Chóng mặt là tình trạng mẹ bầu có thể thường xuyên gặp phải trong thời gian mang thai. Điều này khiến tâm trạng không tốt cũng như có thể khiến mẹ bầu không có đủ sức khỏe để làm việc, sinh hoạt bình thường. Giới thiệu 3 món ăn giúp giảm chóng mặt khi mang thai mẹ bầu nên biết. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị chóng mặt? Chóng mặt khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và những thay đổi trong cơ thể. Trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thiếu máu khi mang thai: Thể tích máu của bà bầu tăng 50% so với lúc bình thường để cung cấp đủ máu cho thai nhi nhưng chế độ ăn không cung cấp đủ dưỡng chất tạo máu cần thiết. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến 36.8% mẹ bầu Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ. Thiếu máu khiến lượng oxy cung cấp cho não và những cơ quan khác của cơ thể bị suy giảm khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, hoa mắt khi mang thai. Vì thế khi mang thai mẹ cần uống viên sắt bà bầu, axit folic, vitamin B6, B12 để bổ sung đủ vi chất tạo máu. Đồng thời mẹ bầu cũng cần uống vitamin C (nên có luôn vitamin C trong thành phần viên sắt) để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nội tiết thay đổi; Khi mới mang thai cơ thể sẽ tiết nhiều hormone progesterone để làm giãn mạch, tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên đây lại là lý do khiến huyết áp bà bầu bị giảm khiến bà bầu bị chóng mặt tạm thời, đặc biệt là khi đột ngột thay đổi tư thế. Sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn cuối thai kỳ: Trong những tháng cuối của thai kỳ, kích thước thai nhi lớn lên khiến tĩnh mạch chủ dưới chịu nhiều áp lực, làm giảm lượng máu bơm đến tim khiến huyết áp hạ và nhịp tim tăng lên khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Hiện tượng này thường xảy ra hơn nếu mẹ bầu nằm ngửa vì phần lớn trọng lượng của thai nhi đè lên tĩnh mạch chủ. Một số nguyên nhân khác: Trong thai kỳ bà bầu cũng dễ bị chóng mặt do không được bổ sung đủ dinh dưỡng, không uống đủ nước khiến đường huyết hạ, rối loạn điện giải khiến mẹ bầu bị chóng mặt, choáng váng, thậm chí còn có thể khiến bà bầu bị ngất xỉu. >>Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu Ăn gì giúp giảm chóng mặt khi mang thai? Chế độ dinh dưỡng đủ chất là cách giúp mẹ cải thiện tình trạng này trong thai kỳ. Dưới đây là 3 món ăn giúp giảm chóng mặt khi mang thai rất hiệu quả: 1. Thịt bò xào bông cải xanh Nguyên liệu: Thịt thăn bò: 400g Bông cải xanh: 1 cây lớn hoặc 2 cây nhỏ Gia vị: Tỏi băm, hạt nêm, nước tương, đường trắng, hạt tiêu xay Cách làm: Bước 1: Bông cải xanh rửa sạch, thái miếng, ngâm cùng nước muối loãng rồi rửa sạch. Sau đó trần trong nhiều nước sôi và xả lại bằng nước lạnh. Bước 2: Thịt bò thái vừa ăn, ướp với đường, nước tương, hạt nêm, 1 chút dầu ăn Bước 3: Phi thơm tỏi băm, cho thịt bò và xào với lửa lớn, đảo nhanh tay đến khi vừa chín Bước 4: Cho bông cải xanh vào xào chín bằng lửa lớn, đảo nhanh tay. Nêm nếm lại cho vừa ăn, bày ra đĩa và rắc lên một chút hạt tiêu. >>Xem thêm: thuốc sắt bao nhiêu tiền 2. Cháo ngao Nguyên liệu: Gạo tẻ ngon: 200g Ngao tươi: 1kg Rau thơm: Hành lá, rau răm, gừng tươi, ớt, hành khô Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu xay Cách làm: Bước 1: Ngâm ngao 1h với vài lát gừng, ớt thái nhỏ, rửa sạch nhiều lần với nước rồi luộc chín, chắt lấy nước, tách bỏ vỏ ngao. Bước 2: Gạo ngâm trong 1h, vo sạch, để ráo nước. Rau răm, hành lá nhặt sạch, rửa bằng nước muối loãng rồi cắt khúc. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Bước 3: Ninh gạo bằng lửa nhỏ đến khi chín nhừ thì nêm nếm vừa ăn. Thỉnh thoảng khuấy đều để không bị bén nồi. Bước 4: Phi thơm hành khô rồi cho ngao vào xào săn rồi cho ngao vào nồi cháo ninh chín, khuấy đều trong 5 phút rồi tắt bếp. Bước 5: Ăn nóng với rau răm, hành lá, rắc chút hạt tiêu. 3. Canh chua đầu cá hồi Nguyên liệu: Đầu cá hồi: 350g Dứa: 1/4 quả Cà chua: 3 quả Giá đỗ: 1 ít Rau thơm: Hành lá 2 nhánh, mùi ta, rau ngổ mỗi thứ 1 ít, ớt Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường, dầu ăn, hạt tiêu xay Cách làm: Bước 1: Ngâm đầu cá hồi 5 – 10p trong nước muối loãng để khử mùi tanh, rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước. Bước 2: Ớt, hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.Rau thơm, giá đỗ nhặt bỏ phần hỏng, rửa sạch, để ráo nước. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt thành miếng mỏng vừa ăn. Cà chua bỏ cuống, rửa sạch, bổ múi cau. Bước 3: Ướp đầu cá hồi trong 15 – 20p với 1/2 hành tím và ớt băm nhỏ, bột ngọt, muối, hạt nêm (mỗi loại 1 thìa cà phê), đường (2 thìa cà phê), nước mắm (3 thìa canh), hạt tiêu xay (1/2 thìa cà phê). Bước 4: Phi thơm 1/2 hành tím, ớt băm còn lại rồi cho đầu cá hồi vào xào săn trong 2 – 3p. Tiếp tục xào riêng cà chua trong 3 – 5p, sau đó cho 500ml nước và dứa vào đun đến sôi thì cho cá vào đun sôi trong 5p (vớt bọt trong quá trình nấu sôi). Cho giá đỗ vào, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp. Cho hành lá, mùi ta vào, ăn ngay khi nóng, dùng rau ngổ để trang trí và rắc hạt tiêu để dậy mùi thơm. >>Xem thêm: cách uống sắt và canxi đúng cách Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này để đảm bảo có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhất.