Bệnh viện công thời cạnh tranh: Không xoay xở thì khó, xoay thì “đụng”!

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 10/4/2008.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Bệnh viện công thời cạnh tranh: Không xoay xở thì khó, xoay thì “đụng”!


    [​IMG]
    Công việc của nhân viên trong các bệnh viện thường nặng nề và nhiều rủi ro, nhưng thu nhập lại chưa tương xứng Ảnh: TLLT ​

    Tuần qua, tập thể nhân viên y tế viện Y dược học dân tộc TP.HCM dọa đình công vì lương thấp, đời sống khó khăn. Điều này phản ánh một thực tế đáng báo động: bệnh viện công đang gặp vấn đề về quản lý xuất phát từ nhân sự, cơ chế, chính sách. Bao nhiêu hậu quả từ thực tế này đều trút lên đầu bệnh nhân nghèo.


    Hai thái cực của y đức và năng lực

    Giữa tháng qua, khi đại biểu HĐND thành phố và Sở Y tế thành phố tìm hiểu hoạt động của bệnh viện quận 12, nhiều người phải xuýt xoa tiếc rẻ khi một công trình bề thế, đẹp đẽ như ở đây mà có nhiều khoa phòng bỏ trống rất lãng phí. Lãnh đạo bệnh viện này đặt chỉ tiêu phát triển hai mũi nhọn là cấp cứu hồi sức và ngoại khoa trong khi khoa ngoại ở đây chưa có nhân lực và trang thiết bị tối thiểu. Hoạt động èo uột vậy nên thu nhập nhân viên quá thấp, chỉ đạt 1,7 - 2,7 triệu đồng/người/tháng. Một cán bộ sở Y tế, nói: “Chỉ cần giao cho một người biết làm, sáu tháng sau bảo đảm bệnh viện này sẽ đổi khác, đáp ứng những dịch vụ sức khoẻ cần thiết cho mọi người dân trong vùng”.

    Một thái cực khác là giám đốc bệnh viện tìm kiếm nguồn thu bằng nhiều cách khác nhau để nâng cao thu nhập cho nhân viên và đôi khi những giải pháp này đụng chạm đến người thu nhập thấp. Năm qua, tại một bệnh viện sản khoa người ta đã lấy một số phòng ốc khang trang nằm ở một khu mới xây, cho sơn phết đẹp đẽ để làm dịch vụ, phục vụ người có tiền. Bệnh nhân ít tiền thì chuyển sang một khu khác, nhỏ bé, xuống cấp để điều trị. Đầu tháng này, một bệnh viện chuyên khoa khác ở TP.HCM cũng làm “dịch vụ” kiểu như thế: mỗi khoa lấy một số phòng sửa sang, gắn máy lạnh để phục vụ người có nhu cầu. Nằm ở đây, bệnh nhân sẽ được xếp mổ ngay vào cuối tuần. Hậu quả là những bệnh nhân nghèo đã chịu cảnh chật chội (bệnh viện này đã nổi tiếng quá tải), phải nằm chật chội hơn, nếu có chỉ định mổ phải chờ… vài tuần hoặc vài tháng.

    Bác sĩ Phan Quý Nam, nguyên giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nói: “Giám đốc bệnh viện công không khác gì “con tin” trong tay nhân viên. Không kiếm được tiền để nâng cao đời sống thì anh em không ủng hộ. Nhưng nếu xoay xở mọi cách để kiếm tiền thì đụng phải chính sách, cơ chế và lương tâm người thầy thuốc, ranh giới giữa y đức và không y đức đôi khi thật mong manh”.

    Không học thì bất cập, học cũng không làm được


    2.000 đồng/lượt khám bệnh, chuyện như đùa!

    Nhiều quy định thu phí khám chữa bệnh đang trở nên lỗi thời, không theo kịp với cuộc sống, đặc biệt tại TP.HCM, khiến hoạt động của bệnh viện công ngày một lúng túng. Điển hình là mức thu 2.000 đồng/lượt khám chữa bệnh theo thông tư 14 ban hành năm 1995, mà nhiều nơi vẫn phải áp dụng. “Phải cởi trói cho giám đốc bệnh viện công, nếu không chẳng ai muốn làm công việc quản lý nữa. Đời sống quá thấp, nhân viên bệnh viện công sẽ chẳng còn động lực để làm việc, rồi lấy ai để phục vụ?”, bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng Nghiệp vụ y tế nói.


    Ở Việt Nam, giám đốc bệnh viện công thường có sự phát triển giống nhau: bắt đầu từ bác sĩ điều trị, phấn đấu thành trưởng khoa, trưởng phòng, phó giám đốc rồi giám đốc. Do trước đó chỉ làm chuyên môn, nên khi trở thành giám đốc, những người này mới được học quản lý bệnh viện. Kết quả là khi biết tường tận và có kinh nghiệm về quản lý thì họ… chuẩn bị về hưu!

    Cách đây hai năm, thấy rõ những bất cập của việc giám đốc bệnh viện công không rành quản lý, sở Y tế TP.HCM đã liên kết với một đối tác ở Singapore mở lớp đào tạo quản lý bệnh viện cho một số giám đốc. Học viên được học lý thuyết, tham quan thực tế, nhưng học xong thì bài cũng trả cho thầy. Bác sĩ Lê Hoàng Sơn, giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, một học viên của khoá này bộc bạch: “Học thì hay lắm, nhưng không thể áp dụng vì bệnh viện nước mình hoạt động theo một cơ chế khác”. Đáng lưu ý là không ít học viên sau khi học xong nay đang… chuẩn bị về hưu. Một bác sĩ giám đốc giấu tên nói: “Lẽ ra nên cho những người trẻ có tương lai theo học, không áp dụng được bây giờ thì vài ba năm nữa áp dụng, đàng này sở Y tế cho một số người lớn tuổi đi học, thật uổng phí!”

    Phải thừa nhận bác sĩ giám đốc bệnh viện công ở nước ta thường là những người có học hàm, học vị cao, có uy tín chuyên môn, tuy nhiên do vừa làm chuyên môn vừa làm quản lý, nên họ không thể bao quát và triển khai chiến lược phát triển toàn diện cho bệnh viện đang quản lý. Một khảo sát cho thấy 60% thời gian của phần lớn giám đốc bệnh viện công dành cho công việc đột xuất, 40% cho công việc thường ngày, thay vì 60% dành cho tìm kiếm sáng kiến cải tiến, 20% cho công việc đột xuất và 20% cho công việc thường ngày như giám đốc bệnh viện nước ngoài. Do không có thời gian tìm kiếm cải tiến, bệnh viện công ngày càng “ì ạch”, lép vế trước hệ thống bệnh viện tư nhân. Như thế chủ thể thụ hưởng thật sự của bệnh viện công là người nghèo phải chịu thiệt thòi.


    Theo Sài Gòn Tiếp Thị
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. Doctorfun

    Doctorfun Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/6/2008
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Nói thật bạn nhà báo này cũng có hiểu về nghành y tế nước ta, nhưng chưa thật thấu đáo. Đọc bài viết của bạn tôi nghĩ hình như bạn chỉ mới nghe lại lời của ai đo ngoài nghành hoặc bạn suy luận theo suy nghĩ của bạn...Các Bạn phải biết rằng nghành y tế Vn vẫn còn làm việc theo cơ chế xin cho. GĐ họ biết thừa BV đang thiếu gì cần gì...nhưng họ không quyết định được đâu các bạn ah!
    tất cả phụ thuộc vào cơ chế bạn ah, ở các nước tiên tiến BV phần lớn là tư nhân, của một ông chủ hay một nhóm ông chủ bỏ tiền ra để mở BV, hoặc họ thuê GĐ hoặc chính họ làm quản lý...Họ có quyền QĐ mọi việc cho BV của họ...Các bạn biết không so với khu vực hoặc một số nước trong châu lục và thậm trí một số nước khác châu lục, trình độ của thầy thuốc nước ta hơn đứt họ nhiều.... chẳng qua là do cơ chế thôi các bạn ah.
    Các bạn tin không một ca mổ phụ khoa phức tạp ở Vn, bs được nhà nước trả công cho khoảng 35.000VNĐ.Một ca mổ đẻ 25.000VNĐ...
    CÒn muốn nới nhiều nữa nhưng thôi không lại bị coi là tuyên trền...sợ lém:rolleyes:
     
  3. thaoquyen_baby

    thaoquyen_baby Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/2/2008
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Ừh thì giá cả trả cho BS, Ytá là thấp, nhưng tiền phong bì họ vòi vĩnh được cũng đâu có ít. Tính ra đút túi nhẹ nhàng cũng vài triệu đến vài chục triệu 1 tháng. Kể ra thì cũng đúng với công sức của họ bỏ ra. Nhưng giá nó công khai minh bạch, thì bên y đức cũng ko bị mang tiếng là Lương y như phù thuỷ, mà người dân cũng có cơ hội giảm bớt chi phí mà tăng hiệu quả. Vấn đề vẫn là ở chỗ cơ chế.
    Bắt người ta làm việc với đồng lương rẻ mạt, nhưng cũng bắt họ phải là những thiên thần. đạo đức giả.
     

Chia sẻ trang này