Bài học từ cái chết của một người trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 30/3/2010.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Nếu ngày hôm qua bên cạnh những chăm sóc, yêu thương, H được bố mẹ báo trước về một môi trường mới với những mối quan hệ phức tạp và những cám dỗ luôn rình rập; nếu bố mẹ dạy H cách đón nhận và biết đối diện với nó thì H đã không quá ngỡ ngàng, hụt hẫng mà rất có thể H đã bình tĩnh hơn để đón nhận nó một cách dễ dàng. Giá như H được học cách ứng xử thế nào khi đứng trước khó khăn và phải biết chia sẻ, vượt qua nó thế nào khi phải đối diện với nó, thì hôm nay H đã có thể lạc quan, vững vàng mà tìm cho mình một cách giải quyết khác chứ không phải là một cái chết đau lòng không đáng có như H hôm nay.

    Hàng ngày, chúng ta vẫn nói đến những tệ nạn, những hệ lụy của một xã hội hiện đại, của một lối sống không lành mạnh, thiếu sự quan tâm, chăm sóc đã dẫn đến những con đường phạm tội, những nhận thức sai lầm, những hành động dại dột của những thanh niên hay những cô cậu học trò tuổi mới lớn.

    Mỗi khi có một thanh niên hay một học trò nào đó bị bắt vì phạm tội ăn cắp, cướp của hay giết người, hay gần đây có kiểu hành xử tiêu cực như tự tử, hành xác của những học sinh, sinh viên khi không vượt qua được những sang chấn tâm lý đầu đời thì cái nguyên nhân sâu xa vẫn là từ gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ mải mê kiếm tiền, bố mẹ ly hôn, do ảnh hưởng từ môi trường, do không được ai quan tâm mà chúng đã theo bạn bè học đòi, bắt chước rồi bị rủ rê, lôi kéo... Có hàng nghìn lý do để giải thích cho cái lý do phạm tội của con trẻ, mà trong những lý do ấy thì lý do nào cũng khiến những ông bố, bà mẹ có lương tâm phải đau lòng, phải suy nghĩ về cách giáo dục, về trách nhiệm, sự quan tâm, chia sẻ của mình khi sự việc đã rồi.

    Vậy còn những đứa trẻ được quan tâm, chăm sóc quá kỹ càng thì sao? Tại sao chúng vẫn mắc những sai lầm. Và khi đứng trước những sai lầm ấy, chúng đã làm gì?

    Là sinh viên năm thứ nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội, H được biết đến như một học sinh điển hình của một trường cấp III thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Gia đình, bạn bè, nhà trường ai nấy đều tự hào khi nhắc đến cậu học trò ngoan hiền, học giỏi nổi tiếng cả vùng này. Gia đình không khá giả, nhưng H cũng như các bạn cùng lứa tuổi đến trường với biết bao niềm vui và những mơ ước giản dị. Không đua đòi, không sành điệu, không điện thoại đắt tiền, không chơi game... tất cả tệ nạn với H đều là "không". H trong sáng, sạch sẽ như tờ giấy trắng và an toàn trong sự chăm sóc cực kỳ kỹ càng của gia đình. Từ việc ăn, ngủ của H cũng luôn được mẹ giám sát, quan tâm chu đáo. H không phải làm bất cứ công việc gì ngoài việc học, ăn và chơi. Thậm chí đi ngủ mẹ còn phải mắc màn, đi tắm mẹ còn pha nước...

    Sự chăm sóc quá kỹ càng, chu đáo của bố mẹ, gia đình và một môi trường trường lớp quá trong sạch, không va vấp, không tệ nạn cộng với những tâm hồn bạn bè trong sáng, vô tư, không ganh tị, không tính toán đã cho H một cuộc sống quá an toàn.

    Ngày bố mẹ H được công an mời lên nhận xác con cũng là cái ngày bố mẹ H đau đớn vật vã cố tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết tức tưởi của con trai mình. Nguyên nhân là do H nghiện game, phải học lại nhiều môn, bị nhà trường đình chỉ học, buồn chán và không tìm được lối thoát nên H đã tìm đến cái chết. Nhưng bố mẹ H không tin điều đó, con trai bà chăm học lắm, nó ngoan lắm, biết nghe lời bố mẹ lắm, nó không thể bỏ học chơi game được. Bà đâu biết rằng những niềm tin, những hi vọng mà bà đặt nơi H cũng giống như bao người mẹ khác đặt nơi con cái khi con lên thành phố theo học. Đó cũng từng là những đứa học trò rất ngoan, là học sinh điển hình của trường. Nhưng nó cũng giống H - con trai bà - từ một đứa trẻ nông thôn ngỡ ngàng trước môi trường đông đúc đầy cám dỗ nơi thành phố, rồi môi trường bạn bè, những tính toán, ganh tị... mà cảm thấy hụt hẫng, thất vọng rồi chán nản, học đòi để đến khi bế tắc. Có đứa thì biết vượt qua. Nhưng đứa lại yếu đuối do chưa từng bị va vấp, mà không thể vượt qua được bản thân, không vượt qua được cái bóng của một hình tượng cộng thêm sức ép về tâm lý từ gia đình, bạn bè, nhà trường mà đã phải tìm đến cái chết.

    H hôm nay cũng có thể vì không muốn xóa đi hình mẫu điển hình của một cậu học sinh giỏi nổi tiếng một thời, hay vì H sợ hãi không dám đối diện với gương mặt tràn đầy kỳ vọng, chờ đợi ngày vinh danh của cậu con trai cưng khi tiễn con lên trường của bố mẹ H mà H có hành động dại dột như vậy. Có thể chúng ta sẽ cho rằng đó là cách lựa chọn, cách hành động ngu ngốc nhưng một đứa trẻ nếu được chăm sóc quá kỹ về môi trường, vật chất mà lại không được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống thì chuyện buồn hôm nay rất có thể xảy ra lắm chứ.

    Trong xã hội hiện nay, những cậu ấm cô chiêu được cách ly trong một phòng riêng, được trang bị đầy đủ những thiết bị, công nghệ hiện đại chỉ để dành cho việc học tập của các em. Hàng ngày, các em chỉ biết đến trường, về nhà lại làm bạn với gian phòng của mình, ít giao tiếp với bạn bè, mọi chia sẻ đều là trong gian phòng riêng, với những thiết bị học tập. Chính vì vậy mà khi gặp phải những thay đổi trong tâm lý, những vấn đề trong học tập, hay những mâu thuẫn bạn bè, tình cảm, các em đã không tự tìm được cách giải quyết dẫn đến tâm lý thất vọng, bất cần, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống, thậm chí có em còn bế tắc không vượt qua được bản thân mình mà tìm đến cả cái chết.

    Tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái là không gì có thể so sánh, nhưng đôi khi chúng ta đã không hiểu hết được những việc chúng ta đang làm có thật sự là tốt nhất cho con cái hay không. Bên cạnh việc chuẩn bị cho con cái một môi trường sống lành mạnh, một cuộc sống đầy đủ thì chúng ta cũng nên trang bị cho các em tư tưởng, tâm lý vững vàng. Chúng ta có quyền kỳ vọng, đặt niềm tin vào những mầm non do mình nuôi trồng, nhưng chúng ta cũng đừng nên tạo áp lực, gây tâm lý lo sợ mà hãy biết bao dung, chấp nhận giúp đỡ, chia sẻ và truyền vào chúng những tư tưởng lạc quan để chúng có thể đủ tự tin, mạnh mẽ vượt qua những khó khăn đầu đời.

    Chuyện của H là một câu chuyện buồn, nhưng cũng là một bài học. Bố mẹ H dành những yêu thương, chăm sóc hết mực cho H không phải là lỗi, họ đã dành tất cả những gì tốt nhất có thể cho H. Giá như H cứ hư hỏng, nghịch ngợm, học dốt, đua đòi đi thì họ lại không bất ngờ, không đau đớn đến thế. Nhưng H lại ngoan quá, trong sáng quá. H là cả niềm tự hào, niềm hi vọng của bố mẹ, của thầy cô, bạn bè nên việc họ không thể chấp nhận cái chết của H cũng là điều dễ hiểu.

    Chỉ có thể nói, nếu ngày hôm qua bên cạnh những chăm sóc, yêu thương, H được bố mẹ báo trước về một môi trường mới với những mối quan hệ phức tạp và những cám dỗ luôn rình rập; nếu bố mẹ dạy H cách đón nhận và biết đối diện với nó thì H đã không quá ngỡ ngàng, hụt hẫng mà rất có thể H đã bình tĩnh hơn để đón nhận nó một cách dễ dàng. Giá như H được học cách ứng xử thế nào khi đứng trước khó khăn và phải biết chia sẻ, vượt qua nó thế nào khi phải đối diện với nó, thì hôm nay H đã có thể lạc quan, vững vàng mà tìm cho mình một cách giải quyết khác chứ không phải là một cái chết đau lòng không đáng có như H hôm nay.

    Tác giả: Nguyễn Lam
    Nguồn: Tuần Việt Nam
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. htrang191

    htrang191 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/7/2009
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    e cũng từng có 1 cậu bạn y như vậy ,hồi đi học cấp 3 hiền lành, ngoan lắm ý, thế mà rồi vào ĐH, bắt đầu chơi game, rồi bị đúp 1 năm, 2 năm sau lại bị đuổi học, cuối cùng khi bạn bè đã học hết năm thứ 4 thì mình lại về quê, ôn thi lại. May mà đỗ y thái bình, lúc đó mới bắt đầu làm lại từ đầu. Giờ thì bạn bè đã ra trường, kết hôn sinh con rồi, thì bạn đó vẫn mới là SV năm 2. Cái giá phải trả quá đắt, cũng còn may là làm lại được.
    Em ko biết sau này phải dạy con như thế nào nữa!
     
  3. huudoanh

    huudoanh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/3/2010
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Ngay cả mình nhiều khi cũng thấy lạc lối ,không đỉnh rõ đường đi bước nữa là ..Có điều chưa khi nào mình phạm phải những sai lầm lớn.Nếu chúng ta biết nhìn nhận phải ,trái ,hay,dở ..thì tin rằng bạn sẽ giúp được con em mình những vấn đề có thể sẽ gạp phải trên đường đời và học cách chấp nhận nó như thế nào.
     
  4. anhtuangiang

    anhtuangiang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/9/2009
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Nhiều khi mình cứ nghĩ:
    Người chồng tốt, lý tưởng: chung thủy, thật thà, thẳng thắn, cao thượng, thương yêu vợ con, đàng hoàng... nhưng thỉnh thoảng phải pha thêm chút: vũ phu, đểu một tí, láu cá một tí, cay nghiệt một tí.... thì giữ gia đình hạnh phúc, nuôi dậy con cái tốt hơn là những người chỉ có mặt tích cực mà không có chút tiêu cực.
    Con cái tốt, ngoan ngoãn: biết nghe lời, trung thực, thẳng thắn, dũng cảm, thật thà, chăm học, bản lĩnh, thương yêu bố mẹ, anh chị em....vvv nhưng phải pha thêm biết cãi một chút, bạo dạn, biết nói dối hợp lý, lì lợm một chút, biết đánh nhau một chút, biết mời bạn gái uống nước cam, biết mời bạn trai ăn kẹo lạc..vv thì tốt hơn là chỉ có một vế tích cực hoặc tiêu cực.
    Theo mình con cái ở với bố mẹ khoảng 3-4 tiếng còn lại ngoài xã hội(trường, bạn bè...vv) nên dậy con cái cũng đủ cả tốt, đẹp, xấu có kiểm soát, hạn chế thì con cái chúng ta không rơi vào những tình trạng xấu, tránh được cám dỗ tốt hơn. Cái gì cấm thì trẻ con càng tò mò khám phá, người lớn cũng vậy thôi, nhưng hiểu và biết những cái tốt, xấu thì dễ tránh được cái xấu. Tại sao có hai quan điểm dậy hoặc không nên dậy tình dục học đường cho trẻ em. Rất đơn giản, còn mình theo trường phái dậy cho con chứ sao không dậy, nhưng dậy cho con để con kiểm soát được những hành vi xấu thôi, để con cái chuân bị tinh thần vào đời chứ.
     
    architectNga Bống thích.
  5. aloloa

    aloloa Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/2/2010
    Bài viết:
    647
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    28
    Game cũng gần như thuốc gây nghiện muốn bỏ nó chỉ có chính mình thôi.Hix
     
  6. phamthebac

    phamthebac Thành viên mới

    Tham gia:
    13/4/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Theo tôi thấy, chơi game hại nhiều hơn lợi :D
    __________________
    Christian Online Dating
    divorce advice
     
  7. mechuotchich

    mechuotchich Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/4/2010
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Thực tế chơi game trong chừng mực có thể phát triển trí tuệ của trẻ nhưng nếu nghiện game thì tác hại khủng khiếp
     
  8. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Chơi game là một thú vui tốt. Nó chỉ có hại nếu chơi quá nhiều thôi.
     
  9. anhtuangiang

    anhtuangiang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/9/2009
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Mình nghĩ, bô mẹ luốn là những nguời bạn tốt, chia sẻ với con cái sẽ tránh được nhiều điều đáng tiếc, mình rút kinh nghiệm là nếu đối xử với con cái luôn trong tình trạng bố con; mẹ - con dưới các hình thức áp đặt, dạy bảo...vv sẽ gặp rất nhiều tình huống con cái nói dối, con cái cãi lại, tìm cách chống đối lại. Như vậy thì chệch mất mục tiêu của bố mẹ rồi. Mình thích và đang làm cái mà mọi người gọi Bố Mẹ là người bạn thân của con cái, kết quả tốt lắm các Mẹ a
     
  10. .Sonic.

    .Sonic. Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/4/2010
    Bài viết:
    6,416
    Đã được thích:
    1,420
    Điểm thành tích:
    863
    Có mẹ nào đã đọc bài hịch game online chưa, mình mới chỉ ngó qua trên mặt báo thôi chứ chưa được đọc toàn bộ, nhưng mà cũng hay lắm, hi! làm được như bài hịch thì game ko hề xấu nữa, nhưng tiếc là có một số bạn đam mê game quá mức nên đã bỏ lỡ cuộc đời mình...
     
  11. mecuacon_288

    mecuacon_288 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/5/2009
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    131
    Điểm thành tích:
    83
    mình trước đây cũng từng hụt hẫng vô cùng và thất vọng vô cùng khi ra Hà Nội học, cuộc sống bon chen không tình cảm thân thiết như ở làng xóm nghèo quê mình, thất vọng với cách dạy của giáo viên đại học (chỉ rình moi tiền của sv mối dịp thi...) thêm vào đó thất vọng vì mẹ kỳ vọng quá mà không biết cảm thông... mình đã từng chán nản thật sự. Một đứa con gái vốn chăm chỉ, ngoan ngoãn hiền lành và học giỏi có tiếng ở quê, bỗng chốc trở thành đứa lì lợm ngang bướng, bỏ học thường xuyên để đi dạy thêm kiếm tiền...học (tuy ngoan ngoãn hiền lành nhưng mình lại tự lập từ bé, tự làm thêm để có tiền đi học cấp 2, cấp 3 và cuối cùng là bước chân được vào 1 trường ĐH khá danh tiếng của HN)
    Có lúc mình cũng thấy bế tắc vô cùng, nhưng thật may mắn mình lại không dính vào các tệ nạn gì lúc đó, mà chỉ là tâm trạng u uất không giải tỏa được nên sức học cũng vì thế không tốt. Thật may hơn là mình cũng ra được trường với tấm bằng cử nhân đúng thời gian như tất cả những người chăm chỉ học hành khác.

    Mình thấy rằng dù gia đình giàu hay nghèo cũng không phải vấn đề chính, cái quan trọng là bố mẹ cần quan tâm gần gủi con hơn, dạy con biết cách chia sẻ cảm xúc và giải quyết vấn đề.
     
  12. Zinzincoi

    Zinzincoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/3/2008
    Bài viết:
    1,580
    Đã được thích:
    205
    Điểm thành tích:
    103
    Ai có cao kiến gì để con mình không bị nghiện game không ạ. Có nên cho bé tiếp xúc với game từ bé (3-4t) không? Em thấy nhiều người bảo không nên,vì sợ nó mê game. Nhưng em thì muốn bé cũng phải biết về máy tính một chút, muốn bé làm quen với máy, vậy thì làm thế nào hả các bác?
     
  13. me_yeu_tina

    me_yeu_tina Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/5/2009
    Bài viết:
    1,243
    Đã được thích:
    293
    Điểm thành tích:
    123
    Em thì chẳng dám phát biểu gì ý kiến hay ho vì con e còn quá nhỏ! Nhưng theo em k nên để bé tiếp xúc cái gì quá sớm so với tuổi của bé cả.
    Còn nghiện ngập hay k cũg do sở thích và tính cách của từng người thôi. quan trọng nhất là do cách cha mẹ dạy dỗ con làm sao.
    Con e mà lớn chút nữa, sẽ cho ngủ giường riêng chứ k cho ngủ phòng riêng như nhiều bậc cha mẹ khác( tạo tính tự lập theo như cách họ nghĩ).
    Nếu có chơi vi tính thì phải có bố mẹ ngồi kèm, và cũng chỉ cho chơi những trò có tính giáo dục, lành mạnh.
    Đây là chút suy nghĩ của em..hic
     
  14. I_LOVE_U

    I_LOVE_U Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/5/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    mình thấy game online không chỉ trẻ em mà người lớn nghiện khiếp lắm
     
  15. beotronxinhxan

    beotronxinhxan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/5/2009
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    232
    Điểm thành tích:
    83
    mình thấy đối với trẻ em vị thành niên game chỉ có hại. lợi là lợi túi tiền của nhà cung cấp dịch vụ mà thôi. thiết nghĩ, nếu nhà nước có biện pháp đúng đắn và nghiêm khắc, ví dụ giờ cung cấp dịch vụ game là từ giờ nào đó trong ngày đến mấy giờ tối thôi chẳng hạn. như vậy sẽ không có những trường hợp học sinh thức đêm chơi game để ngày không đi học được, không có những trường hợp chơi thông ngày thông đêm để rồi ngất bên bàn máy vi tính...
     
  16. In&De

    In&De Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    111
    Điểm thành tích:
    43
    Mình thì thấy cái gì quá cũng không tốt, bố mẹ quá bao bọc cho con cũng không phải là tốt. Ngẫm lại mình ngày xưa, khi còn đi học đại học mình đã biết chơi với tất cả các loại người, mình đã biét phân biệt người ta có thể xấu với người khác nhưng không xấu với mình là được. mình vẫn chơi, nếu không chơi với ngươi xấu mình sẽ không biết những cái xấu mà tránh. Giờ mình sẽ giáo dục con mình theo cách đó. quan trọng nhất là con phải tự lập, không phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều. Vì mình cũng không thể đi theo con mình cả đời được. con học giỏi là mơ ước của tất cả những ai làm bố, làm mẹ và luôn tạo những gì tốt nhất cho con mình. Mình cũng là mẹ và cũng mơ ước điều đó, nhưng mong muốn lớn nhất không phải con chỉ giỏi kiến thức mà còn là hiểu biết, nhận thức tốt về xã hội nữa.
    Đối với chơi game, mình thấy chơi ở mức vừa phải thì vẫn là tốt mà.
     
  17. hoclambo287

    hoclambo287 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bài học từ cái chết của một người trẻ

    Điều tốt nhất chúng ta có thể cho con của mình không phải là điều kiện sống tốt nhất mà là niềm tin,sự mạnh mẽ để vượt qua khi gặp khó khăn,thất bại khi bị vấp ngã trong cuộc sống!, và cách duy nhất để con có đc điều đó là hãy cho nó vượt qua hàng rào an toàn của mình,cho nó biết thế nào là "Thất bại":)
    Cách tốt nhất để con bạn không nghiện game là hãy cho nó tiếp cận sớm với game, và làm sao cho nó thấy đc tác hại của game nếu chơi nó quá nhiều:D
     
  18. Tuananh178

    Tuananh178 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/7/2010
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bài học từ cái chết của một người trẻ

    Để con biết cái xấu rồi tránh sẽ tốt hơn là bắt con tránh xa cái xấu.
     
  19. quanthuha

    quanthuha dauduahandmade.tk

    Tham gia:
    30/10/2009
    Bài viết:
    7,431
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bài học từ cái chết của một người trẻ

    Sao em thấy có mấy bài bác Kiên post lên mà không đọc được nhỉ
     
  20. Mariahn

    Mariahn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/7/2010
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bài học từ cái chết của một người trẻ

    Đúng là một bài học.. Cần rèn luyện bản lĩnh cho trẻ thay vì chỉ bao bọc nó..
     

Chia sẻ trang này