Thông tin: Bạn Đã Hiểu Đúng Về Bệnh Tiểu Đường Là Gì Chưa?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi vanthiembui8x, 25/3/2020.

  1. vanthiembui8x

    vanthiembui8x Thành viên mới

    Tham gia:
    5/12/2018
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Theo Cục Y tế Dự phòng, chỉ khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) được dự phòng và dùng thuốc theo quy định, tức là khoảng 70% bệnh nhân không hề nhận thức tình trạng mắc bệnh của bản thân.

    1. Bệnh tiểu đường là bệnh như thế nào?
    1.1 Tìm hiểu bệnh tiểu đường là gì?
    Theo thuật ngữ chuyên môn, bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hormone insulin của tụy bị thiếu hoặc giảm tác động trong cơ thể.

    Hiểu đơn giản đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc kháng lại insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

    Nếu lượng đường trong máu tăng lên, vượt quá tỷ lệ nhất định, máu trở nên đặc hơn, tạo áp lực lớn lên mạch máu. Về lâu dài, hiện tượng này sẽ gây ra nhiều biến chứng và đây chính là điểm đáng sợ của bệnh tiểu đường. Đặc biệt phần lớn các biến chứng của bệnh tiểu đường đều liên quan đến mao mạch và tùy từng trường hợp, bệnh nhân có thể bị mất thị giác, thậm chí các chi của chân tay có thể bị hoại tử.

    1.2 Dấu hiệu bệnh tiểu đường
    Các dấu hiệu bệnh tiểu đường rất dễ nhận biết nhưng cũng hay bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh khác:

    - Đi tiểu nhiều lần

    [​IMG]

    - Khát nước và uống rất nhiều nước

    [​IMG]

    - Đói quá mức

    [​IMG]

    - Cân nặng giảm bất thường

    [​IMG]

    - Hay mệt mỏi

    [​IMG]

    - Thị lực giảm sút

    [​IMG]

    - Các vết loét lâu lành và hay bị nhiễm trùng

    [​IMG]

    - Ngứa da

    [​IMG]
    - Da sạm và tối ở các vùng có nếp nhăn, nếp gấp

    [​IMG]

    - Tay chân tê hoặc đau nhói

    [​IMG]

    1.3 Ba loại bệnh tiểu đường
    Bệnh tiểu đường được phân ra thành 3 loại chính:

    a. Bệnh tiểu đường tuýp 1
    Tiểu đường tuýp 1 là bệnh tiểu đường do các tế bào β của tuyến tụy tiết ra insulin bị phá hủy. Khi đó, insulin không thể được tiết ra, vì vậy nếu bệnh nhân không thường xuyên cung cấp đủ insulin cho cơ thể thì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Trẻ em và trẻ vị thành niên có tỷ lệ khởi phát cao với bệnh tiểu đường tuýp 1. Triệu chứng ban đầu rất giống với bệnh cảm lạnh nhưng các triệu chứng xuất hiện sau đó bao gồm: khát nước, đi tiểu nhiều lần, giảm cân đột ngột. Các triệu chứng của đái tháo đường tuýp 1 biểu hiện rõ ràng và tình trạng bệnh tiến triển nhanh.

    Để điều trị bệnh này, bệnh nhân cần bổ sung insulin cho cơ thể để đáp ứng nhu cầu cần thiết, biện pháp được sử dụng thường là tiêm insulin.

    [​IMG]

    b. Bệnh tiểu đường tuýp 2

    Tiểu đường tuýp 2 (type 2) là một loại bệnh tiểu đường thường khởi phát ở những người có yếu tố di truyền về bệnh tiểu đường và có lối sống không lành mạnh: thừa cân béo phì, ăn uống không cân bằng, thiếu vận động, hay căng thẳng lo âu. Bệnh tiểu đường tuýp 2 được coi là một trong “7 bệnh lối sống lớn”.

    Chủ yếu người sau độ tuổi trung niên khởi phát bệnh này mà không có triệu chứng rõ ràng, bệnh tiến triển chậm và thường đi kèm bệnh lý khác nên bệnh nhân khó nhận biết. Không ít bệnh nhân phát hiện bệnh khi khám sức khỏe tại nơi làm việc và nơi sinh sống mà trước đó vẫn nghĩ rằng bản thân khỏe mạnh.

    Khi phát hiện mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân cần đến nhận tư vấn tại cơ sở y tế chuyên khoa để được duy trì điều trị và tiến hành kiểm tra với các xét nghiệm phù hợp. Việc kiểm soát lượng đường trong máu ban đầu có thể cải thiện qua lối sống lành mạnh, nhưng về lâu dài, bệnh nhân có thể chuyển sang điều trị bằng thuốc như thuốc uống hoặc insulin.

    [​IMG]

    c. Bệnh tiểu đường thai kỳ

    Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng bất thường trong trao đổi chất đường do ảnh hưởng của việc mang thai và được phát hiện hoặc khởi phát lần đầu khi mang thai. Nguyên nhân do hormone được tạo ra bởi nhau thai ức chế chức năng insulin, do đó gây ra sự tăng lượng đường trong máu.

    Trường hợp này chỉ có ở phụ nữ mang thai và thường sẽ hết khi không mang thai. Tất nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường, nhưng trường hợp thai phụ béo phì, mang thai khi lớn tuổi, tiền sử gia đình thai phụ có người bị tiểu đường thường sẽ có xu hướng dễ bị tiểu đường thai kỳ hơn.

    Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và kết hợp điều trị bằng thuốc để ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng sang thai nhi. Sau khi sinh con, bệnh nhân vẫn cần theo dõi để tránh bệnh tiểu đường thực sự.

    [​IMG]

    2. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
    Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường được thực hiện nhằm kiểm soát mức đường trong máu và giảm áp lực lên các mạch máu, có thể áp dụng tùy theo loại và triệu chứng của bệnh tiểu đường. Có 3 phương pháp chính:

    2.1 Ăn uống
    Liệu pháp ăn uống nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu bằng thói quen ăn uống lành mạnh có cân bằng. Các điểm chung cần lưu ý:

    - Ăn từ từ và nhai kỹ
    - Ăn uống lành mạnh, điều độ vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối
    - Không ăn vào đêm muộn hoặc trước khi đi ngủ
    - Không ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ no
    - Cố gắng cân bằng dinh dưỡng với nhận thức đầy đủ về khoáng chất và vitamin, đặc biệt là ba chất dinh dưỡng chính carbohydrate, protein và chất béo.

    Trước khi xây dựng chế độ ăn uống, bệnh nhân cần tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị.

    [​IMG]

    2.2 Vận động
    Liệu pháp vận động được áp dụng điều trị thúc đẩy glucose trong máu đưa vào tế bào để trở thành năng lượng và làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc vận động. Tuy nhiên, không phải loại vận động nào cũng tốt với bệnh nhân đái tháo đường, người bệnh cần có thể tập thể dục nhịp điệu, rèn luyện cơ bắp, tránh vận động nặng.

    Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và lập kế hoạch tập luyện ổn định, hiệu quả và phù hợp với khả năng của bản thân.

    [​IMG]

    2.3 Điều trị bằng thuốc
    Điều trị bằng thuốc nhằm kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường với sự hỗ trợ của thuốc. Có hai phương pháp chính: tiêm insulin và uống thuốc hạ đường huyết.
    Về cơ bản, điều trị bằng loại thuốc nào phụ thuộc vào lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy:
    - Thông thường, trường hợp lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy rất thấp hoặc gần như không có, biện pháp tiêm insulin được áp dụng.
    - Trường hợp việc tiết insulin từ tuyến tuỵ được duy trì ở một mức độ nào đó, biện pháp uống thuốc hạ đường huyết được áp dụng.

    [​IMG]

    * Chi phí điều trị bệnh tiểu đường
    Bệnh tiểu đường thường được ví là “bệnh nhà giàu” bởi thời gian điều trị lâu dài và chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Tuy nhiên, trong thực tế, chi phí điều trị bệnh tiểu đường khác nhau tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh và tình trạng của bệnh nhân.

    3. Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?
    Điều đáng lo ngại trong bệnh tiểu đường là các biến chứng của bệnh đái tháo đường, bao gồm:

    3.1 Biến chứng mãn tính
    Đây là những biến chứng khác nhau xuất hiện do lượng đường trong máu tăng lên tạo áp lực lớn lên mạch máu và chuyển hóa các chất đường, đạm, chất béo gây duy giảm chức năng nhiều bộ phận: mắt, não, tim, thận, thần kinh, tay chân…

    a. Biến chứng mắt (thị giác)
    Hình ảnh của sự vật đi vào tròng mắt được khúc xạ bởi giác mạc hoặc thủy tinh thể rồi chiếu lên võng mạc, lúc này não sẽ ghi nhận hình ảnh đó.

    Võng mạc là một màng mỏng với vô số dây thần kinh ở đáy mắt và mao mạch căng xung quanh. Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch bị tổn thương, dẫn đến giảm thị lực và mù lòa. Bệnh nhân hay gặp các biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường…

    Để phòng tránh biến chứng này, bệnh nhân cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng và lối sống, đi khám mắt định kỳ tối thiểu 1 năm/lần và đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi mắt có biểu hiện bất thường.

    [​IMG]

    b. Biến chứng tim mạch
    Các biến chứng về tim mạch bao gồm: tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch.
    Bệnh nhân cần kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể bao gồm đường huyết, mỡ trong máu, huyết áp và kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng tránh biến chứng này.

    [​IMG]

    c. Biến chứng về thận
    Thận có nhiệm vụ lọc chất thải và các chất không cần thiết trong máu rồi thải chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng lên do bệnh tiểu đường, các vi mạch máu trong thận bị tổn thương, bộ lọc thận bị tắc nghẽn, không thể xử lý được chất thải và các chất không cần thiết, khiến cho việc giữ ổn định tình trạng của máu trở nên khó khăn. Lúc này thận bị suy giảm chức năng lọc, thậm chí là suy thận.
    Phòng ngừa các biến chứng về thận, bệnh nhân cần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp chế độ ăn uống khoa học ít muối, ít đạm, ít cholesterol, kiểm tra chức năng thận thường xuyên.

    [​IMG]

    d. Biến chứng thần kinh
    Là 1 trong 3 biến chứng lớn của bệnh tiểu đường cùng với biến chứng mắt và thận, nhưng phần lớn mọi người vẫn chưa hiểu rõ tại sao bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh. Về cảm giác, các triệu chứng thường được biểu hiện ở trạng thái từ châm chích, đau rát đến đau và tê các ngón tay, ngón chân, bàn chân. Nếu bị thương dù rất nhỏ, bệnh nhân hay bị nhiễm khuẩn, vết thương khó lành, thậm chí hoại tử tại vết thương.
    Kiểm soát đường huyết, huyết áp kết hợp với chế độ vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách để phòng biến chứng thần kinh.

    [​IMG]

    e. Biến chứng nhiễm trùng
    Bệnh đái tháo đường có hiện tượng đặc trưng là đường máu cao. Điều kiện này vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch, gây nhiễm trùng nhiều vùng trên cơ thể.
    Điều bệnh nhân cần làm để phòng tránh là luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đến gặp bác sĩ ngay.

    [​IMG]
    3.2 Biến chứng cấp tính
    Các biến chứng đột ngột có thể xảy ra ở người bệnh tiểu đường gây hậu quả đáng tiếc:

    a. Hạ đường huyết
    Bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết trong máu đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l) có thể do: uống thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống kiêng khem quá mức, tập luyện quá sức, uống nhiều bia rượu. Trường hợp hạ đường huyết, bệnh nhân đói cồn cào, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, tim đập nhanh.
    Trường hợp hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, bệnh nhân cần nhanh chóng bổ sung các chất dinh dưỡng chuyên biệt theo khuyến cáo của bác sĩ, kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút. Với trường hợp nặng, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay bởi bác sĩ chuyên khoa.

    [​IMG]

    b. Hôn mê
    Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể bị hôn mê đột ngột do đường huyết quá cao. Lúc này, bệnh nhân cần được mau chóng cấp cứu.
    Người bệnh cần kiểm soát đường huyết thật tốt kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể và phòng tránh nhiễm khuẩn.

    [​IMG]

    Tìm hiểu thêm về: 10 biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vanthiembui8x
    Đang tải...


  2. hoangthilam15353

    hoangthilam15353 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/3/2020
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mình có biết một địa chỉ này chữa bệnh tốt lắm. Bạn bị bất cứ bệnh nào, dù nặng đến mấy cũng có thể chữa khỏi được hết chỉ trong vòng 7 ngày(kể cả ung thư giai đoạn cuối). Hơn nữa, chỗ này làm việc rất tận tâm, bạn muốn trả bao nhiêu tiền thì trả (tuỳ tâm). Mình đã tham gia chữa trị bên này rất nhiều bệnh và khỏi hoàn toàn các bệnh mãn tính. Cũng chính vì vậy mà mình đã giới thiệu cho rất nhiều người đến với nơi đây:
    https://www.facebook.com/groups/658168738135790
     

Chia sẻ trang này