Thông tin: Bài tập về nhà

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Hải Phạm, 7/12/2010.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Bạn không nên để con làm bài tập về nhà như là một sự chống đối. Nếu bạn hướng dẫn con nhẹ nhàng, không áp đặt, thúc giục, thì những bài tập ấy sẽ dạy cho con rất nhiều giá trị của việc học hành chăm chỉ, và bạn cũng sẽ hiểu con hơn. Tuy nhiên, để kèm được con học tốt, bạn cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, bạn cần hiểu được quan điểm của giáo viên khi giao bài tập về nhà cho các con.

    Tại sao giao viên lại giao bài tập về nhà?

    Giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh vì 3 lí do cơ bản sau đây:

    - Khiến trẻ thực hành những kĩ năng, học lại những kiến thức mà chúng đã học trên lớp ( ví dụ như để trẻ luyện tập thêm những công thức toán)

    - Giúp trẻ có thêm kiến thức nền cho bài học sau ( có thể như đọc một chương trong sách ở nhà để tới lớp thảo luận)

    - Cho trẻ làm quen với việc làm việc theo các chủ đề lớn, cần nhiều thời gian và cần tìm kiếm các nguồn thông tin bên ngoài ( như thông tin trên thư viện, trên mạng điện tử, hoặc thông tin từ chính các vị phụ huynh)

    Trước hết tác dụng chính của bài tập về nhà là nhằm giúp trẻ có thói quen học tập ngoài giờ, cũng như giúp trẻ hình thành ban đầu kĩ năng sắp xếp phân bố, sắp xếp thời gian. Khi trẻ học tiểu học, nhất là khi học phổ thông, những học sinh chịu khó làm nhiều bài tập thường dành được điểm cao hơn các bạn khác trong những bài kiểm tra kiến thức định kỳ. Đó cũng là lí do vì sao mà giáo viên luôn đặt yêu cầu cao cho việc học, muốn trẻ làm nhiều bài tập, học nhiều hơn.

    Bao nhiêu bài tập về nhà là đủ?

    Mặc dù không có nguyên tắc cố định nào cho số lượng bài tập giao cho học sinh, nhưng chính phủ nước Anh thì cho rằng đối với trẻ từ khi đi học mẫu giáo cho tới lớp 4 mỗi ngày không nên giao bài tập làm mất hơn 30 phút, không giao bài về nhà vào cuối tuần hoặc vào những kỳ nghỉ.

    Có một số trường thường bắt học sinh làm nhiều bài tập hơn các trường khác, nhưng điều này không có nghĩa là học sinh trường đó đạt kết quả cao hơn, nhất là ở trường tiểu học. Nhiều bài tập quá không chỉ khiến cho các con cảm thấy quá tải, mà còn làm ảnh hưởng những hoạt động bổ ích khác như chơi thể thao, chơi nhạc, và giải trí. Cái gì nhiều quá đều không tốt.

    Phối hợp với giáo viên

    Bạn nên có liên hệ thường xuyên với giáo viên của con. Nếu con gặp khó khăn khi học trên lớp, thì tất nhiên bạn muốn giáo viên thông báo cho bạn tình hình sớm nhất có thể. Ngược lại, nếu bạn có lo lắng về những bài tập về nhà của con, thì bạn cũng thảo luận luôn với giáo viên của con, chứ đừng đợi tới khi tình hình tồi tệ hơn mới có sự trao đổi.

    Một vài vấn đề phụ huynh cần liên hệ với giáo viên

    1. Làm bài về nhà mất quá nhiều thời gian: Nếu con bạn dành nhiều hơn lượng thời gian gợi ý ở trên để làm bài về nhà thì bạn nên trao đổi với giáo viên, để tìm hiểu xem có phải con mình mất nhiều thời gian làm bài tập hơn các bạn khác hay là vì lượng bài tập được giao cần nhiều thời gian hơn cô giáo định. Nếu đó là vấn đề của một mình con bạn, thì đây cũng là dấu hiệu đáng lo về khả năng học tập của con. Có một số học sinh vì nhận thức và tiếp thu hạn chế đã cố dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành các bài trên lớp. Điều này cũng đáng khen và tôn trọng nhưng có thể là không cần thiết. Nó có thể khiến trẻ thấy mệt mỏi. Hơn nữa, nếu vấn đề được nhận ra sớm, sẽ có nhiều phương pháp hiệu quả để khắc phục. Vì vậy, nếu con bạn gặp khó khăn hơn các bạn khác khi làm bài tập, cần cho con kiểm tra lại sự hạn chế khả năng học. Và nếu như đúng là con có biểu hiện đó, thì bạn cũng cần phải chắc chắn là cô giáo có lưu ý tới khả năng hạn chế của con và giao cho con lượng bài tập phù hợp.

    2. Trẻ không hiểu bài tập về nhà: Hầu hết ở mọi cấp, học sinh thường được học lý thuyết ở lớp rồi thực hành, luyện tập thêm ở nhà. Nếu như con có vẻ không hiểu hết bài tập về nhà, thì có thể vì con đã quên nhưng ý học trên lớp, hoặc vì cô đang giao bài về nhà có khái niệm, công thức mới. Nếu bài tập không hợp với con, thì bạn có thể nghĩ răng con học sẽ không hiệu quả, và tất nhiên cô giáo cũng cần nhận được những phản hồi về vấn đề này.

    3. Trẻ không thể tập trung: đây cũng là một biểu hiện để bạn xem liệu có vấn đề gì với bài tập về nhà của con ( cũng có thể là do con quá mệt) hay con cũng mất tập trung cả khi trên lớp.

    4. Trẻ mất quá nhiều thời gian với bài tập của một môn cụ thể: Bạn cần phải trao đổi với giáo viên về điều này. Có thể cách học của con không hợp với cách giảng bài của cô, nên con khó hiểu, và mất nhiều thời gian để làm bài tập. Bạn có thể giúp con bằng giảng giải với những cách khác nhau, ví dụ như có thể dùng cây kẹo khi nói về phép cộng, phép trừ, hoặc chia chiếc Piza thành lát nhỏ khi dạy về phép chia. Bạn cũng có thể bảo cô giảng thêm cho con ngoài giờ và cô có thể nhận ra vấn đề rõ hơn để phối hợp với gia đình tốt hơn.

    Để bài tập về nhà trở nên bổ ích

    Bài tập về nhà giúp con biết áp dụng các phương pháp phù hợp khi làm bài và có thể nghĩ ra các hướng giải quyết hay hơn. Chỉ có một số trẻ em là thực sự thích làm bài tập và chúng đã học được rất nhiều từ những bài tập ấy. Làm bài tập về nhà không chỉ giúp con nắm vững kiến thức trên lớp mà còn giúp con dần hình thành khả năng tự học một mình hiệu quả, biết cách sắp xếp thời gian, lượng bài, nộp bài đúng hẹn. Các con sẽ biết nên ưu tiên làm việc gì trước và biết cân đối giữa chơi và học.

    Là các bậc làm cha làm mẹ, bạn có thể giúp con luyện tập và hình thành những kĩ năng đó thông việc cùng con học bài về nhà. Đó là dịp tốt nhất để bạn có thể quan sát con học như thế nào. Mặc dù trẻ có những hành động, phản ứng ở trường không giống như ở nhà, nhưng bạn vẫn có thể biết được con học như thế nào khi quan sát con giải quyết các bài về nhà:

    Nên chú ý xem:
    - Con có thể tập trung trong bao lâu khi làm bài?
    - Con có dễ bị mất tập trung không?
    - Con thích thú hay lảng tránh những bài khó
    - Có có lên kế hoạch lượng bài và thời gian hay luôn bỏ bê cho đến phút chót mới làm?
    - Con có thực sự hiểu những khái niệm, công thức nền tảng cho bài về nhà?
    - Con dành bao lâu thời gian để làm bài về nhà?
    - Nếu con đang gặp một bài khó, và chưa tìm ra ngay câu trả lời thì con sẽ cố gắng để không bị nản chí như thế nào?

    Đặt ra những mong muốn

    Bạn cần phải đưa ra những mong muốn rõ ràng khi con làm bài về nhà. Nếu bạn thấy những bài tập đó rất hữu ích, thì bạn nên nói rõ điều đó với con. Tốt hơn hết là bạn nên giúp con chuẩn bị các dồ dùng học tập cần thiết, tạo một không gian học tập, rồi sau đó cho con một lượng thời gian hợp lý để con làm bài tập. Điều quan trọng nhất là bạn luôn bên cạnh con để sẵn sáng giúp con khi con cần.

    Khi đưa ra mong muốn, tốt nhất là nên nói cho con về những nỗ lực mà bạn mong muốn khi con làm bài, chứ không nên nói nhiều về kết quả con phải đạt được. Một đứa trẻ sau khi đã có gắng hết sức và đạt điểm C, nhưng nó có thể vẫn có thể được nhận những lời khen ngợi. Chúng ta không thể trách con khi con không nắm được hết các kiến thức mà ngoài tầm năng lực của con. Tương tự, khi một đứa trẻ có thể làm xong bài trong chớp nhoáng một cách vô cùng dễ dàng thì chúng ta cũng không cần khen quá mức. Hãy để cho con làm những bài mang tính thử thách một chút so với khả năng của con. Có rất nhiều giáo viên đã có những bài tập ngoài chương trình rất bổ ích với những phần thưởng để khuyến khích học sinh khá, giỏi. Nếu con có khả năng làm được những bài tập đó thì cũng đáng để con tự hào.

    Phương pháp kèm con học

    Rất nhiều phụ huynh có phương pháp kèm con học rất độc đoán, chủ yếu vì chính bản thân họ khi nhỏ cũng bị kèm cặp như vậy. Các ông bộ bà mẹ thường quát lên: “Con phải làm bài tập đấy, bây giờ đi làm ngay đi!” Nếu mà con vẫn chưa làm, tất nhiên họ sẽ nổi cáu và nghĩ ra các hình phạt đối với con như “cấm xem tivi 1 tháng”. Và thế là việc làm bài tập về nhà trở thành một trận đánh vật đối với bọn trẻ, và chúng làm bài tập chỉ là chống đối.

    Tuy nhiên, bạn có thể khiến cho tình hình không tồi như vậy. Có một cách tích cực hơn là hãy học cùng con và hướng dẫn con khi cần thiết. Giống như một huấn luyện viên, bạn luôn muốn các vận động viên của mình thể hiện năng lực tốt nhất, nhưng vào cuối thì đó cũng là một đòi hỏi khá nặng nề. Thay vì đặt ra những quy định cho con về việc làm bài tập, bạn có thể tâm sự, giải thích với con rằng: Việc con học tốt ở trường là rất quan trọng, và bài tập về nhà cũng là một phần việc quan trọng cho việc học ở trường. Đó là sự thât, và bạn luôn mong con nỗ lực hết sức vào những bài tập đó. Bạn cũng sẽ giúp con theo cách tốt nhất ( kể cả việc đôi khi bạn nhắc con làm bài khi con mải chơi và quên mất), nhưng con vẫn là người suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

    Một trong những điều rất khó tránh là con có thể sẽ thất bại nhiều lần và với cương vị là người kèm cặp, bạn cần chấp nhận điều đó. Điều này nghe có vẻ trái với trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Những các con cần học tập từ cả những thất bại lẫn thành công, và quan trọng là con đã vượt qua những thất bại đó như thế nào. Khi con mắc lỗi, thay vì mắng con, bạn nên giúp con nhận ra cái sai và nên làm gì để lần sau tốt hơn. Hãy cố gắng giúp con tập trung vào những mục tiêu tích cực. Những điều bạn đang dạy con là cần làm việc chăm chỉ và sống lạc quan là mục tiêu, là bài học lâu dài chứ không phải là một bài kiểm tra xem con có đạt mong muốn của bạn hay không.

    Một vài lời khuyên:
    - Sau khi con từ trường về, nên cho con chơi và thư giãn một lúc trước khi cùng con làm bài tập về nhà
    - Bạn có thể khiến con học tốt hơn bằng cách tạo ra một không gian học tập với bàn hoc sạch sẽ, ánh sáng chuẩn và tránh xa những thứ tiêu khiển, như tivi
    - Nếu con có bài tập lớn, bạn có thể chỉ bảo con chia nhỏ từng phần giải quyết vào mỗi tối, và như vậy, con sẽ không cảm thấy bị quá tải, chán nản và bỏ mặc đống bài đó đến phút chót.


    Biên dịch: Huongxing thành viên diễn đàn lamchame.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này