Bệnh Tổ Đỉa Nên Bôi Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi ?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Hoa Lan Rừng 1996, 21/11/2017.

  1. Hoa Lan Rừng 1996

    Hoa Lan Rừng 1996 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/3/2017
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Khi mắc bệnh tổ đỉa, có nhiều người đã tìm đến và sử dụng các vị thuốc trị tổ đỉa từ thiên nhiên như lá trầu không, lá lốt, ké đầu ngựa. Mặc dù giúp giảm ngứa hiệu quả và cải thiện được bệnh. Tuy nhiên, các vị thuốc này không thể trị tận gốc bệnh tổ đỉa, vì chỉ sau thời gian ngắn bệnh sẽ bùng phát trở lại và gây ngứa ngáy nhiều hơn. Vậy mắc bệnh tổ đỉa nên bôi thuốc gì ?. Sau đây là bài viết chi tiết..
    [​IMG]
    Cách nhận biết bệnh tổ đỉa
    Các bệnh ngoài da thường rất dễ nhận biết bằng mắt thường và các triệu chứng thường giống nhau, đối với bệnh tổ đỉa cũng vậy, cách nhận biết rất đơn giản chỉ cần thông qua những triệu chứng cơ bản sau
    - Biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất, đó chính là xuất hiện nhiều mụn nước có màu trắng nằm sau dưới da và sau 1 thời gian phần đầu mụn sẽ khô lại, có màu vàng đục, kèm theo hiện tượng bong tróc da..
    - Một thời gian sau mụn sẽ bị sưng đỏ và gây viêm nhiễm nặng hơn, lúc này có thể kèm theo một số biểu hiện khác như sốt cao và nổi hạch..
    - Bên cạnh những nốt mụn nước thì còn kèm theo những cơn ngứa da khá khó chịu..Đặc biệt khi càng gãi ngứa thì cơn ngứa càng thêm mạnh và dai dẳng hơn..
    >> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
    Bệnh tổ đỉa nên bôi thuốc gì ?
    Đa số các bệnh ngoài da, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc thông dụng bôi ngoài da như mỡ bôi hoặc các loại thuốc kháng sinh, chống dị ứng, chống nhiễm trùng. Chi tiết như sau:
    # Mức độ nhẹ:
    - Nếu như bệnh còn ở mức độ nhẹ có thể dùng dung dịch jarish bôi lên vùng da bị bệnh, cho đến khi chảy hết nước trong mụn ra là được..
    - Dùng dung dịch thuốc castellani/ xanh metylen bôi lên vùng da bị bệnh, có công dụng ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng sang các vùng da khác..
    - Bên cạnh thuốc bôi ngoài da, người bệnh có thể uống một số loại thuốc chống dị ứng, chống viêm nhiễm như citirizin, loratadin, telfast..
    # Mức độ nặng:
    - Trong trường hợp bệnh nặng, khi đó viêm nhiễm đã lây lan khắc người thì lúc này người bệnh nên dùng các loại thuốc mỡ chứa thành phần corticoid như Eumovate, Flucinar, Lorinden..Hay thuốc bôi tacrolimuc có công dụng gây ức chế viêm nhiễm..
    - Bên cạnh đó, nên bôi thêm thuốc ẩm da như cetaphyl, skincare-U, physiogel cleanser..., để tăng cường độ ẩm cho da, hạn chế da bị khô nứt, từ đó sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn
    Lời khuyên dành cho người bệnh tổ đỉa:
    - Không nên ăn những thức ăn lạ, thức ăn dễ gây kích ứng da như hải sản, bò, gà.. Hoặc các thức ăn nhanh như xúc xích, lạc xưởng, humburger.. Vì chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu vừa không tốt cho sức khỏe vừa khiến cho bệnh thêm nặng hơn...
    - Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, hành hay các loại thịt đổ như thịt trầu, thịt chó. vì các thực phẩm này sinh nhiệt cao làm nóng cơ thể và khiến cho bệnh nặng thêm.
    - Không nên uống nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia, các chất kích thích..
    - Nên uống nhiều nước lọc, để giúp thanh nhiệt cơ thể, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, để hạn chế tình trạng khô da..
    - Tránh tiết xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh, chất hóa học, nguồn nước bẩn, vì chỉ khiến cho viêm nhiễm nặng hơn.
    - Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ da được tốt hơn..
    >> Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hoa Lan Rừng 1996
    Đang tải...


Chia sẻ trang này