cơ thể người nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm, trong đó có khuẩn đơn bào. Chúng không chỉ gây bệnh ở đường ruột mà còn lên gan, lên phổi và nhiều cơ quan khác để “hoành hành”.

    Đơn bào có 3 nhóm sống ở ruột già: có chân giả, có roi và có lông. Trong nhóm đơn bào có chân giả (a-míp), chỉ có ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây bệnh cho người. Khi nói “bệnh do nhiễm a-míp” là nói đến bệnh do ký sinh trùng này gây ra. Chúng gây bệnh ở đường ruột và một số cơ quan khác.

    Khi ăn rau dính bào nang a-míp, các bào nang này sẽ theo đường tiêu hóa vào đến ruột, a-míp non sẽ chui ra khỏi vách bào nang, tăng sinh rất nhiều. Khi đó, người ăn đã nhiễm bệnh. Nếu không có triệu chứng gì thì gọi là người lành mang mầm bệnh (khi họ đại tiện, thể hoạt động của a-míp và bào nang sẽ theo phân ra ngoài).

    Nếu gặp một số điều kiện như sức đề kháng cơ thể giảm, cơ thể có nhiễm thêm vi trùng khác, thể hoạt động sẽ to lên, xâm lấn đường ruột, gây bệnh kiết lỵ. Chúng "ăn" hồng cầu và chất lỏng trong mô, tạo thành vết loét trong thành ruột già; mạch máu bị vỡ ra nên phân có máu và chất nhầy.

    A-míp khi vào cơ thể sẽ gây bệnh đường ruột

    Ở thể cấp tính, bệnh nhân đau bụng lâm râm hay từng cơn, có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, lúc đầu tiêu chảy, sau đó đi ra nhầy và máu, nhiều lần trong ngày. Ở thể bán cấp, bệnh nhân đau bụng lâm râm và đi tiêu phân lỏng, có chút ít nhầy. Đôi khi bệnh nhân bị táo bón. Trường hợp có nhiễm thêm ký sinh trùng hoặc vi trùng khác, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

    Người bị suy giảm miễn dịch, kém dinh dưỡng dễ mắc bệnh ở thể ác tính: bệnh trạng nặng, máu và nhầy tự nhiên chảy ra. Bệnh nhân thường tử vong do sốc, do chảy máu ở ruột và di căn a-míp vào gan. Có những người mắc bệnh mạn tính, bị rối loạn tiêu hóa. Đó là do sau khi bị áp-xe, vách ruột có sẹo và chai đi, hệ thần kinh ở đó bị phá hủy nên chức năng ruột không còn bình thường.
    [​IMG]

    Một số bệnh nhân có u a-míp trong ruột, thường xuất hiện sau cơn lỵ cấp từ vài tháng đến 20 năm. Việc chẩn đoán hơi khó, dễ bị nhầm với các khối u thật sự của ruột già. Nếu điều trị thử bằng thuốc diệt a-míp mà khối u xẹp đi thì đó đúng là u do a-míp.

    A-míp gây bệnh ở gan

    Từ các sang thương ở ruột già, a-míp theo mạch máu vào gan. Mỗi a-míp tăng sinh sẽ tạo thành một vết loét và nhiều vết loét tạo thành áp-xe.

    Các triệu chứng điển hình là đau bụng vùng gan, gan to không kèm lách to, không rỉ dịch, không vàng da, sốt cao, suy nhược thể tạng. Một số trường hợp không có triệu chứng điển hình, khi đó các triệu chứng kể trên thiếu hoặc nhẹ đi.

    Bệnh ở phổi và các vị trí khác

    Vì phổi ở sát gan nên do tiếp xúc, a-míp có thể từ gan đi đến phổi. Khi đó, bệnh nhân có những biểu hiện như: ho, sốt, khạc ra mủ màu nâu.

    Ngoài ra, bệnh có thể gây áp-xe não - một biến chứng hay gặp ở người bị áp-xe gan do a-míp, chỉ được chẩn đoán sau phẫu thuật. Một số bệnh nhân trong thời gian bị lỵ cấp tính bị loét da do a-míp, thường thấy ở quanh hậu môn hoặc chỗ vết mổ.

    Th.S – BS. Nguyễn Tiến Lâm, cũng cho biết: “Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào để tẩy sạch triệt để các KST trên rau sống. Để bảo vệ sức khỏe người dân, trước mắt, các cơ quan chức năng nên có khâu kiểm nghiệm KST các nguồn rau cung cấp vào thành phố; tăng cường tuyên truyền để người dân dùng rau sạch rau an toàn”.

    BS. Nguyến Tiến Lâm khuyến cáo: “Về phía người dân, ngoài việc rửa rau kỹ bằng máy sục ozon hoặc rửa nhiều lần bằng nước thường có hỗ trợ thêm với nước rửa rau chuyên dụng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh, nên chú ý không sử dụng các nguồn rau có màu sắc, hình dáng, mùi vị lạ. Nên chọn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, rau an toàn có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng”.




    Theo Phạm Thùy (Kiến Thức)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hophudat
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hophudat, 27/2/2013.

    1. mekhanhlinh15
      mekhanhlinh15
      Ðề: 97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu

      Mới ăn rau sống xong đọc thông tin thấy ghê quá
    2. meocon03
      meocon03
      Ðề: 97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu

      ui sợ qua . ăn gi bây giờ nhỉ? cái gi cũng ko đc
    3. hophudat
      hophudat
      Ðề: 97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu

      Hic . Muốn ăn an toàn thì chỉ có nước tự trồng rau mà ăn thôi . Hic
    4. mergi_rose
      mergi_rose
      Ðề: 97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu

      ui, mình vừa ăn bún bò nam bộ, rất nhiều rau sống
    5. thanhdung096nd
      thanhdung096nd
      Ðề: 97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu

      Biết là điều đó nhưng chúng ta vẫn cứ phải tiêu thụ hàng ngày :(
    6. Gam nguyen
      Gam nguyen
      Ðề: 97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu

      em chỉ ăn rau sống khi nhà mình trồng được thôi, còn các loại rau củ khác thì em vẫn mua ngoài chợ, vì không ăn thì biết ăn gì ạ.
    7. giadinhban
      giadinhban
      +Nhiễm giun gây tổn thương thành ruột gây thiếu thiếu máu trầm trọng ở trẻ em (Khi nhiễm giun móc- Mỗi ngày một con giun móc hút khoảng 0,04-0,16 ml máu – Tại nơi ký sinh trùng bám có thể gây tình trạng chảy máu liên tục, thành ruột bị viêm và chảy máu), vì thế trẻ nhiễm giun thường thiếu máu , biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển
      +N
      hiễm giun sán gây suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nhất là trong hai năm đầu đời ( Trẻ em tới 2 tuổi ) có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển, trí tuệ, sức khỏe, học tập và năng suất lao động của trẻ em trong tương lai
      +Theo tổ chức y tế thế giới từ: http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs366/en/ trên trang website Viện sốt rét –ký sinh trùng trung ương ( NIMPE) về ảnh hưởng Dinh dưỡng của giun truyền qua đất
      -làm suy giảm tình trạng dinh dưỡng của những người bị nhiễm bệnh theo nhiều cách khác nhau.
      - Giun hấp thu các mô của vật chủ bao gồm máu, dẫn hậu quả người mất sắt và protein.
      - Giun làm giảm hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa có khả năng lấy vitamin A ở ruột.
      - Một số giun truyền qua đất cũng gây biếng ăn và do đó giảm hấp thụ dinh dưỡng và độ khỏe mạnh về thể chất. Đặc biệt, giun tóc T. trichiura có thể gây ra tiêu chảy và bệnh lỵ.
      -Sự suy giảm dinh dưỡng do giun truyền qua đất được xem là một tác động nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất
      +Các bậc cha mẹ chỉ chăm chăm bồi bổ cho con mình mà quên tẩy giun sán định kỳ 2 lần một năm cho con mình nên nếu nhiễm giun sán bé không thể dung nạp và nếu có dung nạp thì cũng bị giun sán hút hết. Các triệu chứng của suy dinh dưỡng vẫn không hề cải thiện. Một kết quả khảo sát nhỏ về mức nhận thức của người dân về tẩy giun tại HCM cho thấy: 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ 6 tháng 01 lần cho con,9,9% không nhớ và 42,5 % trẻ em được tẩy giun cách đây từ 1 năm
      + Theo Viện sốt rét –ký sinh trùng trung ương ( NIMPE) ngày 1/6/2015 : Hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 TRIỆU LÍT MÁU và 15 TẤN LƯƠNG THỰC để nuôi giun và nhiễm giun kéo theo một loạt các nguy cơ cho sức khoẻ với các con số Việt nam có 45- 60 triệu người nhiễm giun trong đó có từ 6,5-8,5 triệu trẻ em nhiễm giun

      Về các thuốc tẩy giun thì có rất nhiều loại: Mebendazol 500 mg, albendazol 200,400, Pyrantel, Triclabendazol,Niclosamid, vvv
      nhưng mẹ lưu ý
      1/ Không dùng các hoạt chất chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi như Mebendazol 500 mg , phần lớn là dạng bào chế cho người lớn, trẻ nhỏ chưa nhai được, hoặc không biết nhai , mùi vị khó nhai rất dễ bị nôn trớ
      2/ Đối với thuốc chữa bệnh khuyến cáo không được dùng dạng bào chế của người lớn cho trẻ em trừ khi bắt buộc và phải có chỉ định của bác sỹ

      3/ Tham khảo thêm thông tin Quyết định số 3312/QĐ –BYT ngày 07/08/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn” Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em trang 335-343 phần : Nghiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em có ghi rõ chuẩn đoán và thuốc điều trị cho trẻ em dưới 12 tháng
      4/ Dạng bào chế thích hợp nhất là dạng bào chế chuyên cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi : syro uống , nhỏ giọt hoặc gói bột
      - Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và dưới 6 tuổi nên dùng albendazol 200 ở dạng bào chế chuyên cho trẻ em như: dạng gói Akitykity-new ( albendazol 200 mg/gói - bột pha hỗn dịch uống ): Tới 2 tuổi : Uống 01 gói ( liều duy nhất) Từ 2 Tuổi: Uống 02 gói (liều duy nhất) , không đòi hỏi những phương thức đặc biệt như nhịn đói hay dùng thuốc xổ khi dùng thuốc
      - Hoặc dạng siro như : Helmintox ( Pyrantel 125/2,5 ml) uống theo hướng dẫn sử dụng
      5/ Lưu ý phòng bệnh hơn chữa bệnh các biện pháp phòng ngừa giun sán

      1.Rửa tay cho trẻ em trước khi ăn và sau khi đi tiêu
      2.Cho trẻ ăn chín , uống nước chín đun sôi để nguội
      3.Cho trẻ đi tiêu đúng hố xí hợp vệ sinh
      4.Vệ sinh thân thể cho trẻ , thường xuyên giặt mùng mền chiếu gối
      5.Rửa đồ chơi cho trẻ thường xuyên ở nhà , nhất là ở các nhà trẻ , trường học, khu vui chơi công cộng
      6.Xổ giun định kỳ 6 tháng 01 lần ( 4 tháng 01 lần ở những vùng tỷ lệ nhiễm cao, mất vệ sinh),
      7.Không cho trẻ em đi chân đất nhất và ở những vùng có trồng hoa màu, trồng cây ăn trái đặc biệt ở những địa phương có thói quen bón phân tươi cho cây trồng .
      8. Điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình hoặc cả vườn trẻ ( Nhất là giun kim ) để tránh tái nhiễm


    8. thutkv
      thutkv
      suốt ngày ăn rau cải xoong, rau muống, lại nôm ngó sen nữa,... mấy loại rau này thì chứa nhiều giun sán quá trời. toàn những loại rau mình hay ăn thôi: những loại rau chứa nhiều giun sán
      Mọi người chú ý cẩn thận nhé,
    9. linhsimdep
      linhsimdep
      Tự minh chồng là tin tưởng nhất, chứ giờ ra chợ không biết lối nào mà lần ý
    10. bomecuana
      bomecuana
      mình nghĩ tin nay hết sức tào lao !
    11. CuongTranCao
      CuongTranCao
      mọi nỗi lo trên hiện nay đã có cách giải quyết r
    12. Bảo An Tamsoa
      Bảo An Tamsoa
      thế này thì giờ tự trồng rau tự chăm thì mới an toàn chứ chả dám mua nữa
    13. mongmanh1919
      mongmanh1919
      rau sống nhìn thì đẹp con mắt, nhưng tốt hết dè chừng cái miệng, nhịn ăn đi cm nhỉ, ngoài quán lại còn hay làm ko sạch, ẩu nữa
    14. NgocBao192
      NgocBao192
      Em đi mua rau toàn lựa chọn rau có màu vàng úa thôi, theo kinh nghiệm của em rau càng xanh càng đẹp là rau toàn phút thuốc bón phân mới nhất thì nó mới được xanh. Chứ rau sạch khi bị cắt đi thì nó héo luôn làm gì mà xanh được nữa. Tốt nhất tự trồng tự ăn thôi.

Chia sẻ trang này