Bảng chỉ đường

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi lifeshop, 11/9/2010.

  1. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863


    Không ai khác hơn là cha mẹ phải có nhiệm vụ dạy cho bé an toàn giao thông, không nên phó mặc cho nhà trường. Nếu ngồi đợi họ lên chương trình và khi nào dạy thì cứ dạy thì đã hơi trễ rồi.

    Làm sao bạn có thể an tâm về sự an toàn của con mình khi bé rời khỏi nhà mà chưa bao giờ hướng dẫn bé về an toàn giao thông. Không phải lúc nào khác mà ngay bây giờ bạn hãy hướng dẫn bé.


    Cách dạy cho trẻ hữu hiệu nhất là phải kết hợp giữa “nói” và “hành động”. Có như thế trẻ mới hiểu rõ, ghi nhớ và áp dụng để giữ an tòan cho mình khi đang ở trên đường hoặc khi băng qua đường. Ngoài ra, nhớ hiểu biết về vấn đề giao thông, bé sẽ tự tin khi ra ngoài đường, cẩn thận hơn.


    [​IMG]
    Phải quan sát kỹ đèn giao thông khi qua đường

    Giải thích cho bé:

    Bước đầu tiên là giải thích bản chất của giao thông, những rủi ro bé có thể gặp phải khi tham gia giao thông. Ðừng quên nhắc bé điều quan trọng mà không phải ai cũng nhớ rằng không giống như trò chơi điện tử, một nhân vật có nhiều mạng sống cho đến khi kết thúc trò chơi, mỗi con người thật chỉ có một cuộc sống mà thôi.

    Xe ô tô, xe máy, người đi bộ…đều có lằn đường dành riêng nhưng trên thực tế đã có trường hợp xe ô tô tông phải người bộ hành. Tuy nhiên, những dẫn chứng trên cần phải khách quan và công bằng, có vậy bé mới không qua hoảng sợ khi ra đường.

    Thêm vào đó, bạn hãy nhấn mạnh đến sự chú ý đến xem đang lưu thông khi phải băng ngang qua một đoạn đường nào đó. Mắt thì nhìn và tai cũng đừng quen lắng nghe tiếng xe để phân biệt xe gì, gần hay xa…để đề phòng bất trắc. Trong nhiều trường hợp như góc đường bị khuất, bé có thể nghe tiếng máy xe trước khi chiếc xe đó xuất hiện.


    Khi qua đường không được tự ý cắt ngang đường mà cần phải lưu ý đến đèn giao thông cũng như vạch dành riêng cho người đi bộ.




    Không chỉ nói một lần mà cần phải lặp đi lặp lại cho đến khi bạn nhận chắc chắn rằng bé đã nhét tất cả mọi thứ vào đầu.
    Thực hành:


    Sau khi hướng dẫn phần lý thuyết tại nhà, đừng quên cho bé ra ngoài để thấy, áp dụng những gì nó đã được hướng dẫn dưới sự giám sát của người lớn. Khi cùng nhau ra đường, hãy cùng bé đứng đợi đèn báo cho người đi bộ, chỉ rõ đâu là dành cho người đi bộ băng qua đường. Chỉ như vậy còn chưa đủ, nơi nào dễ qua đường nhất trên đường từ nhà đến trường và ngược lại (dễ quan sát xe cộ hoặc nơi vắng xe qua lại).


    Dẫn bé đến vạch dành cho người bộ hành, vừa nói vừa chỉ tất cả những âm thanh cũng như dấu hiệu liên quan đến sự cho phép đi hay không. Tập băng qua đường nhiều lần, nhắc nhở bé cẩn thận vì những hậu quả của việc bất cẩn hoặc không tuân thủ luật lệ giao thông khi băng ngang đường.
    Khi bạn chắc bé đã nằm lòng và thành thạo những gì bạn đã hướng dẫn, hãy nhường phần chỉ huy cho bé. Nếu bé cũng nhắc nhở bạn để ý đến dấu hiệu và âm thanh thì bé đã tiến bộ rất nhiều. Trẻ tỏ ra thích thú được hướng dẫn lại thời điểm nào thì mới được qua đường và lần này bé sẽ là người dẫn bạn qua đường. Nhường cho bé quyền hướng dẫn là tạo cơ hội cho bé suy nghĩ kỹ và quyết định cho hành động của mình, điều này rất cần thiết, nó giúp bé tự tin hơn khi ra đường mà không có người lớn đi cùng.

    Ðặt câu hỏi:

    Trong khi cho bé thực hành, đặt cho bé một số câu hỏi.

    Ðiều gì sẽ xảy ra khi một người băng qua đường rất động xe cộ mà không chịu đứng lại quan sát hoặc đợi đèn dành cho người đi bộ? Khi nào mới có thể bắt đầu qua đường? Nên qua đường ở đâu? Nên làm gì khi có quá nhiều người đứng đợi đèn và bé không thể quan sát được làn xe đang lưu thông cũng như đèn báo?

    Làm sao để băng qua đường ở những nơi không có làn đường dành cho người đi bộ.

    Ngoài ra, nên chỉ thêm cho bé một số mẹo vặt để luôn đươc an toàn, ví dụ như mặc áo phản quang hoặc màu sáng vào khi trời tối để người lái xe dễ nhận thấy.

    Theo chamsocbe.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lifeshop
    Đang tải...


  2. santaclaus87

    santaclaus87 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2010
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bảng chỉ đường

    Khuyến khích trẻ học toán từ nhỏ
    Làm thế nào để con trẻ yêu thích các con số, làm quen với các công thức cơ bản khi bé bắt đầu đi mẫu giáo hoặc bước vào lớp 1? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Trên thực tế có rất nhiều cách tích cực giúp bé say mê và yêu thích môn toán như: dùng toán mỗi ngày; đặt câu hỏi cho bé; thi thoảng cho bé dùng máy tính...

    1. Khuyến khích trẻ học toán

    Bạn băn khoăn không biết nên giới thiệu các số cho con như thế nào? Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì trước đây bạn cũng đã từng được học qua môn toán. Và mỗi ngày đến trường, trẻ đều được giáo viên giảng về toán. Hãy giúp trẻ hiểu được việc học toán sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

    2. Dùng toán mỗi ngày

    Hãy để trẻ thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng toán học trong cuộc sống hàng ngày và cách bạn dùng chúng thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể nhờ con tính giúp bạn khi trả hóa đơn, đo đồ nội thất. Bạn cũng có thể giảng cho trẻ cách các bác sĩ, dược sĩ, các nhà xây dựng, các phi hành gia … sử dụng toán như thế nào trong công việc của họ. Mỗi hoạt động này đều củng cố kỹ năng sử dụng toán hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

    Nếu bạn hỏi 6 lớn hơn hay nhỏ hơn 3, bé có thể biết được câu trả lời. Vì thế, bạn hãy tạo ra sự thú vị trong môn toán cho bé. Trong trò chơi Chutes and Ladders, ( trẻ dùng xúc xắc để đi hết 100 ô vuông trên một tấm bảng) bé phải đếm các ô và đếm số xúc xắc, đây là cách tuyệt vời để củng cố các kỹ năng toán học của bé. Hãy tiếp tục chỉ cho bé cách sử dụng phép tính toán hàng ngày – khi bạn nấu ăn, đi mua sắm và sắp xếp đồ đạc.

    Bạn nên tạo ra các bài học không rườm rà hình thức, nhưng mang tính thực tiễn cho bé. Ví dụ, nếu bạn đang làm bánh, hãy hỏi bé còn lại bao nhiêu quả trứng nếu bạn dùng hết hai trong số 5 quả trong hộp. Sau đó, bạn hãy để bé đập hai quả trứng vào bát và đếm số còn lại; hoặc cho bé dọn dẹp phòng của bé trong một khoảng thời gian nhất định, rồi để bé đếm số phút để tìm ra tổng thời gian bé làm...





    3. Toán không chỉ là những con số

    Toán không chỉ đơn thuần những con số khô khan, toán còn có thể:

    - Xác định hình dạng (có bao nhiêu tam giác con nhìn thấy trong bức tranh về chiếc thuyền?)
    - Nhận biết mô hình (bức tranh này có 1 vòng tròn màu đỏ, và một vòng tròn màu xanh, và sau đó lại là vòng tròn màu đỏ, vậy sẽ có hình gì tiếp theo?).
    - So sánh (chiếc tất này rộng hơn hay nhỏ hơn chiếc kia, quả cam nào to hơn, bé hơn?)…

    Bằng cách phát triển các kỹ năng sớm, con bạn sẽ có thời gian dễ dàng nắm bắt hình học và các khái niệm con số phức tạp từ bây giờ.

    4. Đặt câu hỏi

    Hãy đặt câu hỏi thích hợp để trẻ có thể dùng phép tính cộng, trừ đơn giản. Ví dụ, bạn có thể nhờ bé tính lại số tiền mà hai mẹ con vừa mua sắm món hàng gì đó. Khuyến khích con có câu trả lời riêng và nói ra cách tính cụ thể. Các trò chơi toán học có thưởng cũng sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

    5. Thỉnh thoảng cho bé dùng máy tính

    Khi bé đã quen thuộc với các phép tính cộng - trừ cơ bản thì bạn cũng nên cho trẻ làm quen với một chiếc máy tính. Chỉ cho trẻ cách sử dụng máy tính, tuy nhiên bạn không nên để trẻ lạm dụng máy tính mà quên đi cách đặt công thức tính ra giấy.

    Trên đây chỉ là một số lời khuyên cơ bản giúp cha mẹ có định hướng cho con làm quen với toán học. Hãy tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng toán học tiềm ẩn bạn nhé.
     

Chia sẻ trang này