Bệnh Táo Bón Ở Trẻ Em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhhuyen1011, 11/5/2017.

  1. minhhuyen1011

    minhhuyen1011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/3/2017
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh táo bón ở trẻ em là căn bệnh đường tiêu hóa khiến trẻ trở nên biếng ăn, chậm lớn, thậm chí là suy dinh dưỡng. Mẹ đã biết gì căn bệnh này và làm sao để phòng tránh nó?

    Bệnh táo bón ở trẻ em, dễ mắc, tác hại nhiều

    Bệnh táo bón ở trẻ em là hiện tượng trẻ đi ngoài phân khô cứng, gây cảm giác đau đớn và khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Bệnh táo bón ở trẻ em thường xuất hiện khi trẻ thay đổi chế độ ăn uống, hoặc cơ thể bị mất nước khiến phân quá rắn và trẻ không thể đi đại tiện được.

    Đây là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài dai dẳng, trẻ có thể bị đầy bụng khó tiêu, biếng ăn chậm lớn, suy dinh dưỡng, nứt hậu môn dẫn đến chảy máu trực tràng và sa trực tràng…

    [​IMG]

    Nếu trẻ đi đại tiện ít hơn 2 lần 1 ngày với trẻ sơ sinh và dưới 3 lần 1 tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần 1 tuần với trẻ lớn thì được coi là bị táo bón. Việc trẻ gặp khó khăn khi đại tiện khiến những chất độc trong phân không được thải ra ngoài hàng ngày mà tích lại trong ruột, thậm chí hấp thụ ngược trở lại vào máu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đường tiêu hóa của trẻ. Vì vậy bệnh táo bón ở trẻ em khá nguy hiểm và các mẹ không nên coi nhẹ.

    Khám và chẩn đoán bệnh táo bón ở trẻ

    [​IMG]

    Khi trẻ mới chớm có dấu hiệu táo bón, các mẹ nên xem lại chế độ ăn uống của mình để cải thiện chất lượng sữa (với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn), tránh ăn các đồ ăn có tính nóng và gây khó tiêu. Thay vào đó hãy ăn các thức ăn nhuận tràng như rau xanh, đu đủ, khoai lang… Với trẻ lớn đã có chế độ ăn riêng, hãy khuyến khích con ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi hơn, uống nhiều nước và tập thói quen đi đại tiện đúng giờ.

    [​IMG]

    Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày và ba mẹ không thể xử trí được tại nhà, hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị. Các bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách sờ bụng để phát hiện phân cứng ở bóng trực tràng, kiểm tra tình trạng nứt hậu môn, tìm dấu nứt hậu môn, lỗ dò… Ở trẻ bị táo bón cơ năng, trực tràng thường lớn và phân ở ngay bờ mép hậu môn nhưng trẻ không thể đi đại tiện bình thường được. Sau đó tùy theo tình trạng bệnh ở trẻ, các bác sĩ sẽ kê thuốc và tư vấn các biện pháp cải thiện tiêu hóa cho trẻ.

    Nguồn: hongngochopital
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhhuyen1011
    Đang tải...


Chia sẻ trang này