Khác: Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Xác Theo Từng Tuần Tuổi

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi huytungads, 17/4/2017.

  1. huytungads

    huytungads Thành viên mới

    Tham gia:
    14/7/2016
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Mang trong mình một sinh linh bé bỏng luôn khiến mẹ bầu lo lắng và hồi hộp chờ ngày , Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu băn khoăn không biết bé đã phát triển thế nào, cân nặng của bé ra sao, có bị nhẹ quá không?...Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các mẹ hiểu rõ chi tiết về cân nặng thai nhi như thế nào là đúng chuẩn
    1. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

    [​IMG]

    2.Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu
    Ngoài bảng cân nặng thai nhi trên, mẹ cũng nên tham khảo mức tăng cân chuẩn cho bà bầu bởi người mẹ khỏe mạnh, tăng cân vừa đủ thì em bé mới phát triển tốt nhất được.
    Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể theo công thức:
    BMI = trọng lượng/(chiều cao)2
    Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) - tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 - 24,9 thì nên tăng khoảng 9 - 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:
    + Thai kì đầu: 1,5 - 2kg (trong 3 tháng)
    + Thai kì giữa và cuối: 1 - 2kg/tháng.
    - Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 - 20kg.
    - Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 - 300g/tuần.
    - Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 - 600g/mỗi tuần sau đó.
    Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,...

    [​IMG] Bài viết được quan tâm : Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
    3. Sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng như thế nào tới cân nặng của thai nhi
    Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi, vì vậy muốn em bé được phát triển tốt mẹ bầu cần hết sức chú ý trong quá trình mang thai. Cân nặng của thai nhi có thể bị giảm nếu mẹ mắc một số triệu chứng sau:
    Chiều cao người mẹ
    Những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên nhân khiến mẹ khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng.
    Chức năng của nhau thai
    Nhau thai kém phát triển sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc. bảng cân nặng thai nhi
    Các chức năng ở rốn
    Dây rốn giữ chức năng quan trọng giúp vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đến thai nhi. Nếu dây rốn gặp bất cứ vấn đề gì chẳng hạn như hiện tượng tụ máu, xoắn dây rốn, sa dây rốn… sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
    Mẹ bị tăng huyết áp
    Trong thai kỳ nếu mẹ bị nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng đến với thai nhi và đương nhiên sẽ bị chậm tăng cân.bảng cân nặng thai nhi
    Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
    Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi, vì vậy nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất cứ dị tật gì ảnh hưởng đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng.
    Số lượng thai nhi trong bụng mẹ
    Tử cung của mẹ có hạn vì vậy nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và đương nhiên cân nặng của các bé cũng sẽ nhỏ hơn so với mẹ mang đơn thai.
    Các thiết bị đo đạc
    Kết quả cân nặng của thai nhi còn phụ thuộc vào các thiết bị đo đạc tại phòng khám thai. Nếu những thiết bị này cho kết quả không chính xác hoặc bác sĩ thao tác với sai số cao thì cũng cho ra một kết quả cân nặng thai nhi không đúng với thực tế. Vì vậy mẹ bầu nên chọn những bệnh viện, phòng khám có máy móc hiện đại để khám thai để có kết quả chuẩn xác nhất. ( Bài viết: bảng cân nặng thai nhi chuẩn )

    [​IMG]


    4.Thực phẩm nào tốt cho cân nặng của thai nhi
    3 tháng đầu thai kỳ do ốm nghén, bà bầu có thể bị tụt cân khoảng 1-2kg. 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn cực kỳ quan trọng để thai nhi phát triển, do đó, mẹ nên tập trung ăn bù lại giai đoạn đầu bị ốm nghén. Vậy ăn gì để thai nhi tăng cân? Mẹ tham khảo những mẹo nhỏ sau nhé:
    Tăng thêm 15g chất đạm/ngày. Trong đó, mẹ nên ưu tiên đạm động vật gồm sữa, thịt, trứng, thủy hải sản như tôm, cua, cá , ốc. Đạm thực vật cũng không nên bỏ qua như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu,… Trong những loại thực phẩm này còn chứa cả chất béo, vitamin rất tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. (bảng cân nặng thai nhi)
    -Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường món giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, C, canxi.
    -Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
    -Tăng cường nạp thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng…
    -Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi.
    -Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
    – Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm….
    -Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi sinh.
    -Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
    -Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
    -Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho.
    -Mẹ cũng nên dành thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.
    (bảng cân nặng thai nhi)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi huytungads
    Đang tải...


Chia sẻ trang này