Bí quyết giúp bé học hình khối hiệu quả

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi BTC _Học cùng bé, 5/9/2010.

  1. BTC _Học cùng bé

    BTC _Học cùng bé Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/5/2010
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    212
    Điểm thành tích:
    43
    Làm sao giúp trẻ phân biệt được hình thoi và hình chữ nhật? Mặt trăng hình lưỡi liềm hay hình bán nguyệt? Cha mẹ có thể dễ dàng dạy trẻ các hình dạng khác nhau khi có nhiều tranh minh họa trước mặt, nhưng lại thường gặp khó khăn trong việc giúp trẻ nhớ lâu và liên tưởng đến những đồ vật có hình dáng tương tự trong thực tế. Dưới đây là chia sẻ của các phụ huynh về cách “chơi mà học” hình dạng hiệu quả. Tự do sáng tạo, bé sẽ nhanh nhớ hình dạng - Chị Trần Thanh Nguyệt (Cần thơ)
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tôi từng lúng túng khi dạy con những bài học về hình dạng, màu sắc, vì bé cứ nhớ trước quên sau. Qua tìm hiểu sách báo và kinh nghiệm của các bà mẹ khác, tôi hiểu rằng, dạy trẻ học thuộc lòng sẽ không hiệu quả bằng việc “chơi mà học” cùng bé với các hình dạng thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khi dạy con hình tròn, tôi hay đố bé tìm hết các vật trong nhà có hình tròn, mỗi vật tìm đúng bé sẽ được một điểm và sẽ được thưởng bằng món ăn, hay xem bộ phim hoạt hình bé thích sau khi chơi xong. Tôi cũng khuyến khích bé chơi trò nặn đất sét hoặc vẽ tranh về các đồ vật, con vật mà bé được học hoặc do bé tưởng tượng ra. Dù tranh vẽ còn nguệch ngoạc, cục đất sét chỉ là một hình khối meo méo, dài dài, nhưng qua mô tả của con về “tác phẩm”, tôi hiểu bé đã biết áp dụng những điều quan sát và học hỏi được.
    Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ học hỏi tốt hơn - Chị Trần Thị Tuyết Mai (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội)
    Bé Thỏ nhà mình 3 tuổi và đã đi mẫu giáo. Ở trường, bé được cô khen nhanh nhẹn, có thể hiểu và áp dụng ngay những điều được dạy. Mình nghĩ đó là vì từ khi bé 2 tuổi, mình đã mua những cuốn sách nhiều tranh ảnh cho bé chơi. Mình cũng dạy bé phân biệt màu sắc, hình dạng ngay từ những đồ vật quen thuộc trong nhà. Bé Thỏ đặc biệt thích chơi xếp hình, có khi ngồi chăm chú hàng giờ để xây tháp, xây nhà, khi đó mình thường đề nghị bé xếp thêm những mô hình khác như trường học, công viên… Mình cũng quan tâm nhiều đến dinh dưỡng vì hiểu rằng bé có khỏe mạnh thì mới vui vẻ, hoạt bát, ham thích vui chơi, vận động. Để bé thông minh, lanh lợi, mình luôn bổ sung các dưỡng chất tốt cho trí não của bé qua những món ăn hằng ngày, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bánh plan…
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Cùng bé khám phá các trò chơi về hình dạng trên internet - Chị Hoàng Thu Thủy (Q.3, TP.HCM)
    Tôi thường lên internet để tìm những tài liệu hướng dẫn nuôi dạy con vì không có nhiều thời gian đi nhà sách. Thông tin trên mạng rất nhiều lại có những trang trình bày lan man, không có hệ thống. Tôi thích những trang web có tính ứng dụng cao để hai mẹ con có thể áp dụng ngay lý thuyết được học. Bé con nhà tôi rất thích thú với các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc, nhưng tôi cũng phải cân đối thời gian hợp lý để mắt bé không bị ảnh hưởng bởi màn hình máy tính. Hai mẹ con thường chơi trên trang web www.hoccungbe.com vì có nhiều trò chơi về màu sắc, hình khối, chữ số rất thú vị. Phần thông tin dinh dưỡng trên trang web cũng giúp tôi rất nhiều trong việc chuẩn bị cho bé bữa an đầy đủ dưỡng chất, giúp bé phát triển cả về trí não lẫn thể chất.
    Thanh Thanh
    Trích báo Phụ nữ ngày 14/7/2010
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi BTC _Học cùng bé
    Đang tải...


  2. noibuonlangle

    noibuonlangle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/4/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bí quyết giúp bé học hình khối hiệu quả

    Tớ thấy bé khó nhận biết được hình chữ nhật và hình thoi ,màu sắc thì màu hồng và màu đỏ
     
  3. Hanhem

    Hanhem cô nàng Bình yên

    Tham gia:
    12/10/2006
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    116
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Bí quyết giúp bé học hình khối hiệu quả

    cách đơn giản nhất để dạy bé về HÌNH KHỐI, là chúng ta phải có HÌNH KHỐI, thế thôi...
    Ai siêu hơn thì dạy cho con hình khối có mấy mặt, có những dạng hình nào....vv...........
    dạo này Hanhem bận quá rồi, nên ko thể nói nhiều hơn được, hic hic....
     
  4. santaclaus87

    santaclaus87 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2010
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Bí quyết giúp bé học hình khối hiệu quả

    Khuyến khích trẻ học toán từ nhỏ
    Làm thế nào để con trẻ yêu thích các con số, làm quen với các công thức cơ bản khi bé bắt đầu đi mẫu giáo hoặc bước vào lớp 1? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Trên thực tế có rất nhiều cách tích cực giúp bé say mê và yêu thích môn toán như: dùng toán mỗi ngày; đặt câu hỏi cho bé; thi thoảng cho bé dùng máy tính...

    1. Khuyến khích trẻ học toán

    Bạn băn khoăn không biết nên giới thiệu các số cho con như thế nào? Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì trước đây bạn cũng đã từng được học qua môn toán. Và mỗi ngày đến trường, trẻ đều được giáo viên giảng về toán. Hãy giúp trẻ hiểu được việc học toán sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

    2. Dùng toán mỗi ngày

    Hãy để trẻ thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng toán học trong cuộc sống hàng ngày và cách bạn dùng chúng thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể nhờ con tính giúp bạn khi trả hóa đơn, đo đồ nội thất. Bạn cũng có thể giảng cho trẻ cách các bác sĩ, dược sĩ, các nhà xây dựng, các phi hành gia … sử dụng toán như thế nào trong công việc của họ. Mỗi hoạt động này đều củng cố kỹ năng sử dụng toán hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

    Nếu bạn hỏi 6 lớn hơn hay nhỏ hơn 3, bé có thể biết được câu trả lời. Vì thế, bạn hãy tạo ra sự thú vị trong môn toán cho bé. Trong trò chơi Chutes and Ladders, ( trẻ dùng xúc xắc để đi hết 100 ô vuông trên một tấm bảng) bé phải đếm các ô và đếm số xúc xắc, đây là cách tuyệt vời để củng cố các kỹ năng toán học của bé. Hãy tiếp tục chỉ cho bé cách sử dụng phép tính toán hàng ngày – khi bạn nấu ăn, đi mua sắm và sắp xếp đồ đạc.

    Bạn nên tạo ra các bài học không rườm rà hình thức, nhưng mang tính thực tiễn cho bé. Ví dụ, nếu bạn đang làm bánh, hãy hỏi bé còn lại bao nhiêu quả trứng nếu bạn dùng hết hai trong số 5 quả trong hộp. Sau đó, bạn hãy để bé đập hai quả trứng vào bát và đếm số còn lại; hoặc cho bé dọn dẹp phòng của bé trong một khoảng thời gian nhất định, rồi để bé đếm số phút để tìm ra tổng thời gian bé làm...





    3. Toán không chỉ là những con số

    Toán không chỉ đơn thuần những con số khô khan, toán còn có thể:

    - Xác định hình dạng (có bao nhiêu tam giác con nhìn thấy trong bức tranh về chiếc thuyền?)
    - Nhận biết mô hình (bức tranh này có 1 vòng tròn màu đỏ, và một vòng tròn màu xanh, và sau đó lại là vòng tròn màu đỏ, vậy sẽ có hình gì tiếp theo?).
    - So sánh (chiếc tất này rộng hơn hay nhỏ hơn chiếc kia, quả cam nào to hơn, bé hơn?)…

    Bằng cách phát triển các kỹ năng sớm, con bạn sẽ có thời gian dễ dàng nắm bắt hình học và các khái niệm con số phức tạp từ bây giờ.

    4. Đặt câu hỏi

    Hãy đặt câu hỏi thích hợp để trẻ có thể dùng phép tính cộng, trừ đơn giản. Ví dụ, bạn có thể nhờ bé tính lại số tiền mà hai mẹ con vừa mua sắm món hàng gì đó. Khuyến khích con có câu trả lời riêng và nói ra cách tính cụ thể. Các trò chơi toán học có thưởng cũng sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

    5. Thỉnh thoảng cho bé dùng máy tính

    Khi bé đã quen thuộc với các phép tính cộng - trừ cơ bản thì bạn cũng nên cho trẻ làm quen với một chiếc máy tính. Chỉ cho trẻ cách sử dụng máy tính, tuy nhiên bạn không nên để trẻ lạm dụng máy tính mà quên đi cách đặt công thức tính ra giấy.

    Trên đây chỉ là một số lời khuyên cơ bản giúp cha mẹ có định hướng cho con làm quen với toán học. Hãy tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng toán học tiềm ẩn bạn nhé.
     

Chia sẻ trang này