Bệnh béo phì – đồng nghĩa với việc mất đi sự hấp dẫn trong mắt đối phương. Nguy hiểm hơn nó dẫn đến hàng nghìn cơn bệnh nguy hiểm. Cân càng tăng là bạn đang xấu dần đều về ngoại hình lẫn sức khỏe! Dân gian có câu ” vòng bụng càng to, vòng đời càng ngắn “ Béo phì là gì? - Béo phì là một chứng rối loạn phức tạp liên quan đến tình trạng dư thừa quá nhiều chất béo trong cơ thể. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao và có thể gây ung thư. Ngoài ra, béo phì cũng làm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp, gây khó thở khi gắng sức, ngưng thở khi ngủ và mệt mỏi. - thừa cân và béo phì, đây thực ra là hai khái niệm khác nhau. Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể. Làm sao để biết bạn có nguy cơ bị béo phì? - Chỉ số BMI giúp ước tính lượng chất béo hợp lý trong cơ thể: cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng. Công thức tính BMI là: BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m)) - Chỉ số BMI Duy Nguyễn đã hướng dẫn mọi người cách tính rồi, Duy Nguyễn xin phép không nhắc lại nữa , mọi người có thể xem lại ở bài " Cách Tính chỉ số BMI " Tác hại khôn lường từ béo phì gây nên - Khi bạn mắc béo phì, các vấn đề liên quan đến cân nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn bao gồm: phiền muộn, bất lực, ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, xấu hổ và mặc cảm, cô lập với xã hội, năng suất công việc thấp hơn. - Nếu bạn béo phì, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, bao gồm Triglucerides cao và HDL cholesterol thấp Đái tháo đường tuýp 2 Cao huyết áp Bệnh tim Đột quỵ Tăng khả năng mắc bệnh ung thư Các rối loạn về hô hấp, gồm chứng ngưng thở khi ngủ Bệnh lý về túi mật Các vấn đề về phụ khoa: như vô sinh và kinh nguyệt không đều Rối loạn chức năng cương dương và các vấn đề sức khoẻ tình dục Gan nhiễm mỡ Thoái hoá khớp Cách phòng ngừa : - Hai yếu tố làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì một cách hiệu quả cần được quan tâm là chế độ dinh dưỡng và các hoạt động thể lực. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối giúp kiểm soát tốt lượng năng lượng đưa vào cơ thể; giảm năng lượng ăn vào bằng cách: hạn chế tinh bột, giảm tối đa thực phẩm có nhiều đường và muối, hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa. - Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ: rau, củ, trái cây, hạn chế các món chiên, xào; uống đủ lượng nước mỗi ngày và hạn chế các loại đồ uống có cồn; tạo thói quen ăn uống một cách khoa học; không nên ăn muộn và buổi tối trước khi đi ngủ. - Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, nên tăng cường hoạt động thể lực để làm tiêu hao năng lượng dư thừa.Càng tập luyện đều đặn, thường xuyên và lâu dài thì tác động càng lớn. Vì thế, nên có các biện pháp tạo sự thích thú khi tập luyện, đặc biệt là các biện pháp khuyến khích trẻ em tập luyện thể dục thể thao từ sớm sau những giờ học tập căng thẳng, để giúp trẻ phát triển chiều cao và khỏe mạnh, phòng chống được thừa cân, béo phì.