Thông tin: Bệnh Tay Chân Miệng: 5 Kiến Thức Cơ Bản Để Phòng Và Điều Trị Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Mileva278, 5/4/2021.

  1. Mileva278

    Mileva278 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/7/2020
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bệnh tay chân miệng là tình trạng phổ biến gặp ở trẻ em. Đợt dịch chân tay miệng thường bùng phát trong khoảng tháng 3-5 và từ tháng 9-12, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Bài viết sau sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản về bệnh tay chân miệng như: nguyên nhân, triệu chứng, dự phòng và điều trị bệnh.
    I. Nguyên nhân gây tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng gây ra bởi do các loại virus thuộc họ virus đường tiêu hóa (gọi là Enterovirus).
    • Tác nhân thường gặp nhất là virus Coxsackie A16, trong khi Enterovirus 71 (EV71) thì ít gặp hơn.
    • Enterovirus có sức đề kháng tương đối tốt:
    • Enterovirus có khả năng sống lâu hơn ở điều kiện nhiệt độ lạnh giá.
    • Tuy nhiên, chúng lại dễ dàng bị bất hoạt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường (như Cl, KMnO4, formol, H2O2).
    • Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng là như nhau bất kể loại virus gây bệnh nào.
    • Nếu tác nhân gây bệnh là Enterovirus A16, thì bệnh thường diễn biến nhẹ và tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày.
    • Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm loại EV71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim...
    • Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, số trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng chủ yếu là do Enterovirus 71 gây ra.
    • Các trường hợp tử vong thường là nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% - 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em).
    II. Triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng
    1. Phát ban, mụn nước ngoài da
    • Phát ban xuất hiện sau đó phát triển thành mụn nước.
    • Đặc điểm phát ban, mụn nước ở bệnh tay chân miệng:
    • Thường không gây ngứa. Trẻ có thể đau rát nếu làm vỡ mụn nước hay ăn đồ ăn cay nóng và chua đối với trường hợp mụn nước mọc ở miệng.
    • Vị trí xuất hiện: tay, chân, niêm mạc miệng và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ.
    2. Loét miệng
    • Vị trí loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà). Đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi.
    • Chỉ có 1 hay vài mụn loét trong miệng, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm.
    • Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống. Từ đó khiến trẻ không chịu ăn, không chịu bú gây sút cân và thường chảy nước miếng liên tục.
    3. Sốt
    • Trẻ có thể bị sốt, thân nhiệt thường dao động trong khoảng 37,5 - 38°C.
    • Tuy nhiên, có những trẻ bị sốt cao trên 39°C liên tục trong cả ngày hay vài ngày. Đây là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nghiêm trọng, cần nhập viện để được điều trị tích cực hơn.
    III. Các con đường lây lan và dự phòng bệnh tay chân miệng
    1. Các con đường lây lan
    Chân tay miệng lây lan qua 2 đường chính sau:
    Đường hô hấp:
    • Tiếp xúc trực tiếp: trẻ tiếp xúc với dịch từ mụn nước hay hít phải dịch bắn từ đường hô hấp của trẻ mắc bệnh.
    • Tiếp xúc gián tiếp: trẻ chơi chung đồ chơi, sử dụng chung đồ dùng cá nhân hay đồ dùng học tập với trẻ mắc bệnh.
    Đường tiêu hóa:
    Virus tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch từ mụn nước… dễ lây truyền qua đường ăn uống khi trẻ ăn chung với người bệnh, ngậm mút đồ chơi hay mút tay...
    2. Dự phòng bệnh tay chân miệng
    2.1. Dự phòng đặc hiệu:

    • Hiện tại, virus Coxsackie A16 chưa có vacxin phòng bệnh.
    • Chủng Enterovirus 71 đã có 2 loại vacxin của Viện Sinh học Y khoa tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc và Sinovac Biotech đã được phê chuẩn và lưu hành trên thị trường ở Trung Quốc. Tuy nhiên, để được cho phép sử dụng vacxin EV71 trên toàn thế giới, cần phải chứng minh khả năng ứng dụng đối với các chủng EV71 gây đại dịch khác nhau. Vì vậy, cần phải có thêm một thời gian sau khi các loại vắc xin EV71 gia nhập thị trường.
    Như vậy, thị trường Việt Nam hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng bệnh tay chân miệng.

    2.2. Dự phòng không đặc hiệu:
    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
    • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi).
    • Đeo khẩu trang và rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
    • Không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập với trẻ bị chân tay miệng.
    • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà... bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
    • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
    • Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
    IV. Nguyên tắc điều trị bệnh tay chân miệng
    Tay chân miệng là bệnh gây ra bởi virus, chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, nguyên tắc điều trị bệnh là tập trung điều trị triệu chứng và biến chứng xảy ra (nếu có). Điều trị cụ thể như sau:

    1. Điều trị với trường hợp tay chân miệng thông thường (cấp độ 1 và 2)
    1.1. Cách ly trẻ tại nhà ít nhất 7-10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát
    • Cách ly trẻ trong phòng thoáng mát, có ánh sáng mặt trời.
    • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân, đồ chơi với trẻ.
    • Đồ dùng cá nhân, đồ chơi, quần áo của trẻ cần được khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.
    • Hạn chế tiếp xúc với trẻ, khi tiếp xúc cần đeo khẩu trang.
    1.2. Hạ sốt cho trẻ
    • Thực hiện khi trẻ sốt trên 38.5°C.
    • Sử dụng paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
    • Chú ý: tuyệt đối không sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì nguy cơ gây hội chứng Reye - hội chứng rối loạn chuyển hoá. Hội chứng này có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm, có thể gây tử vong.
    1.3. Vệ sinh mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn

    Đây là bước quan trọng cần chú ý trong điều trị tay chân miệng, giúp phòng ngừa bội nhiễm trên da. Một số tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn:
    • Tác dụng kháng khuẩn nhanh, mạnh.
    • An toàn, không gây kích ứng trên da.
    • Không màu, không mùi khó chịu.
    • Có thể sử dụng với mụn nước mọc ở những vùng da, niêm mạc nhạy cảm như niêm mạc miệng, vùng kín…
    Một số dung dịch kháng khuẩn đáp ứng những tiêu chí trên: dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone…

    1.4. Lưu ý trong sinh hoạt
    • Lau người bằng nước ấm và khăn sạch.
    • Khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
    • Đeo găng tay hay cắt móng tay cho trẻ để hạn chế trẻ gãi vỡ mụn nước. Mụn nước bị làm vỡ rất dễ bị bội nhiễm gây lở loét, hoại tử da.
    1.5. Chế độ ăn uống
    • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng hay chua. Do các loại đồ ăn này sẽ gây đau rát với các vết loét, mụn nước ở niêm mạc miệng.
    • Kiêng ăn rau muống, đồ nếp, thịt bò… để tránh kích thích tạo sẹo.
    • Nên ăn các thức ăn mềm, đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước.
    Thực hiện đúng và đầy đủ nguyên tắc điều trị trên, bệnh tay chân miệng sẽ khỏi sau 7-10 ngày điều trị.
    2. Điều trị với trường hợp tay chân miệng nặng (cấp độ 3 và 4)
    Ở cấp độ này, trẻ cần được đưa tới bệnh viện để điều trị tích cực, theo dõi biến chứng để cấp cứu kịp thời. Một số thuốc được dùng cho trẻ tay chân miệng nặng:
    • Kháng sinh: chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh nhiễm khuẩn nặng khác.
    • An thần, gây ngủ và chống co giật: sử dụng phenobarbital.
    • Lưu ý: chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
    V. Những câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng
    1. Bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần không?
    Câu trả lời là có. Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có nguy cơ tái lại do các nguyên nhân sau:
    • Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus khác nhau trong họ Enterovirus gây ra. Cho nên bệnh có thể tái phát nhiều lần do nhiễm các loại virus khác nhau.
    • Miễn dịch của cơ thể đối với Enterovirus không mạnh và bền vững. Do đó, trẻ vẫn có thể tái nhiễm Enterovirus trong lần tiếp xúc với mầm bệnh tiếp theo.
    2. Bệnh tay chân miệng có vacxin phòng không?
    Hiện nay, đã có 2 loại vacxin phòng Enterovirus 71 lưu hành trong nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm vacxin để chứng minh độ an toàn và hiệu quả phòng bệnh cần thời gian dài. Cho nên, hiện tại thị trường Việt Nam và các nước còn lại vẫn chưa có vacxin phòng bệnh tay chân miệng. Tuy vậy, tay chân miệng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách thực hiện các biện pháp dự phòng không đặc hiệu đã nêu trong bài viết.

    3. Tay chân miệng có tự khỏi không?
    Có, bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7-10 ngày kể từ ngày khởi bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý chăm sóc trẻ theo đúng nguyên tắc điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
    4. Trẻ bị bệnh tay chân miệng điều trị tại nhà được không? Lúc nào thì cần đưa trẻ đến bệnh viện?
    Đối với các trường hợp tay chân miệng nhẹ, trẻ chỉ cần chăm sóc tại nhà. Sau 7-10 ngày, bệnh tự khỏi.
    Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu của biến chứng như sau:
    • Sốt cao ≥ 39°C. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
    • Thở nhanh, khó thở.
    • Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
    • Đi loạng choạng.
    • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
    • Co giật, hôn mê.
    5. Thuốc bôi nào hiệu quả cho bé bị tay chân miệng?
    Thuốc bôi tay chân miệng cho bé được lựa chọn dựa trên các tiêu chí:
    • Phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với nhiều mầm bệnh vi khuẩn, virus, nấm.
    • Tác dụng nhanh, giúp phát ban, mụn nước nhanh chóng lặn đi.
    • An toàn cho trẻ, không gây xót, kích ứng trên da và niêm mạc miệng bé.
    • Không chứa kháng sinh, corticoid
    • Không gây nhuộm màu da, nhuộm bẩn quần áo em bé
    Dựa trên các tiêu chí đó, cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bé bị tay chân miệng. Các sản phẩm thông dụng trên thị trường có thể ở dạng dung dịch hoặc kem/gel. Một số gợi ý cho cha mẹ là: bộ sản phẩm Dizigone, xanh methylen, subac…
    Trong đó, bộ sản phẩm Dizigone là giải pháp tác động kép bao gồm cả dung dịch và kem bôi:
    • Dung dịch kháng khuẩn Dizigone dùng được cho cả các nốt mụn trên da và trong miệng, giúp đảm bảo tổn thương được vô khuẩn, xẹp xuống và khép miệng nhanh.
    • Kem Dizigone Nano Bạc cung cấp dưỡng chất và độ ẩm để tổn thương da phục hồi nhanh chóng, tự nhiên nhất.
    Trên đây là bài viết về những kiến thức cơ bản về tay chân miệng như nguyên nhân, triệu chứng, dự phòng, điều trị và một số câu hỏi thường gặp. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích! Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh tay chân miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

    Theo viendalieu.com.vn tổng hợp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mileva278
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mẹ nên phongtf bệnh này ở trẻ nhỏ
     

Chia sẻ trang này