Kinh nghiệm: Bài Thuốc Cầm Máu Vết Thương Từ Dân Gian

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi conyeucuacha2016, 31/1/2018.

  1. conyeucuacha2016

    conyeucuacha2016 Thành viên mới

    Tham gia:
    29/6/2016
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Khi bị thương, cầm máu là thao tác đầu tiên cần phải làm. Dầu phong BB xin giới thiệu một số loại thuốc cầm máu vết thương cơ bản, được truyền miệng qua nhiều thế hệ, có nguyên liệu từ thảo dược, có sẵn trong bếp hoặc rất dễ kiếm tìm.
    Thuốc cầm máu vết thương từ các loại lá
    Một số loại lá cây có tác dụng cầm máu vết thương tại chỗ rất dễ kiếm xung quanh như cây bỏng, cỏ mực, huyết dụ, tam thất, nhọ nồi, móng rồng, lá tía tô, nõn chuối, lá dâu non… Trong trường hợp vết thương đang chảy máu mà không thể mua được thuốc tây y, bạn có thể dùng ngay một trong những loại lá cây này rửa sạch, dập nát rồi đắp lên vết thương sau đó dùng gạc ép lại.

    Cầm máu vết thương ngay khi bị thương
    Ngoài ra, một số nguyên liệu thiên nhiên khi kết hợp lại thì có thể tạo ra thuốc cầm máu vết thương dự phòng tại nhà. Vừa có tác dụng cầm máu tốt lại có thể kích thích hình thành da mô mới. Vì vậy, mỗi gia đình nên chuẩn bị cho một ít thuốc cầm máu vết thương loại này để phòng trường hợp cần thiết:

    1. Loại 1: Bột cây đại sâm hành (không cần hạn chế liều lượng). Phương pháp điều chế: đại sâm hành chỉ lấy củ (loại bỏ lá, rễ và thân), rửa sạch, thái mỏng, đem phơi (có thể sấy) thật khô, đem tán nhỏ thành dạng bột mịn sau đó cho vào chai hoặc túi kín đem cất đi dùng dần. Cách dùng tương tự như dùng với lá thông thường: rửa sạch vết thương sau đó rắc bột củ đại sâm hành lên vết thương, dùng gạc băng vết thương lại. Củ đại sâm hành ngoài tác dụng cầm máu còn có tác dụng giảm đau, kích thích lên da non của vết thương.
    2. Loại 2: Cây cẩu tích: lông cây cẩu tích sau khi ngâm cồn 90 độ đem phơi khô. Khi có vết thương chảy máu lấy đắp vào rồi băng ép vết thương thật chặt sẽ nhận thấy máu được cầm rất nhanh.
    3. Loại 3: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.
    [​IMG]

    Lưu ý: Sau khi sơ cứu cầm máu, nếu lượng máu bị mất khoảng dưới 150ml thì người bị thương có thể điều trị tại nhà. Nếu nhiều hơn thì bệnh nhân cần được đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng, tiếp tục theo dõi và theo chỉ định điều trị của bác sĩ

    Thuốc cầm máu vết thương từ rau củ
    Đối với vết thương nhẹ có thể dùng các loại rau củ có sẵn như tía tô, húng láng, hành lá… giúp cầm máu nhanh chóng.

    – Cây húng láng đem rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương, vị thuốc từ lá húng láng này còn có thể trị ngay sau khi bị vết thương do rắn cắn trước khi đưa người bị nạn đi bệnh viện.

    – Củ cải trắng (cải củ) rửa sạch, giã nhừ đắp lên vết thương hoặc có thể cắt ngang củ cải, chấm vào muối xát nhẹ lên vùng bị bầm máu, vết bầm sẽ tan nhanh.

    – Lá tía tô rửa sạch, giã nát sau đó đắp lên vết thương cũng có thể giúp cầm máu cho vết thương.

    [​IMG]

    – Lá cây xương xông rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương bị chảy máu do bị dao cứa đứt trên tay chân cũng cho kết quả cầm máu rất tốt.

    – Lá tía tô non nhai dập đắp lên vết thương sau đó băng lại để cầm máu ngoài ra sau khi dùng lá tươi còn có thể lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành dạng bột mịn rắc lên vết thương, không những có tác dụng cầm máu còn giúp vết thương mau lành.

    – Cây hành có thể dùng cả rễ, thân, lá nướng chín giã dập rồi đắp vào vết thương bị bầm dập, đau đớn có tác dụng rất tốt
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi conyeucuacha2016
    Đang tải...


Chia sẻ trang này