Bé quá hiếu động, thiếu tập trung

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Lecam, 7/1/2005.

  1. Me cu Quyenh

    Me cu Quyenh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mẹ Luti mến,

    Thành thật cáo lỗi mẹ Luti, mình cứ bị nhầm lẫn bạn với Lecam. Con của Lecam bị ADDH chứ không phải con bạn, đừng buồn mình nhé.

    Hẹn gặp lại
    Mẹ cu Quyềnh
     
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Mẹ cu QUYENH ơi
    Công tử nhà bạn mới có 17 tháng, mà bạn nghĩ rằng có thể giải thích để cháu hiểu những lời dạy của bạn ? và bạn mong cháu tự lập ?
    Đây là giai đoạn gắn bó nhất giữa mẹ - con đó bạn, trẻ bám mẹ là điều tự nhiên, trẻ mà lờ mẹ mới là có vấn đề - còn nếu cháu trên 24 tháng thì đó lại là chuyện khác - bắt đầu vào giai đoạn tự khẳng định rồi, lúc đó bạn có thể cho cháu " tự lập" trong khuôn khổ cũng được. Dĩ nhiên nếu bạn " gắn " quá khi cháu lớn lên lại " gỡ" không ra thì cũng khổ !
    Còn bây giờ ? cảm giác an toàn, sự giao lưu qua lại ( giao lưu chứ không phải thấu hiểu đâu ) giữa mẹ và con là điều hết sức cần thiết. Vì thông qua mẹ, cháu mới có thể giao lưu với mọi người.
    Tuổi này thì bạn chỉ cần cho cháu súc miệng thật sạch là đủ rồi, còn đánh răng ? bạn cứ đánh răng cho cháu xem, khi nào cháu thích thì sẽ bắt chước và tập chà răng không ( không nước , không kem ) cho vui, như 1 trò chơi một thời gian ngắn, rối dần dần cho cháu chà với nước ( nhớ tập cho cháu phun nước cái đã nhé ) trên 2 tuổi, khi cháu có thể hiểu được phần nào yêu cầu của mình, thì mới tập cho cháu chà răng với chút kem ( loại kem ngọt dành cho trẻ em ) - Vấn đề vệ sinh là một thói quen phải tập từ từ với sự ham thích - đừng bắt cháu đánh răng theo kiểu người lớn, có khi những lúc đánh răng lại giống như lên võ đài thì hỏng bét !
     
  3. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Chào mẹ cu Quyềnh,
    Mình không buồn gì bạn đâu, đọc bài trên mạng nhiều khi chính bản thân mình cũng hoa cả mắt lên, nhầm là chuyện bình thường ấy mà.
    Mình cũng nghĩ như anh khanh và Tanng, đúng là trẻ con ở tuổi này đang còn bám mẹ, đặc biệt là trước những biến cố của cuộc sống như mới đi học chẳng hạn. Bé nhà mình hồi từ 16 tháng đến 3 tuổi cũng hay như vậy, mình để ý quan sát thấy nếu đi chơi công viên cùng cả hai bố mẹ thì bé yên tâm vui vẻ lắm, luôn luôn chạy phía trước, giao tiếp vui vẻ với nhiều người bé gặp trên đường, vậy mà mỗi lần AX nhà mình đi công tác xa, chỉ có hai mẹ con đi ra đường là bé hay bám lấy mẹ, đang đi nếu gặp người nào là quay ngoắt lại trốn sau lưng mẹ ngay, ở nhà cũng bám mẹ và bà đến nỗi mẹ và bà chẳng đi đâu được xa. Đến khi AX mình về thì bé lại bám lấy ba không rời ngay cả khi ngủ.
    Mình đã trao đổi với nhiều bố mẹ, thấy con họ cũng như vậy cả, khi lớn dần, bé sẽ hiểu rằng ba mẹ dù có đi đâu cũng sẽ quay về với bé và bé sẽ yên tâm hơn thôi, bạn đừng lo nhiều nha.
    Mình cũng nghĩ là bé nhà bạn dù sao cũng còn bé để rèn tính độc lập ngay được, mọi chuyện rồi sẽ đến dần dần thôi, nhưng mình cũng hơi có tý tý ý kiến khác với anh Khanh là theo mình thì việc nói rằng bé chưa hiểu những lời giải thích thì chưa hẳn đúng, mình nghĩ là các bé giỏi hơn mình nghĩ nhiều, có điều là để bé hiểu thì lời giải thích của người lớn cần rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với tuổi của bé thôi.
    Về việc chơi, riêng mình thì có ý thức tập cho bé nhà mình biết phân biệt những gì là an toàn, những gì là không nhưng mình cũng không cấm đoán bé quá mức, ví dụ mình sẵn sàng cho bé chơi với búa, kìm, tuôc nơ vít... ngày từ lúc bé gần một tuổi vì bé rất thích, nhưng để bé được an toàn, mình chọn những thứ đồ nhỏ hơn, và vừa làm cũng bé vừa giải thích rõ cho bé cách cầm như thế nào, muốn vặn một cái ốc ra thì như thế nào, muốn đóng một cái đinh thì như thế nào... Mình thấy có lẽ nhờ như vậy mà bé nhà mình rất khéo tay, bé biết làm nhiều việc mà lại ít khi làm đau mình.
    Tất nhiên về nguyên tắc thì cũng phải chấp nhận rằng có những điều mà tuổi bé thì chưa làm được, theo mình để tránh nguy hiểm cho bé và tránh việc mình phải theo dõi nhắc nhở quá nhiều thì bạn nên chú ý sắp đặt nhà cửa phù hợp với trẻ con, ví dụ phích nước, đồ điện, bật lửa, thuốc, đồ giặt tẩy...nên để xa tầm tay bé. và luồn gải thích cho bé hiểu những gì dứt khoát bé không được làm, nhưng gì bé có thể làm cùng bố mẹ....
    Về chuyện đánh răng, mình nghĩ tuổi này cũng còn khó đấy, với bé nhà mình, khi bé dưới ba tuổi mình vẫn giúp bé đánh răng vì mình sợ bé đánh không sạch. Dưới hai tuôi mình cũng chỉ cho bé dùng nước muối thôi. sau đó mới dùng thuốc.
    Có một bài hát mà mình thấy áp dụng để rủ trẻ con đi vệ sinh răng miệng cũng có hiệu quả, có thể bạn cũng biết rồi nhưng mình cứ chép ra đây nhé :
    Anh sún ơi là anh sún ơi,
    Nghe chúng tôi là nghe chúng tôi,
    ăn kẹo nhiều đau răng đấy,
    Nào có khó gì chuyện đánh răng,
    Cầm bàn chải thì như kéo đàn,
    Xoẹt xoẹt mấy cái là xong,
    Anh sún ơi là anh sún ơi.
    Ngày trước bé nhà mình cứ nghe bài hát này là cười khanh khanh và chạy đi dánh răng luôn.
    Vậy đã nha, chúc cả nhà bạn đều vui
    Mẹ Luti
     
  4. Me cu Quyenh

    Me cu Quyenh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Me Luti va Lekhanh mến,

    Nào có phải là mình ép cháu đánh răng gì đâu, chỉ là dùng gạc thấm nước muối chà răng lúc sớm tối thôi. Thấy cu cậu không hào hứng gì cả, mỗi lần thực hiện là phải dụ ngọt đủ kiểu, vậy mà còn khó khăn đấy, cắn mẹ hoài à. Chứ dễ gì mà tập cho bé phun nước ra, kem đánh răng... mình còn chưa nghĩ tới. Nhiều người cứ cho rằng, con nít cần gì phải kỹ quá như vậy, mình thì ngược lại, đừng thái quá thôi, chứ vệ sinh thì ở tuổi nào cũng không phải là việc làm thừa. Không tạo thói quen dần cho các bé thì sau này cùng lúc dồn dập nhiều yêu cầu quá, các cháu cũng mệt. Mình tập từ từ vậy, những lúc bé vui vẻ là thuận lợi nhất.

    Hồi này, bé nhà mình còn bị thêm cái tật cứ bặm răng trên lên môi dưới, rất chặt (có khi còn mút mút nữa), làm hoài thành quen, có khi ngủ cũng làm. Hết ngọt đến doạ, có lúc đánh đòn mà cu cậu không bỏ tật. AX mình còn "độc chiêu" hơn, trét ớt lên miệng bé mà chẳng xi-nhê gì cả, thật là bó tay rồi. Xin thỉnh giáo quý vị.

    Mẹ cu Quyềnh.
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Mẹ cu Quyenh mến
    Trước hết là xin lỗi bạn, vì bạn dùng chữ đánh răng, mà đánh răng có nghĩa là phải dùng bàn chải ! Việc bạn dùng gạc tẩm nước muối chà răng cho cháu là hết sức hợp vệ sinh, có điều không ...hợp với cháu ! Trẻ con chỉ thích ngọt, bạn lại bắt cu cậu nếm muối ( dù là pha loãng, nhưng vẫn mặn, vì nếu loãng quá thì cũng như không ! ) vì vậy, theo thiển ý bạn chỉ cần cho cháu súc miệng ( và bạn nên làm trước, nhấp một ngụm, phun ra, với thái độ vui vẻ như chơi trò chơi vậy ) với nước sạch là đủ rồi, và từ từ tập cho cháu làm quen với cái bàn chải .
    Còn về việc cháu ngậm miệng, mút mút ... là cháu đang bị xì trét đó, và đó là hành vi giảm xì trét, bạn " dập" bằng muối ớt, mai mốt cái xì trét nó biến thể qua chuyện khác, khó chữa hơn lấy gì mà dập nữa ! Có nhiều cháu còn mút mút cái chăn, con búp bê, hoặc chính ngón tay của mình... đó là những hành vi " vô thức" và " vô hại" đôi khi có tác dụng giảm xìtrét nữa ( cháu sẽ dễ ngủ hơn ) mặc dù dưới mắt người lớn thì khó coi ! Nó cũng giống như bạn vừa làm việc vừa cắn cắn cây bút chì vậy mà, " no problem !" Bạn cứ vui vẻ, chơi đùa với cháu, tập cho cháu những trò chơi, những hoạt động tốt phù hợp với lứa tuổi, còn thói quen đó là " chuyện nhỏ" đừng để ý, nếu không có khi thành chuyện lớn đó !
    Chỉ là những góp ý mang tính tham khảo thôi nhé, vì bạn vẫn có quyền làm theo ý mình, và cháu bé vẫn có quyền phản ứng theo kiểu của cháu !
     
  6. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Nên biến việc lau miệng đó thành trò chơi hơn là trách nhiệm. Ví dụ cho xem đoạn phim bé khác lau miệng, hoặc là bố mẹ lau miệng cho nhau để bé bắt chiếc.
     
  7. pyky

    pyky Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/12/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi đồng ý hoàn toàn với anh Lê Khanh " phải tạo khoảng cách với trẻ để trẻ còn lớn lên nữa chứ !"

    Mình chỉ n­ên quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ cháu chơi đùa, học tập, tìm hiểu.. thế giới xung quanh, chứ không thể lúc nào cũng ôm ấp, cầm tay cháu từng bước một được (nhất là các bé trai) . Tôi nghĩ một phần các bé hay bám Mẹ cũng là do một phần lỗi của Mẹ nữa.
    (tất nhiên điều đó không có nghĩa là không gần gũi, yêu thương và "lắng nghe" nhu cầu tình cảm của bé)
     
  8. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mẹ cu Quyềnh ơi,

    Việc mút môi mình thấy đúng là như anh Khanh nói đấy, bạn cũng đừng nên quá quan trọng hóa nó, kinh nghiệm của mình là nhiều chuyện cứ lờ đi một thời gian, cố gắng chuyển hướng tập trung của bé sang chuyện khác thì sẽ giải quyết được chuyện mình đang lo lắng, trẻ con nhiều lúc dùng những hành động này khác để giải tỏa bớt những hẫng hụt hoặc căng thẳng mà bé không nói ra đươc, vì vậy cũng nên tránh dùng những biện pháp mạnh.
    Hôm nay vừa gặp chị hàng xóm, mình mới hỏi chị ấy làm thế nào bé nhà chị ấy bỏ được tật mút môi và mút tay hồi con chị ấy còn bé, chị ấy bảo là theo lời khuyên của BS tâm lý, chị ấy đã dắt bé đi mua cho bé một con chó bông do bé tự chọn, về nhà, bé đặt cho nó một cái tên và bé chơi với nó rất nhiều, khi đến BS khám, hai mẹ con cũng mang theo em bông để bé chơi trò đóng kịch giả vờ với bác sĩ, lúc bé ngủ chị âý đặt con chó bông vào cạnh cho bé ôm....Sau đó bé còn xin mẹ cho mua thêm mấy con vật bàng lông nữa để bé tự chơi với chúng và tối nào cũng mang tất cả mấy con bông này vào giường, sau hai tháng có "bạn đồng hành" như vậy thì bé bỏ hẳn được thói quen mút môi và mút tay đấy. Không biết bạn đã thử cách này chưa.
    Chúc vui
    Mẹ Luti
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Rất vui khi có được những người đồng cảm.
    Có lẽ trẻ con thường thích những cái gì mềm mại
    Chung quanh chỗ ngủ của 2 công chúa nhà mình ( cô lớn 14 cô bé 2,5 tuổi) là khoảng 2 tiểu đội thú nhồi bông, chú gấu bông lớn nhất to gần gấp rưỡi cô út và chú heo con nhỏ nhất bằng nửa bàn tay cô bé.
    Cô gái lớn hồi nhỏ cũng thích ôm một miếng mền nhỏ để ngủ, vừa ngủ vừa nhằn nhằn cái mền. Cô gái út cũng theo gương chị, phải có cái " mền thúi" ( vì cô ta tè vô đó mà ) mới yên tâm để ngủ ( dù bé ngủ cũng dễ, bố vỗ lưng 1 lúc là lăn quay )
    Nói chung là trẻ con vừa có nhu cầu được ôm ấp, nhưng cũng có nhu cầu chăm sóc người khác, và những cô búp bê, chú chó bông... là những "người" lý tưởng để các bé " phát huy" quyền làm cha mẹ. Và điều này giúp bé ổn định hơn !
     
  10. Me cu Quyenh

    Me cu Quyenh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mẹ Luti và Anh Khanh biết không, thực ra mình không muốn sử dụng biện pháp mạnh với bé làm gì, nói ngọt nhiều lắm đấy, vừa nói vừa nhẹ nhàng kéo môi dưới của bé ra hoặc gây cho bé chú ý đến chuyện khác như dắt ra vườn chơi, chơi dồ chơi... vậy mà 3 tháng nay rồi tình hình chưa suy giảm. Lúc đầu, cu cậu biết mình không đồng ý cho nó làm như vậy, có lúc nó còn chạy vào "xó" nhà, vừa ngậm miệng vừa "ư..ư" cho mình chú ý, khi mình nhìn thấy nó đang mút môi, nó còn làm xấu chọc mình nữa chứ.

    Giải pháp của Me Luti cũng hay nhưng hình như em bé mà bạn nói lớn hơn cu Quyềnh nhà mình, bé sinh tật lúc 16 tháng, chẳng thể làm gì được. Bây giờ bé 1,5 tuổi rồi, nhiều nỗi ám ảnh vẫn theo mình không biết đến lúc nào nữa, nào là bao giờ con nói được (nhân đây xin cám ơn bài viết "bé ơi, sao không nói" của anh Le Khanh, mình cũng tìm được nhiều điều bổ ích), nào là làm sao con bỏ được tật xấu. Cu Quyềnh hiếu động lắm, không tập trung được vào cái gì lâu, chỉ yêu có mình cái gối "thối" của nó thôi, đến nỗi mình mua thêm 1 cái sơ -cua sợ hôm nào chẳng may có sự cố làm bẩn gối, còn có cái mà thay. Chỉ được một lúc, nó thẳng tay quẳng luôn cái gối mới. Đêm , mình thay cái gối mới vào chỗ cu cậu nằm, vậy mà tỉnh giấc vẫn đâu hoàn đấy. Cu Quyềnh gắn bó với cái nệm (bé nắm dưới sàn, 1 mình) và gối của mình lắm, rất ý thức, không tè dầm đâu, đang ngủ mắc tè là ngồi dậy gọi. Có lúc mình thử cho bé lên giường ngủ chung, nhưng một mực nó ôm cái gối yêu về "ổ" miệng còn càu nhàu gì đó không rõ nữa. À, cu cậu còn ghiền một thứ nữa là sờ tóc mẹ, từ nhỏ rồi, trông cái điệu vừa mút môi, vừa ư ử cái gì đó trong miệng như đang hát, tay xới tóc mẹ lên, thấy ghét quá chừng. AX mình bảo tự đến lúc con nó sẽ phát triển, đừng nôn nóng quá cũng chẳng thúc cho bé nhanh hơn được, ý kiến của quý vị thế nào, mình đã tâm sự hết những thói quen của bé rồi đấy. Xin cho mình vài ý nhé. cám ơn thật nhiều. :)

    Mẹ cu Quyềnh
     
  11. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Chào mẹ cu Quyềnh,

    Con của chị hàng xóm nhà mình hồi ấy cũng ngang tuổi cu Quyềnh bây giờ đấy, thực ra thì ở Pháp, mình thấy rất nhiều nhà tâm lý và bác sĩ tâm lý đều nói rằng chuyện mút tay hay mút môi đều không phải là một tật lớn và có thể thay đổi rất nhanh nên họ cũng không chú ý quá nhiều đến hành động đấy của trẻ, cái họ chú ý là tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại thế. Thằng bé con chị hàng xóm nhà mình thì bị thế sau một thời gian xa mẹ vì mẹ nó phải đi công tác, khi chị này trở về thây con mình bị như vậy thì quá căng thẳng, đánh vào tay và kéo môi bé ra nhiều lần, bà nó sợ có chuyện gì xảy ra nên mới khuyên mẹ nó đén nhờ bác sĩ, và bác sĩ cũng sợ mẹ nó căng thẳng quá không chịu được thì đánh nó đau nên bác sĩ mới quyết định can thiệp, và họ đã cho bé đóng kịch "con chó bông xa mẹ", hồi ấy bé đó cũng chưa biết nói đâu, chỉ mới biết vài từ thôi, vở kich chủ yếu do bác sĩ nói đấy chứ, đại khái là thế này : bác sĩ kể một câu chuyện ngắn có nhân vật là con chó bông, mẹ nó đi công tác và nó thì tưởng mẹ bỏ đi rồi nên quá sợ, và thế là con chó bông đã tìm cách để gọi mẹ về, cháu thử tưởng tượng chó bông làm thế nào để gọi mẹ nó về nhỉ ????và họ để cho bé cầm chó bông, dạy chó bông cách làm cho mẹ về bằng hành động.... và câu chuyện diễn biến như mình kể ở trên.

    Vậy nếu có thể, bạn thử tìm nguyên nhân của bé nhà bạn xem. Cách đây vài tháng, mình thấy cô em họ mình cũng kêu ca về tình hình thẳng bé nhà cô ấy cứ hay "sờ chim", cả nhà cũng rất căng thăng, bố cháu cũng đánh vào tay rất nhiều lần, sau tìm hiểu ra mới biết ở nhà trẻ có bà bếp hay doạ trẻ con là đứa nào không ăn cơm thì chim sẽ teo đi đấy, bà ngoại của bé đã phải đến trường nói chuyện vợi bà bếp để bà đừng doạ cháu, còn mẹ bé thì giải thích cho bé hiểu là không có chuyện "teo chim", nhưng dù sao thì cũng cần ăn uống đầy đủ để cho chóng nhớn... và cũng phải mất đến gần hai tháng bé mới hết chuyện đấy đấy. Cả nhà em họ mình cũng được phen hoảng hồn vì cô em mình còn tưởng tượng ra bao nhiêu thứ bệnh nhiêu khê quanh cái động tác ấy của bé nữa chứ. Cô ấy bảo cô ấy đã phải khóc mất bao nhiêu ngày đấy.

    Đọc những gì bạn viết, mình biết bạn là người rất quan tâm đến con và lo lắng cho bé nhiều, và mình nghĩ cu bé nhà bạn thì lanh lợi thông mình nên mới tìm ra được cách "bắt nạt bố mẹ" như vậy. Nhớ một lần cách đây vài năm mình có được nghe một ông bác sĩ tâm lý rất giỏi nói chuyện rằng : hầu hết đứa trẻ nào trong quá trình phát triển cũng có những vẫn đề này nọ, nếu vẫn đề không quá quan trọng thì cha mẹ chỉ nên đóng vai trò trợ giúp để bé vượt qua thôi chứ tuyệt đối không được quan trọng hoá và tưởng tượng ra con mình bị bệnh này bệnh nọ. Theo ông này, nhũng vấn đề nho nhỏ của trẻ được giới tâm lý gọi là nhiễu tâm dạng nhẹ, và những nhiễu tâm dạng nhẹ này rất cần cho sự phát triển của cả đời người, mỗi lần khi con người vượt qua được một nhiễu tâm dạng nhẹ thì lại trưởng thành lên một chút, và tất cả sự vượt qua, sự trưởng thành này tạo ra sức mạnh cho con người để đối phó với những khó khăn tiếp theo của cuộc sống.
    Và cuối buổi nói chuyện, ông ấy cười rất to và nói một đoạn để kêt thúc rằng "hỡi các bà mẹ yêu quý (vì hôm đáy chỉ có các bà mẹ), xin các bà hãy bỏ đi hình ảnh về một đứa trẻ hoàn hảo mà các bà mơ ước từ thời thiếu nữ cho đến khi các bà mang đứa trẻ trong bụng, tôi xin nói với các bà một cách chân thực rằng, gần 50 năm trong cuộc đời làm việc với trẻ con của tôi, tôi chưa bao giờ có hân hạnh làm quen với một đứa trẻ hoàn hảo nào, vậy thì xin các bà hãy vui lên, hãy tự tin trong công cuộc nuôi dạy con khó nhọc của các bà, để cho những đứa trẻ không hoàn hảo có cơ hội được thể hiện ra những gì nó cảm nhận từ cuộc sống, cả những niềm vui và những điều đau khổ, tôi tin chắc con của các bà sẽ trưởng thành miễn là các bà hỗ trợ chúng đúng lúc và đủ độ mà thôi ..."
    Chúc cả nhà cu Quyềnh vui nha.
    Mẹ Luti,

    Anh Khanh ơi, con em cũng luôn ngủ với cả tiểu đội thú bông, và bé còn sáng tác ra bao nhiêu câu chuyện nữa đấy ạ.
     
  12. Me cu Quyenh

    Me cu Quyenh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chào Me Luti

    Cám ơn Me Luti nha, bài viết của bạn thực tế và sống động lắm. Mình muốn được tự tin và thanh thản như Me Luti ghê mà sao tập hoài không được :oops: . Từ khi cu Quyềnh mắc tật mút môi, mình luôn lo sợ rằng bé cứ mút hoài như vậy sẽ bị hô răng. Cái miệng xinh thế, bố mẹ không ai bị, mà con bị hô thì thật là "bi kịch" :cry: . Mẹ Luti đồng ý với mình không, theo bạn mình có nên đứa bé đến BS tâm lý không, vì ngoài mút môi thời gian gần đây, bé có vẻ căng thẳng khi đến . Mình còn có ý định chuyển trường cho bé nữa. Me Luti có gặp nhiều rắc rối với con cái như vậy không, chia sẻ với mình nha.
    Mong tin

    Mẹ cu Quyềnh
     
  13. ConBe

    ConBe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/12/2004
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Cứ mỗi lần chuyển trường cho bé là mình cũng gây cho bé sự căng thẳng mới rồi nên mình nghĩ bạn nên suy nghĩ kỹ về điều này. Không lẽ cứ mỗi lần thấy con căng thẳng là lại đổi trường học? Bạn nên tìm ra nguyên nhân do đâu mà bé bị căng thẳng hơn là không rõ nguyên nhân mà cứ thay dổi môi trường của bé. Còn việc mút môi thì mình thấy cũng không có gì quá lo lắng lắm đâu vì nhiều khi đó chưa hẳn là stress mà có khi là tật cũng có thể.
    Ngoài ra bệnh ADD/ADHD thường thường chuẩn đoán khi bé vào tuổi học pre-school chứ sớm quá khó chuẩn đoán chính xác. Các bé khi bắt đầu bước vào tuổi thứ 2 rất hiếu động, tò mò .... nên mới có từ "Terrible Two" là vậy. Con mình 22 tháng và terrible thật.
     
  14. Me cu Quyenh

    Me cu Quyenh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    chào ConBe,

    Mình cũng suy nghĩ về việc thay đổi môi trường cho bé nhiều lắm, lúc trước lớp bé ít, thấy nó đi học vui vẻ một thời gian. Sau Tết, lớp đông quá (25 bé/ 2 cô), ngày nào vô cũng có vài bạn khóc quá, cô giáo phải chăm sóc các bạn đó nhiều hơn nên khi cu Quyềnh đến các cô ít đón vào như trước (đó là những gì mình thấy), còn gì gì nữa trong thời gian học làm sao mình biết được. Thời gian gần đây, mình thấy bé như thu mình lại, về nhà lại dễ cáu giận. Bé đang ở tuổi hình thành nhân cách, tập nói, mình lo bé bị ảnh hưởng và phát triển tâm lý lệch lạc nên có ý định tìm một trường khác ít học sinh hơn để các cô dễ chăm sóc và gần gũi với bé hơn. Mình đang suy nghĩ, chưa biết phải làm sao :( , mong các "mẹ" cùng cảnh ngộ tư vấn cho mình với.
    Mẹ cu Quyềnh
     
  15. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Chào mẹ cu Quyềnh,

    Không phải lúc nào mình cũng được thanh thản như bạn nghĩ đâu, nuôi con mình cũng có nhiều lúc căng thẳng lắm chứ, bé nhà mình cũng có những vấn đề này nọ như nhiều trẻ con khác thôi mà. Có điều mình có khá nhiều thuận lợi trong việc nuôi con do nghề nghiệp của mình, do hồi bé mình hay ốm nên sau này có đi tập võ và yoga nên cũng có chút "bản lĩnh" của "con nhà võ", không đến nỗi quá mất bình tĩnh khi con có vấn đề gì đó.
    Mình thấy bạn là người rất quan tâm đến con, có lẽ vì quan tâm quá mà bạn hay lo lắng như vậy cũng là chuyện thường. Mình cũng đông ý với bạn là nếu bé cứ mút môi quá nhiều thì môi cũng có thể bị cong ra chút ít, nhưng bạn cứ thử nghĩ mà xem, nỗi lo của bạn như vậy liệu có giải quyết được gì không, hay chỉ làm cho bé thêm căng thẳng mà thôi.
    Có một điều mình học được trong cuộc sống và trong quá trình nuôi con là mình càng lo thì lại càng khó giải quyết một cách có hiệu quả những khó khăn mình gặp. Mình thấy ví dụ như em dâu mình là một bà mẹ rất tốt, nhưng vì cái gì em dâu mình cũng lo lăng quá nên thành ra lại hỏng việc, ví dụ cháu mình ăn uống khó khăn chẳng hạn, thay vì nhẹ nhàng tìm cách cho con ăn, em dâu mình thường nghĩ ra đủ các kiểu "ca cẩm", đại loại như : "không ăn thì làm sao mà lớn được", "không ăn thì người cứ quắt lại, xấu như ma chẳng ai thèm nhìn", "con thử nhìn bạn V xem, mỗi bữa ăn ba bắt cơm...." thế là mỗi bữa ăn đều trở thành cực hình đối với cả hai mẹ con, nếu có bố ở nhà, bố không chiu được lên tiếng bênh con thì lại thành hai VC cãi nhau (đây là một cái vòng luẩn quẩn khó tránh khỏi nếu không vững vàng). Một lần bố cháu cho đi xem các anh chị lớn biểu diễn văn nghệ, bé thích lắm về nhà cứ múa múa hát hát và mong trở thành cô diễn viên múa này, cô ca sĩ kia, em mình bảo "nhưng hình như là cô ấy (ca sĩ) ăn uống rất đều thì mới xinh và hát hay như vậy chứ nhỉ, ban đầu con bé vẫn chưa tin, hôm sau liền gọi điện hỏi một cô ở đài 108, cô này khẳng định đúng vậy (hì, cam tội nói dối trẻ con :oops: ). Thế là cô cháu mình hết hẳn nhõng nhéo khi ăn. Đấy mình chỉ lấy một ví dụ nhỏ để thấy rằng nếu tìm kiếm thì cũng ra một cách gì đó.
    Mình cũng nghĩ như bạn Con Bé trước hết nên tìm hiểu trường lớp cho kỹ rồi hãy quyết định chuyển hay không chuyển, theo mình thì cô giáo đóng vai trò quan trọng nhưng cha mẹ cũng quan trọng không kém đâu. Hồi con mình còn nhỏ cũng hay sợ cô giáo, nhất là khi có cô mới, mình biết vậy nên thường hay đến đón bé sớm hơn, ngồi lại trong lớp một lúc, trò chuyện với cô giáo và quan sát bé chơi với bạn, việc này có lợi là bé thấy mình thân thiện với cô giáo thì dần không sợ cô nũa, hơn nữa quan sát cô cư xử với những bé khác mình cũng hiểu được phần nào tính cách và phương pháp dạy của cô để liệu đường ứng xử cho phù hợp.
    Còn việc đi khám BS hay không thì mình cũng không biết khuyên bạn thế nào, nếu bạn thấy cần thì cũng nên đi, nhiều khi có người khác giúp bạn như một nhân vật trung gian khách quan cũng có thể giúp bạn được phần nào.
    Mình biết là để có được sự bình tĩnh và tự tin trong việc nuôi con không phải là dễ dàng, mong bạn hãy cố gắng lên nhé.
    Mẹ Luti
     
  16. lanchi

    lanchi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/4/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào mẹ cu Quyềnh,

    Chắc cu Quyềnh là con đầu phải ko? Mới có 17 tháng, đừng đòi hỏi ở cháu quá nhiều. Trẻ con rất nhạy cảm. Khi mẹ căng thẳng, nó cũng cảm nhận thấy đấy. Muốn cháu ko bị căng thẳng thì trước hết mình phải thấy thoải mái, nhẹ nhõm đã . 17 tháng thì giải thích "mẹ phải chà răng cho con, con mới không bị sâu răng", bé cũng ko hiểu được. Bắt ép bé thì nó sẽ sợ và miễn cưỡng. Biến nó thành một trò chơi nhỏ, hoặc hát hò linh tinh lúc đó thì tốt hơn .

    Có lẽ mẹ cu Quyềnh phải lo làm sao cho bản thân mình hết stress đi đã :)
     
  17. Me cu Quyenh

    Me cu Quyenh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mình cũng làm như bạn nói đó lanchi à, nhưng sao cu Quyềnh khó quá. Bây giờ cu cậu có 6 răng cửa, 2 răng hàm rồi, chưa dám dùng bàn chải chỉ dùng gạc thôi, mà sáng nào cũng mất thời gian quá. Mở tivi om sòm, làm trò đủ thứ mà cu cậu chẳng hưởng ứng gì hết, thậm chí còn chà răng cho "em voi, em xe" (đồ chơi của cu cậu và đủ thứ em khác nữa), có lúc còn gọi cả bố ra làm "người mẫu" nữa đấy. Mình lấy bàn chải sạch ra cho bé vừa chơi vừa làm quen cho đỡ sợ, nhưng thấy cu cậu cứ chà vào lưỡi rồi oẹ oẹ thấy ghê quá, chẳng bõ công cho ăn vào rồi trả lại mẹ thì hỏng bét. Mình đang suy nghĩ tìm cách, xin quý mẹ co cao kiến thì góp vào nhé.
     
  18. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Me cu Quyenh men
    Co le cung khong biet gop y them voi chi nhu the nao - Co the chi tim doc tap sach : Tam ly tre con tuoi chap chung cua tien si Christopher Green ( 2 tap - co ban tai nha sach Nguyen Van Cu - gan truong DH Su Pham - goc Nguyen Van Cu - An Duong Vuong ) qua tac pham nay, hy vong chi co the chon lua cho minh mot " chien thuat" de cham soc chau thich hop voi minh nhat.
     
  19. Me cu Quyenh

    Me cu Quyenh Thành viên mới

    Tham gia:
    23/2/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cám ơn anh Le Khanh và các mẹ đã góp ý, chia sẻ với mẹ cu Quyềnh rất nhiều trong việc chăm sóc con cái trong thời gian qua. Qua diễn đàn, mình tìm thấy sự đồng cảm, động viên cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Xin cám ơn mọi người thật nhiều, hy vọng qua thời gian thử nghiệm các chiêu mới học được mình sẽ lại lên diễn đàn, báo cáo kết quả với mọi người.
    Thân mến
     
  20. bebefrance

    bebefrance Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/3/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào các bạn. Tôi là một thành viên mới, hiện đang làm việc ở nước ngoài. Do tìm hiều bệnh ADHD nên mới biết trang web này. Đọc và tìm hiểu, tôi nhận được nhiều thông tin bổ ích. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi cho trường hợp của con tôi.

    Tôi có con trai, 5 tuổi rưỡi, hiểu nhanh nhưng khả năng tập trung của cháu rất kém; đặc biệt ở trường thường xuyên mất trật tự trong lớp, không nghe lời cô giáo giảng bài, luôn hiếu động,chạy nhảy, không thể ngồi yên một chỗ và hay nói leo. Tuy nhiên, những trò chơi mà cháu thích thì cháu ngồi chơi cũng lâu. Cháu thích vẽ tranh, nhưng khi vẽ xong thì cháu lại dùng bút bôi đen hết bức tranh.

    Mặc dù gia đình khá nghiêm khắc và thường xuyên nói chuyện phân tích cho cháu nhưng cháu lại đâu vào đấy.
    Khi cháu ngủ, toát ra nhiều mồ hôi.

    Tôi mới biết rằng hiện nay xuất hiện hội chứng thiếu tập trung tư tưởng - hiếu động ở trẻ em. Cháu chuẩn bị đi học lớp 1 nên gia đình rất lo cho cháu.

    Vậy không biết con trai tôi có nằm trong trường hợp này không?
     

Chia sẻ trang này