Kinh nghiệm: Bé Bị Côn Trùng Cắn Sưng Tấy: Cách Xử Lý Hiệu Quả Mẹ Nên Biết

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi hoaibao11061997, 4/8/2020.

  1. hoaibao11061997

    hoaibao11061997 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2020
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bé bị côn trùng cắn sưng tấy khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và dùng tay gãi làm xước da, tổn thương da, có thể để lại sẹo. Ngoài ra, một số bé có cơ địa mẫn cảm vết cắn sẽ sưng tấy và phù nề. Các mẹ đừng lo lắng quá nhé! Bài viết này sẽ tổng hợp những cách xử lý hiệu quả để cha mẹ tham khảo.

    1. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy

    Một số loại côn trùng không độc như muỗi, kiến…đốt gây ngứa ngáy khó chịu cho bé, thường chỉ gây phản ứng nhẹ, hoặc mẩn ngứa nơi đốt, sau đó sẽ tự khỏi. Nhưng nhiều trường hợp vì các bé thường không chịu được cảm giác ngứa nên thường đưa tay cào gãi lên da, làm da bị trầy xước và dẫn đến viêm nhiễm, sưng tấy đỏ. Nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách thì những vết cắn này có thể mưng mủ, nhiễm trùng, chữa lâu khỏi và tạo thành những vết sẹo to trên da bé.

    [​IMG]

    Bé bị côn trùng cắn sưng tấy​

    Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý khi bé bị muỗi cắn là nguy cơ khiến bé bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết.

    Ngoài ra, những loại côn trùng độc như ong, kiến ba khoang…sẽ tiêm độc tố qua vòi của chúng và thường gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu cho bé. Nhiều trường hợp vì sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện nên dễ gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân, nổi mề đay, sưng phù nề.

    2. Cách nhận biết một số loại côn trùng cắn trên da bé
    • Muỗi đốt: Bé bị muỗi đốt là trường hợp rất phổ biến, da bé sẽ bị sưng đỏ, ngứa ngáy và có vết đâm ở giữa trung tâm của vết sưng.
    • Kiến lửa cắn: Bé sẽ cảm thấy rát và ngứa ngáy, vết cắn có màu đỏ và thường sưng lên, sau đó có thể tích dịch bên trong. Bé thường bị cắn ở bàn chân, sau khi bé bước lên gò kiến lửa.
    • Ong đốt: Bé bị ong đốt thường cảm thấy rất đau, vết đốt sẽ sưng ngay sau khi ong đốt lên da bé. Ong đốt thường gây ra các phản ứng nhẹ như đau ở vết đốt và sưng tấy vùng da xung quanh. Một số trường hợp có thể gây ra nguy hiểm cho bé: bé bị nổi mề đay khắp cơ thể, da xanh xao, nôn mửa và khó thở, sưng trên mặt, ho và mất ý thức, cha mẹ cần nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời cho bé.
    • Bọ chét cắn: Da bé bị bọ chét cắn sẽ có những vết sưng đỏ xuất hiện, tại những vùng da của bé như quanh eo khi bé mặc quần áo chật, ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Nhiều trường hợp do bọ chét trên vật nuôi trong nhà cắn làm tổn thương da bé.
    • Rệp cắn: Rệp cắn sẽ gây ra vết sưng đỏ trên da, giữa vết sưng sẽ có một đốm đỏ sẫm, đôi khi kèm theo vết phồng rộp. Vết cắn gây ngứa và thường xuất hiện tại những vùng da như: mặt, cổ, cánh tay, bàn chân…Rệp thường xuất hiện ở giường ngủ, kẽ hở đồ nội thất trong nhà…
    3. Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn
    3.1. Lấy nọc độc của côn trùng
    Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy, mẹ cần nhanh chóng làm sạch vết cắn cho trẻ. Cách xử lý ban đầu này rất quan trọng vì nó giúp hạn chế những tác hại của vết cắn côn trùng về sau.

    • Đầu tiên, mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới khu vực khô ráo, sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp tục bị côn trùng cắn.
    • Mẹ kiểm tra xem liệu có còn côn trùng đang bám trên da bé không. Nếu có, mẹ cần tìm cách để loại bỏ côn trùng ra khỏi người bé.
    • Với những loại côn trùng như rận, ve chó, rệp…mẹ không nên dùng tay kéo mạnh chúng ra vì sẽ khiến cho phần răng cắm lại trên da bé và gây nhiễm trùng. Mẹ nên dùng tinh dầu cay để bôi vào vết cắn để côn trùng tự rụng ra.
    • Đối với bé bị côn trùng có nọc đốt như loài ong, mẹ cần lấy nọc ong ra bằng nhíp sạch đã được khử trùng bằng cồn. Mẹ tuyệt đối không dùng tay nặn ngòi độc vì sẽ làm túi độc vỡ ra, nọc độc lan thêm và thấm sâu vào cơ thể bé.
    [​IMG]

    Xử lý bé bị côn trùng cắn sưng tấy​

    3.2. Làm sạch vùng da bị tổn thương
    Mẹ nên rửa sạch những vết cắn trên da bé bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng. Sau đó, mẹ đắp khăn lạnh hoặc túi chườm đá lên vùng da bé bị đốt sẽ giúp làm giảm nhanh tình trạng da bé bị đau và sưng.

    Trường hợp vết cắn trên da bé bị phồng rộp hoặc mưng mủ, mẹ không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc sạch đặt nhẹ lên. Vì nếu vết thương bị rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng, lâu lành hơn và để lại sẹo thâm.

    Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không sử dụng những loại lá cây không rõ nguồn gốc để đắp lên vùng da côn trùng cắn của bé vì dễ gây nhiễm trùng da.

    3.3. Điều trị các triệu chứng khó chịu
    Côn trùng cắn không độc ít gây triệu chứng trên da bé hơn nhưng rất ngứa ngáy và khó chịu. Bé thường xuyên quấy khóc khiến cha mẹ rất lo lắng.

    [​IMG]

    Bé bị côn trùng cắn sưng tấy trên da​

    Để ngăn ngừa tình trạng bé đưa tay gãi làm da tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng da, mẹ cần chú ý những điều dưới đây để giúp giảm ngứa rát và viêm nhiễm trên da bé:

    • Tắm rửa, vệ sinh da bé sạch sẽ: Ngoài việc làm sạch vùng da bé bị côn trùng cắn, mẹ cũng cần giữ 2 bàn tay bé sạch sẽ để giảm nguy cơ da bị viêm nhiễm khi bé gãi.
    • Làm dịu da, giảm kích ứng, ngứa ngáy: Mẹ có thể dùng gel hoặc kem thoa lên vết côn trùng cắn để làm dịu da, giảm nhanh cảm giác khó chịu cho bé. Nhiều bé vì ngứa ngáy mà liên tục gãi lên da, làm mất lớp kem bôi khi kem chưa kịp thẩm thấu sẽ khiến vết ngứa lâu khỏi, càng sưng tấy hơn. Mẹ nên chọn những loại kem bôi với thành phần tự nhiên, làm mát, dịu da nhanh để giảm cảm giác ngứa khó chịu cho bé ngay khi bôi.
    • Ngăn ngừa viêm sưng: Côn trùng đốt khiến da bé ngứa ngáy, bé sẽ gãi khiến da bị trầy xước, sưng tấy và mưng mủ. Để vết viêm sưng mau lành, mẹ có thể dùng gel bôi da có tác dụng giảm viêm hoặc kháng viêm theo cơ chế tự nhiên, sẽ giúp vết cắn nhanh lành, hạn chế để lại thâm sẹo trên da bé.
    • Ngừa sẹo trên da: Khi vết côn trùng đốt đã lành và để lại thâm sẹo trên da bé, mẹ cần dùng gel làm mờ sẹo thoa lên da bé đều đặn cho đến khi vết thâm mờ hẳn, không còn nhìn thấy. Tốt nhất là mẹ nên có hướng xử lý vết côn trùng cắn ngay từ đầu, da bé sẽ không có sẹo hoặc nếu có thì sẹo cũng mờ và ít.
    Các mẹ có thể tham khảo kem Biohoney Baby Nappy Balm với 100% thành phần hữu cơ, giúp làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu kích ứng trên da bé. Sản phẩm đã được chứng nhận an toàn, lành tính, có thể dùng cho cả bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi. Thành phần sản phẩm với những nguyên liệu hữu cơ như: mật ong Manuka MG 300+ mang đặc tính kháng khuẩn mạnh, chiết xuất Kolorex® Horopito mang hoạt tính khử trùng cao, chiết xuất hoa cúc vàng làm lành tổn thương trên da, sáp ong cấp ẩm…cùng nhiều thành phần thiên nhiên an toàn khác.

    3.4. Phương pháp dân gian làm dịu da bé bị côn trùng cắn sưng tấy
    • Dùng trà túi lọc: Thành phần Tanin trong trà túi lọc có tác dụng làm se vết cắn nhanh chóng và hút chất độc, làm giảm bớt cảm giác da bé sưng tấy khó chịu. Mẹ nên dùng túi lọc lá trà xanh không đường để hãm và đắp lên da bé.
    • Dùng tinh dầu tràm trà: Loại tinh dầu này có tính sát trùng, có khả năng điều trị các triệu chứng liên quan đến côn trùng cắn. Mẹ có thể thoa chút tinh dầu lên tăm bông và chấm lên vùng da bé bị côn trùng cắn.
    Lưu ý: nếu bé bị dị ứng, mẹ hãy pha loãng dầu với nước trước khi thoa lên da bé hoặc áp dụng phương pháp khác.

    [​IMG]

    Tinh dầu tràm trà giúp giảm nhanh các triệu chứng côn trùng cắn sưng tấy trên da bé​

    • Dùng tỏi: Tỏi có nhiều đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, có hiệu quả tốt trong việc làm giảm những triệu chứng sưng ngứa trên da bé do côn trùng đốt. Mẹ có thể trộn một thìa tỏi tươi nghiền nát cùng vài giọt dầu dừa và đắp lên da bé khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch.
    • Dùng lô hội: Lô hội có tính chống viêm và có thể ngăn ngừa da bé bị nhiễm trùng, giảm đau vết thương nhỏ, đặc biệt là vết muỗi cắn. Mẹ có thể dùng phần thịt lô hội nhẹ nhàng thoa lên da để trị vết côn trùng cắn cho bé.
    • Dùng nước chanh: Nước chanh với các thành phần khử trùng rất tốt, mẹ có thể dùng vài giọt nước chanh thoa lên vết côn trùng cắn trên da bé.
    • Dùng kem đánh răng: Kem đánh răng giúp làm dịu nhanh vết ngứa ngáy trên da bé. Mẹ có thể dùng loại kem đánh răng với thành phần thiên nhiên thoa một lớp mỏng lên vết côn trùng đốt.
    • Dùng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Mẹ có thể thoa vài giọt mật ong lên vết tổn thương trên da bé, sẽ giúp làm dịu nhanh cho bé cảm giác thoải mái và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
    4. Trường hợp nào cần sự giúp đỡ của các bác sĩ
    Thông thường, vùng da bé bị côn trùng cắn sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng ngay khi nhận thấy những dấu hiệu sau, cha mẹ cần lập tức đưa bé đến cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt:

    • Vùng da bị côn trùng cắn của bé phát ban, nổi mụn nước hoặc thâm đỏ khắp vùng da đó.
    • Khuôn mặt của bé bị sưng, khó thở, bé buồn nôn hoặc nôn.
    • Bé chóng mặt, ngất xỉu và tim đập nhanh
    • Vết côn trùng cắn chảy máu, sưng tấy đỏ và có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét.
    • Trẻ có các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và chấm xuất huyết, da tím tái, mạch không bắt được.
    Phương pháp điều trị Bác sĩ có thể đưa ra: Tùy thuộc vào loại côn trùng cắn và những biểu hiện của bé, bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc kê toa như: thuốc corticosteroid, thuốc giảm đau, thuốc giải độc chống lại độc tố antivenin, thuốc kháng sinh…

    Trên đây là tổng hợp những cách xử lý bé bị côn trùng cắn sưng tấy mà mẹ nên biết, giúp giảm nhanh những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trên da bé. Chúc các mẹ sẽ áp dụng thành công!
    Nguồn: https://biohoneybaby.com/be-bi-con-trung-can-sung-tay-cach-xu-ly-hieu-qua-me-nen-biet/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoaibao11061997
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    mn có thể dùng tinh dầu tràm bôi khi muỗi đốt hoặc dùng nhựa cây ngô đồng bôi vào chỗ bị côn trùng cắn đó khá hiệu qủa đó mn
     

Chia sẻ trang này