[bí Quyết Nuôi Con] Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Gì?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 15/7/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Việc lên thực đơn hằng ngày cho trẻ sao cho đủ dinh dưỡng vốn đã là một câu hỏi cần sự tính toán kỹ lưỡng. Điều này càng cần cẩn thận hơn khi trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp nỗi lo khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì.
    1. Biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa
    Trước tiên, mẹ cần biết một vài biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

    1.1. Nôn trớ
    Nôn trớ là biểu hiện khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, khi trẻ nôn trớ ra sữa mẹ đó là hiện tượng nôn trớ sinh lý. Điều này là do cơ thắt tâm vị ở trẻ còn yếu nên dễ bị tống thức ăn ra ngoài. Để hạn chế tình trạng này thì mẹ nên cho chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa, tránh ăn quá no.


    Ngoài ra, một số trường hợp khác trẻ nôn trớ là do các dị tật đường tiêu hóa như teo tắc ruột, teo tắc thực quản. Những trường hợp này cần được đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

    1.2. Tiêu chảy
    Tiêu chảy là một biểu hiện dễ thấy và hay gặp ở trẻ. Trẻ sẽ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày. Điều này khiến trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và có thể sốt, chướng bụng. Đặc biệt, khi trẻ tiêu chảy sẽ mất nước và điện giải. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ nhẹ mẹ có thể cho trẻ uống nước và cho trẻ ăn một số món ăn tốt cho trẻ tiêu chảy.

    1.3. Táo bón
    Khi trẻ bị táo bón sẽ có biểu hiện lâu ngày không đi ngoài, có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Phân của trẻ bị táo bón sẽ cứng và khô. Điều này sẽ khiến trẻ thấy đau khi đi vệ sinh.

    Bình thường trẻ bị táo bón có thể do ít uống nước, ít ăn rau quả. Tuy nhiên, một số trường hợp khác như ở trẻ sinh non hoặc trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh. Trẻ táo bón dễ cáu kỉnh và quấy khóc.

    Hậu quả khi trẻ táo bón lâu ngày là làm tổn thương đại tràng, đại tiện ra máu hoặc các loại độc tố tích tụ lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng.

    1.4. Đi ngoài phân sống
    Mẹ có thể phát hiện tình trạng này khi để ý phân của trẻ. Do thức ăn chưa được tiêu hóa và hấp thu hết nên phân có thể chứa thức ăn cũ, lợn cợn hoặc rắn. Đối với trẻ đi ngoài phân sống việc có một chế độ dinh dưỡng khoa học là vô cùng cần thiết. Nếu kéo dài tình trạng này trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng.



    Khi biết con mình gặp phải tình trạng nào thì sẽ dễ dàng hơn cho mẹ khi chọn thực đơn cho bé.

    » Xem thêm: 8 triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa không thể bỏ qua

    2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 5 món cho trẻ táo bón
    Nhiều một số món ăn nên được ưu tiên lựa chọn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ví dụ như cháo là món ăn mà mẹ thường lựa chọn khi trẻ gặp các vấn đề sức khỏe, đặc biệt ở đường tiêu hóa. Nó giúp tiêu hóa tốt hơn, giúp dạ dày giảm gánh nặng làm việc mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Vậy thì với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì hay những món ăn gì thì tốt nhất? Dưới đây là gợi ý một số món ăn để giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cụ thể là khi táo bón nên ăn gì.
    Xem thêm: [Bí quyết nuôi con] Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? - FHI
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này