Bắt Quỳ, Tát, Đánh Thì Trẻ Có Nên Người Không?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi thuykitty2005, 16/5/2019.

  1. thuykitty2005

    thuykitty2005 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    25/9/2010
    Bài viết:
    5,048
    Đã được thích:
    916
    Điểm thành tích:
    823
    Gần đây mình thấy dân mạng đâu đâu cũng tranh luận về bài thơ này:

    Nghề của mình lạ lắm phải không em?
    Khi trò hư phạt quỳ là xâm phạm
    Nghề của mình bỗng trở thành nghề tạm
    Nhìn niêu cơm vô cảm với chính mình.

    Nghề của mình xã hội đã lặng thinh
    Chỉ có phụ huynh là ùn ùn lên tiếng
    Khi chúa con phải quỳ vì làm biếng
    Vì tật hư, thói xấu của riêng mình.

    Nhớ ngày xưa anh học lớp cùng em
    Nhìn củ khoai anh thụt thò trong cặp
    Em vì đói vô tình thành kẻ trộm
    Cô giáo phạt quỳ em nước mắt rưng rưng.

    Nhớ có lần em sửa điểm giúp anh
    Để chiều về anh không bị ba đánh
    Ai ngờ bị thằng bàn trên nó mách
    Cô giáo hiền nện mấy thước mông em.

    Cũng từ ấy anh và em lớn lên
    Trở thành người biết tôn trọng phải trái
    Xưa con trẻ không biết mình vụng dại
    Cái thước cô thầy kéo lại cả thanh xuân.

    Còn bây giờ sao nghề quá mong manh
    Học trò sai chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở
    Xã hội đang mơ nền giáo dục phải mở
    Nhưng lòng người lại đóng cửa - cài then

    Xin phép hỏi nghệ thuật kiểng bonsai
    Có cái cây nào mà không cần uốn cắt
    Hỏi thợ rèn cục sắt không qua lửa
    Có bao giờ nó thành cuốc dao không?

    Xã hội ơi! phụ huynh ơi nhớ không
    Mình lớn lên, trưởng thành từ cây thước
    Gục ngã rồi nhưng không hề lùi bước
    Chẳng phải nhờ cây thước đó hay sao?

    St - Chỉnh sửa bởi admin G7.

    Nhiều ý kiến cho rằng: ““Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vậy nên phải đánh mới dạy được trẻ, phải đánh trẻ mới lên người.

    Còn mình lại thấy ý kiến sau đúng:

    - Trẻ nhút nhát hiền lành khi bị đánh sẽ sợ, rất sợ, có đứa khủng hoảng chẳng muốn đi học vì thấy đi học ko có gì vui và hạnh phúc, đi học ko phải để học và tiếp thu những điều mới mẻ mà là để thi cử và chiều lòng người lớn.
    - Trẻ ương bướng khi bị đánh sẽ sinh lòng ghen ghét và tâm lý bất phục tùng kể cả cho đến khi trường thành. Em ruột tôi luca lớp 1 lớp 2 mê chơi bị mẹ đánh nó chống trả rất quyết liệt. Mắt nó muốn rơi nước mắt nhưng lại kiềm lại nó bậm môi và lấy dao băm nát quả táo. Tôi sợ quá bèn phải kêu nó lại nói chuyện và hỏi nó. Nó nói mẹ ghét nó nên mới đánh nó. Tôi phải giải thích cho nó thì nó mới khóc và hiểu. Hồi nhỏ hầu như ai cũng bị đánh cả nên cứ lầm tưởng chỉ có đánh mới dạy được trẻ. Nhưng đó là cách không đúng.

    Chắc hẳn nhiều người cũng so sánh với bao nhiêu năm về trước, về hồi xửa hồi xưa bị thầy cô đánh mới nên người nhưng ngày xưa tôi thấy thầy cô dùng roi đánh để cho học sinh biết đó là sai nên đánh kiểu cho có cho hs biết. Chứ ko tát đôm đốp như bây giờ. Đặt trường hợp con cháu mình mà ngây thơ hiền lành nhút nhát mà phải chịu quỳ chịu ăn tát vì những lỗi quá ư là dễ thương của con nít như thế này thì chúng ta có xót xa ko? Ko biết viết chỗ nào cũng bị tát. Để chân ra ngoài cũng bị tát. Hỏi bạn 1 2 câu cũng bị tát. Làm sai cũng bị tát. Có lẽ các con thấy đau đớn và hoang mang lắm luôn.

    Các bạn thì sao theo quan điểm nào?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuykitty2005
    Đang tải...


  2. Yang Cui

    Yang Cui Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/8/2017
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Mỗi ng 1 quan điểm nhờ. Em thì thích cô giáo nghiêm khắc với học sinh. Có thể đánh vào tay hoặc úp mặt vào tường. Nhưng tuyệt đối không quá bạo hành để gây thương tích cho trẻ như nhiều trường hợp cô giáo đánh trẻ gây thương tích gần đây.
     
  3. Mẹ Trúc Mai18

    Mẹ Trúc Mai18 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/6/2017
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Ý nghĩa của câu này là thương yêu con cái thì phải nghiêm khắc dạy bảo, kèm cặp, nếu quá nuông chiều để trẻ tự do chơi bời, nghịch ngợm sẽ làm chúng hư hỏng. Chứ không phải là lạm dụng roi vọt để đánh trẻ, như thế không khác gì bạo lực.
    Mà giờ nhiều người hiểu sai ý nghĩa của cấu đó dùng đòn roi để phạt học sinh, rồi đánh học sinh đến thương tích, thì quá lắm.
    Các thầy cô giáo ngày sưa có đánh cũng chỉ là cảnh cáo, không để lại thương tích và thời mình nhớ chỉ có úp mặt vào tường hoặc bắt đứng, tét tay thôi.
     
  4. 2starlet

    2starlet Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/10/2017
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Đọc bài thơ thấy cũng có cái gì đó đúng, thương thương cho nhà giáo thời này.
    Dù sao việc đánh hay không đánh là vấn đề mà k biết bao năm nay và bao nhiêu báo đã tốn giấy mực tranh luận. Nhưng mỗi cái có ưu và nhược riêng.
     
  5. Bố Khánh Linh

    Bố Khánh Linh Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/11/2012
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Trước mình cũng bị thầy giáo cầm thước to bằng mấy ngón tay tét đỏ mông vì tội k học bài. Chính vì cái thước đó mình khôn ra thật. Mình nghĩ đôi khi chỉ nói và phạt nhẹ thì k ăn thua với những đứa ngang bướng và giờ nhiều đứa còn nghịch và láo nữa.
     

Chia sẻ trang này