Nhiều người kiếm được nhiều tiền hơn người khác, nhưng vẫn luôn luôn rơi vào hoàn cảnh... cháy túi, lúc cần thì không có, thậm chí chỉ vì tiền mà các kế hoạch khác của cuộc sống đảo lộn theo. Lý do thật đơn giản: họ không có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Lập kế hoạch chi tiêu Cách đơn giản nhất để lập kế hoạch chi tiêu là “Giải pháp 60%” – có nghĩa là những chi phí thiết yếu như: ăn uống, nhà cửa, quần áo… chiếm khoảng 60% thu nhập của bạn. Phần còn lại dành cho tiết kiệm lương hưu, tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp (hoặc trả nợ), tiết kiệm ngắn hạn cho các chi phí phát sinh (đi du lịch, sửa chữa xe cộ…) và tiền giải trí… Tiết kiệm đúng cách Luôn có sẵn tiền lẻ (xu lẻ) trong người nếu bạn không muốn sau mỗi lần mua sắm, bạn lại có thêm một núi tiền xu lẻ trong nhà. Mặc cả: Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn có thói quen nói thách, vì thế, khi đi mua hàng, hãy chú ý mặc cả. Bạn không giàu để mua mọi thứ với giá trị không đáng có của nó. Một số nơi nổi tiếng về nói thách, nên kinh nghiệm là hãy mặc cả 1/3 giá tiền, rồi từ đó mặc cả dần lên. Tìm hiểu kỹ trước khi mua đồ: Một mặt hàng nhất định thường có nhiều nhà sản xuất và phân phối, và giá cả thường không quá chênh lệch. Vì thế, trước khi mua một món đồ, bạn hãy tìm hiểu kỹ về chất lượng, mẫu mã, khảo giá để mua được đồ tốt, hợp túi tiền. Chú ý những chiến dịch khuyến mãi, hậu mãi. Cẩn thận với những chiếc hoá đơn: Hãy sắp xếp hoá đơn theo từng chủng loại, đừng để chúng chất đống trong ví hay lăn lóc trong các góc nhà, để khi cần, bạn có thể dễ dàng tìm lại. Sắp xếp hoá đơn gọn gàng, hợp lý cũng là một cách để bạn kiểm tra mức độ tiêu dùng của mình để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Chi tiêu kế hoạch Hãy mua bảo hiểm y tế: Hãy suy nghĩ, nếu một ngày bạn bị tai nạn, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, sẽ ra sao nếu bạn không có tiền trang trải những chi phí y tế đó? Nếu như bạn không được mua bảo hiểm ở nơi làm việc, hãy thử mua với tư cách cá nhân. Mỗi tháng bạn sẽ mất đi một khoản từ thu nhập của mình cho tiền bảo hiểm, nhưng lợi ích về lâu dài của nó là thứ bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Kế hoạch chi tiêu dự kiến: Tiền nhà (nếu bạn phải thuê nhà) chiếm cao nhất: 35%, đồ đạc: 8%, thức ăn: 10%, đi lại: 15%, quần áo: 4%, chi tiêu cá nhân: 5%, tiết kiệm: 5%, trả nợ: 10%, y tế: 8% Tiết kiệm tiền lương hưu: Ngoài tiền lương hưu mà bạn có được từ nơi làm việc của mình, hãy dành 10 - 15% thêm tiền lương của mình cho việc đó. Bạn không thể biết chắc tương lai sẽ ra sao, và bạn cần có lương hưu để có thể sống độc lập ngay cả khi về già. Tận dụng cơ hội: Tìm cách tăng thêm thu nhập ở quanh bạn. Hãy tìm hiểu và đầu tư thêm vào một lĩnh vực nào đó nếu có cơ hội. Như chứng khoán chẳng hạn. Sự lên xuống thất thường của cổ phiếu có thể làm bạn đôi lúc đau tim, nhưng đó cũng là một cơ hội để bạn thử sức mình. Có chiến lược đối với các khoản nợ nần: Thẻ tín dụng tiện lợi để thanh toán ở mọi nơi trên thế giới, nhưng hãy cố gắng kiềm chế tiêu lạm và hãy cố gắng trả hết những món nợ tín dụng này. Kinh nghiệm tham khảo Nếu bạn chuyển đến một nơi mới sống và làm việc, hãy khoan sắm sửa vội: Bạn có thể xin những đồ người khác đã dùng và không cần đến nữa; đi làm thêm để kiếm tiền, nó không chỉ giúp bạn kiếm được chút tiền để trang trải cuộc sống, mà còn giúp bạn sống nhiều hơn, hiểu nhiều hơn về xung quanh mình. Nếu có tiền, đừng mua những đồ quá đắt đỏ và quá xịn. Gu của chúng ta luôn thay đổi. Hôm nay ta thấy bộ ghế này đẹp, nửa năm sau sẽ thấy nó sao mà rẻ tiền… Mua đồ cũ: Nếu khéo léo, hiểu biết, bạn sẽ mua được những đồ cũ vừa tốt vừa đẹp lại vừa rẻ. Theo Ngọc Thủy, Sài Gòn Tiếp Thị
Cái này k ăn thua với bọn China bác ạ!!! Em mua vali mới, nó hét giá 380NDT/1 cái nhưng cuối cùng em mua 320NDT 2 cái\\/ [-o< Mua xong hí hửng đc giá rẻ thế mà sang hàng khác nó bảo nếu mua nó bán cho 300/ 2cái ===> kết quả là em vẫn cứ nghèo hòai
Trời thiệt không đó ai mà qua mặt được Bibo vậy ta :roll: , đúng là vỏ quít dày nhưng gặp móng tay nhọn rùi , may mà đắt có 20NDT
Bạn kiểm soát tiền hay tiền kiểm soát bạn? Cái khẩu ngữ này mà hỏi mình thì xin trả lời là "lung tung beng hết cả lên" hic..
Mình luôn khảng định "Tôi bắt tiền làm việc cho mình để tiền đẻ ra tiền". Trước đây thì ngược lại, làm bao nhiêu, ăn bấy nhiêu, chả giữ được đông nào. Nay thay độ, chính vì vậy hiện nay mình lên kế hoạch tài chính, chi tiêu , tiết kiệm và đầu tư khá rõ ràng.
Ối, Nhiều khi cứ tưởng mình đã bắt tiền làm cho mình rồi nhưng nghĩ kỹ lại thì thấy tiền vẫn cứ bắt mình làm theo ý nó mới chết chứ.
Mình không dám nói đây là kinh nghiệm của mình, mà là kinh nghiệm của nhân loại, mình chỉ áp dung thôi. Kinh nghiệm này thì rất nhiều sách đề cập như cuốn Người giàu có nhất thành Babylon của George S.Clason, Sống theo phương thức 80/20 của Richard Koch... Hành động đầu tiên mà mình đang xây dựng thành thói quen là tiết kiệm 10% thu nhập của mình số tiền này lớn chuyển sang mua vàng dự trữ, sau đó lại tiếp tục chu trình đơn giản như vậy....
tiết kiệm 10% thu nhập thì quá ít bạn ơi ( ah mà thu nhập của bạn bao nhiêu nhỉ? ;-) ). Đúng là nhiều khi cứ nghĩ tiền phục vụ mình nhưng mình lại làm cho nó. Ví dụ như chơi stock, bao nhiêu saving đã "để gió cuốn đi"...hic
Mình xin khẽ giơ tay phát biểu suy nghĩ ạ: theo mình thì nên nói là "ý tưởng" thay vì "kinh nghiệm". Vì thực tế không chắc chắn đầu tư mang lại đủ tiền để ta "tiếp tục chu trình đơn giản như vậy" (rủi ro đầu tư)... nhất là trong điều kiện Việt Nam thị trường và tri thức đầu tư nói chung không giống với những nước kinh tế phát triển. Mình cũng phát triển ý tưởng làm chủ đồng tiền song không hiểu theo ý nghĩa: đặt mục tiêu "tự do tài chính" với phương cách là ưu tiên cho "tài sản" so với "tiêu sản" (đầu tư). Con đường của mình đi là: nâng tầm tư duy (tài chính) để (chủ động) ứng phó với vạn sự biến động có thể cuả thị trường và cuộc sống.
Hic! 100% là mẹ nó vẫn bị hớ trầm trọng, năm ngoái em đi Tây Tạng, dừng ở thủ phủ phật giáo trước khi lên xe vào Golok em hỏi mua một cái tượng nhỏ tụi nó hét 10.000NDT, em choáng quá trả vớ vẩn 20 NDT để chuồn, nó kỳ kèo một hồi rồi cuối cùng cũng bán cho em cái tượng với giá 20 NDT. Chia sẻ kinh nghiệm thương đau khi là khách du lịch ở Trung Hoa anh hùng, các mẹ trả giá bằng 1/10 thậm chí còn thấp hơn nữa với nhưng món đồ mắc tiền, tuy nhiên đấy là chỉ ở chợ thôi nhé, vào showroom mà trả thế nó chửi chết
. Mỗi tháng bạn sẽ mất đi một khoản từ thu nhập của mình cho tiền bảo hiểm, nhưng lợi ích về lâu dài của nó là thứ bạn hoàn toàn có thể yên tâm. cái này tôi công nhận!
[ Kế hoạch chi tiêu dự kiến: Tiền nhà (nếu bạn phải thuê nhà) chiếm cao nhất: 35%, đồ đạc: 8%, thức ăn: 10%, đi lại: 15%, quần áo: 4%, chi tiêu cá nhân: 5%, tiết kiệm: 5%, trả nợ: 10%, y tế: 8% Tiết kiệm tiền lương hưu: Ngoài tiền lương hưu mà bạn có được từ nơi làm việc của mình, hãy dành 10 - 15% thêm tiền lương của mình cho việc đó. Bạn không thể biết chắc tương lai sẽ ra sao, và bạn cần có lương hưu để có thể sống độc lập ngay cả khi về già. Tận dụng cơ hội: Tìm cách tăng thêm thu nhập ở quanh bạn. Hãy tìm hiểu và đầu tư thêm vào một lĩnh vực nào đó nếu có cơ hội. Như chứng khoán chẳng hạn. Sự lên xuống thất thường của cổ phiếu có thể làm bạn đôi lúc đau tim, nhưng đó cũng là một cơ hội để bạn thử sức mình. Có chiến lược đối với các khoản nợ nần: Thẻ tín dụng tiện lợi để thanh toán ở mọi nơi trên thế giới, nhưng hãy cố gắng kiềm chế tiêu lạm và hãy cố gắng trả hết những món nợ tín dụng này. Kinh nghiệm tham khảo Nếu bạn chuyển đến một nơi mới sống và làm việc, hãy khoan sắm sửa vội: Bạn có thể xin những đồ người khác đã dùng và không cần đến nữa; đi làm thêm để kiếm tiền, nó không chỉ giúp bạn kiếm được chút tiền để trang trải cuộc sống, mà còn giúp bạn sống nhiều hơn, hiểu nhiều hơn về xung quanh mình. Nếu có tiền, đừng mua những đồ quá đắt đỏ và quá xịn. Gu của chúng ta luôn thay đổi. Hôm nay ta thấy bộ ghế này đẹp, nửa năm sau sẽ thấy nó sao mà rẻ tiền… Mua đồ cũ: Nếu khéo léo, hiểu biết, bạn sẽ mua được những đồ cũ vừa tốt vừa đẹp lại vừa rẻ. Giả sử có một ngày tôi đến thăm gia đình và mời Anh/chị mua 10 lít nước .Anh/chị có mua nước của tôi không ? tại sao không ? vì Anh/chị không cần đến nó . Nhưng giả sử nếu Anh/chị đang kẹt ở giữa sa mạc mấy ngày liền không có một giọt nước, tôi đến và mang theo cũng 10 lít nước đó Anh/chị sẽ đổi gì để lấy số nước đó ? Hẳn là bất cứ thứ gì. Vậy đó thưa Anh/chị kế hoạch mà tôi đưa ra cho Anh/chị cũng tương tự như thế .Đến một ngày nào đó tất cả chúng ta đều già cả mệt mỏi và không còn mạnh chân khỏe tay để đi làm suốt cuộc đời . Đáng tiếc là lúc đó tôi sẽ không thể mang tiền đến cho Anh/chi vào lúc cần thiết nhất trừ phi Anh/chị sắp xếp việc này từ trước .Như vậy mua Bảo hiểm ngay từ lúc này hay là đến khi nào đó ,quyết định lựa chọn sẽ là một việc làm sáng suốt hay không tùy thuộc ở Bạn.