Thông tin: Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ: Dấu Hiệu Cảnh Báo Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi tramy98, 16/6/2021.

  1. tramy98

    tramy98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/3/2021
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, bệnh tay chân miệng ở trẻ xảy ra quanh năm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Vậy dấu hiệu cảnh báo và chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như nào cho hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
    I. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng ở trẻ (viết tắt là HFMD) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người. Bệnh gây ra do virus cấp tính là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp. Nguồn lây do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, phỏng nước, dịch tiết mũi họng (ho, hắt hơi) và phân của trẻ nhiễm bệnh.
    Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, các triệu chứng sẽ phát triển theo 4 giai đoạn. Dấu hiệu nhận biết bệnh ở các giai đoạn là khác nhau. Cha mẹ nếu kịp thời phát hiện sớm dấu hiệu bị bệnh sẽ giúp dễ dàng điều trị và tránh biến chứng có thể xảy ra cho trẻ.
    Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của bệnh và các triệu chứng kèm theo.
    1. Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
    Triệu chứng: thường không rõ rệt, có thể có sốt nhẹ thoáng qua, trẻ kém linh hoạt.
    2. Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày
    Triệu chứng:
    • Sốt nhẹ
    • Mệt mỏi
    • Đau họng
    • Biếng ăn
    • Tiêu chảy vài lần trong ngày.
    3. Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày
    Trẻ có các triệu chứng điển hình của bệnh:
    • Loét miệng: Xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi sau đó vỡ ra gây đau miệng.
    • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
    • Phát ban dạng phỏng nước:
    • Ban đầu chỉ là những ban hồng có kích thước rất nhỏ (chỉ khoảng 1 - 2 mm) nên dễ bỏ sót nếu không chú ý kĩ.
    • Sau đó, nốt phát ban dần trở thành phỏng nước với đường kính từ 2 - 10mm hình bầu dục.
    • Các nốt phát ban dạng phỏng nước chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Phỏng nước ấn vào không đau, có dịch trong, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm. Nếu dịch chuyển sang màu đục là dấu hiệu của bội nhiễm, song tình trạng này rất hiếm xảy ra.
    • Sốt nhẹ.
    • Nôn.
    • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Trong đó, biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
    4. Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau phát bệnh, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
    Thực tế, không phải trẻ nào mắc tay chân miệng cũng trải qua các giai đoạn phát triển của bệnh giống nhau. Bốn giai đoạn phát triển bệnh điển hình như trên thuộc thể cấp tính. Ngoài ra, bệnh còn có hai thể lâm sàng khác là:
    • Thể tối cấp: Bệnh tiến triển rất nhanh và xuất hiện các biến chứng nặng như suy tuần hoàn - hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ.
    • Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng. Hoặc có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban lẫn loét miệng.
    II. Phân loại 4 cấp độ của bệnh tay chân miệng
    Để đánh giá tình trạng bệnh tay chân miệng của trẻ, giúp thuận tiện trong điều trị, bệnh được chia thành 4 cấp độ.
    1. Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
    2. Độ 2: Được chia thành độ 2a và độ 2b

    • Độ 2a: Trẻ có bệnh sử giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám. Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 độ C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
    • Độ 2b: được chia nhỏ thành nhóm 1 hoặc nhóm 2 :
    Nhóm 1: Có một số biểu hiện sau:
    • Giật mình ghi nhận lúc khám.
    • Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút. Hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo một dấu hiệu sau:
    • Ngủ gà
    • Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
    • Sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
    Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
    • Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
    • Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
    • Yếu chi hoặc liệt chi.
    • Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
    3. Độ 3: Trẻ có biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng.
    Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
    • Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
    • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
    • Huyết áp tăng.
    • Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
    • Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
    • Tăng trương lực cơ.
    4. Độ 4: tình trạng bệnh rất nặng, có một trong các dấu hiệu sau:
    • Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)
    • Phù phổi cấp.
    • Tím tái, SpO2 < 92%.
    • Ngưng thở, thở nấc.
    III. Cách điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng
    1. Nguyên tắc điều trị chung
    • Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, bệnh chỉ điều trị hỗ trợ giải quyết các triệu chứng và hạn chế biến chứng bệnh.
    • Bệnh do nhiễm virus gây ra nên chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.
    • Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
    • Đảm đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ.
    2. Điều trị cụ thể:
    2.1. Đối với trường hợp tình trạng bệnh của trẻ ở cấp độ 1, có thể tiến hành theo dõi và điều trị tại nhà với sự hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể là:

    • Hạ sốt: Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C chỉ cần chườm ấm cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C dùng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
    • Xử lý vết loét miệng của trẻ: bằng gel rơ miệng hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh chống nhiễm trùng, giảm đau chỗ loét, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
    • Chăm sóc tổn thương da: bôi sản phẩm sát khuẩn tại các vị trí tổn thương để tránh bội nhiễm.
    Một số sản phẩm kháng khuẩn thường được dùng cho bệnh tay chân miệng của bé là Dizigone, gel subac, xanh methylen…
    Theo các chuyên gia da liễu, dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone là một trong số ít lựa chọn đảm bảo an toàn, hiệu quả cho trẻ. Cơ chế kháng khuẩn ion tương tự như cách hệ miễn dịch sử dụng đại thực bào để bảo vệ cơ thể. Ở Việt Nam, đại diện cho dòng sản phẩm này là Dizigone. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE từ châu Âu, dung dịch Dizigone đảm bảo các tiêu chí:
    • Kháng khuẩn nhanh và mạnh, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, nấm trong 30 giây.
    • Giúp tổn thương da mau lành.
    • Không gây khô, xót da, niêm mạc miệng khi sử dụng.
    • Cơ chế diệt khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn cho trẻ.
    • Trong suốt, không gây nhuộm màu da, niêm mạc, giúp cha mẹ tiện theo dõi tiến triển của tổn thương.
    • Ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả
    Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo lứa tuổi. Đối với trẻ còn bú cần tiếp tục cho dùng sữa mẹ.
    Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
    Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
    • Sốt cao ≥ 39 độ C.
    • Thở nhanh, khó thở.
    • Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
    • Đi loạng choạng.
    • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
    • Co giật, hôn mê.
    2.2. Đối với trường hợp tình trạng bệnh của trẻ ở cấp độ 2 trở lên. Trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, cha mẹ cần biết và tuân thủ các nguyên tắc điều trị cơ bản sau:
    • Kiểm soát loét miệng và tổn thương da (như đã trình bày với tay chân miệng độ 1)
    • Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
    • Theo dõi và điều trị biến chứng.
    Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh,hô hấp như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não…Tuy nhiên, các biến chứng này rất khó phát hiện sớm. Để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra, cha mẹ và gia đình cần chú ý quan sát các biểu hiện xấu như: trẻ sốt cao, bỏ bú, nôn trớ, thở khó, thở rít thanh quản, lên cơn co giật…
    Khi trẻ lên cơn co giật, cha mẹ cần đặt trẻ tại nơi bằng phẳng, tránh xa các vật sắc nhọn và nới lỏng quần áo cho trẻ. Đặt trẻ nằm nghiêng, kê đầu trên gối mềm. Tư thế này giúp trẻ dễ thở và tránh chất nôn đi vào đường hô hấp. Sau đó đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, bất kể ngày hay đêm để được xử trí và điều trị kịp thời.
    IV. Một số sai lầm cần tránh trong quá trình điều trị
    Khi điều trị cho trẻ tại nhà, cần tránh một số sai lầm sau:
    1. Vệ sinh miệng, vết loét của trẻ sai cách
    Không dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Khi sử dụng có thể làm tăng nguy cơ chạm gây vỡ các vết loét và làm tăng nguy cơ phát sinh nấm. Để vệ sinh miệng tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý hay dung dịch sát khuẩn súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy.
    2. Lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh
    Tác nhân virus gây bệnh tay chân miệng không thể bị tiêu diệt bằng thuốc kháng sinh. Kháng sinh chỉ được dùng khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Việc lạm dụng kháng sinh không làm trẻ nhanh khỏi mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây kháng thuốc.
    3. Lạm dụng truyền nước
    Truyền nước chỉ nên áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý truyền nước có thể gây rối loạn điện giải, sốc, vô tình khiến bệnh nặng thêm.
    4. Kiêng tắm
    Việc kiêng tắm sẽ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, gãi vỡ các phỏng nước dễ gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, không tắm còn khiến vi khuẩn tích tụ trên da trẻ gây thêm các bệnh nấm da, viêm da... Vì vậy, cha mẹ vẫn nên tắm cho trẻ thường xuyên, sạch sẽ.
    Tuy nhiên, cần lưu ý tắm nhanh bằng nước ấm, hạn chế cào gãi mạnh lên các nốt mụn nước trên da.
    5. Một số sai lầm khác cần tránh
    • Hạn chế cào gãi lên vết mụn.
    • Không được trích các vết phỏng nước do tăng khả năng bội nhiễm và có thể để lại sẹo cho trẻ.
    • Không cho trẻ ăn đồ ăn cứng, có tính nóng vì có thể gây đau khiến trẻ ngại ăn. Thay vào đó, cha mẹ nên chọn những đồ ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để trẻ bớt cảm thấy đau đớn, dễ ăn uống.
    V. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng ở trẻ chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Do đó, để phòng bệnh cần chú ý:
    1. Đối với trẻ
    • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
    • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước cho trẻ.
    • Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi vào miệng.
    2. Đối với cha mẹ, người thân của trẻ: là đối tượng gián tiếp gây bệnh tay chân miệng cho trẻ.
    • Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ khi nấu ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã, dọn vệ sinh cho trẻ.
    • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
    • Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp
    • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh.
    • Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.
    • Không ôm, hôn, dùng chung đồ với các trẻ khác.
    • Không được mớm cơm, mớm thức ăn cho trẻ, không dùng tay bốc thức ăn trực tiếp cho trẻ.
    • Khi trường học, trường mầm non, nơi giữ trẻ có dịch tay chân miệng nên cho trẻ ở nhà để tránh bị lây bệnh .
    • Nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên chủ động cho trẻ tạm nghỉ học. Tùy vào tình trạng bệnh có thể cho trẻ điều trị tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất khi có những biến chứng xảy ra.
    >>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng tránh?
    Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết, hữu ích cho bạn. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 9482 để được tư vấn cụ thể hơn.
    Theo viendalieu.com.vn tổng hợp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tramy98
    Đang tải...


Chia sẻ trang này