Một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của người bị viêm lợi là hơi thở có mùi khó chịu. Điều này gây ra cảm giác tự ti và trở ngại giao tiếp cho người bệnh trong cuộc sống thường ngày. Nếu bạn lo lắng bị viêm lợi phải làm sao để loại bỏ tận gốc căn bệnh này, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp. Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn những cách đơn giản, hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp bạn tạm biệt viêm lợi ngay hôm nay. Mục lục bài viết [Hiện] I. Nguyên nhân gây viêm lợi Lợi là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Nó có chức năng bảo vệ, nâng đỡ chân răng giúp chân răng cố định chắc chắn. Lợi khỏe mạnh có màu hồng nhạt, không có tình trạng sưng viêm. 1. Dấu hiệu của bệnh viêm lợi Viêm lợi rất dễ phát hiện. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn cần chú ý: Màu sắc của lợi không bình thường: có màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm. Lợi sưng đau và dễ chảy máu khi va chạm nhẹ. Hơi thở có mùi khó chịu. Có mảng bám răng hoặc cao răng. 2. Nguyên nhân gây viêm lợi Nguyên nhân phổ biến nhất nằm ở vấn đề vệ sinh răng miệng của người bệnh. Khi vệ sinh răng miệng kém, các mảng bám hình thành bám chắc trên răng, để lâu sẽ hình thành cao răng. Cao răng chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra viêm lợi mà bạn nên để ý như sau: Thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá sẽ tạo các mảng bám trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ăn nhiều đồ ngọt, cay và đồ cứng sẽ làm chà xát vùng lợi khiến lợi dễ tổn thương. Ăn đồ ăn quá nóng, lạnh: vùng lợi rất nhạy cảm nên khi ăn những đồ nóng lạnh đột ngột khiến lợi dễ bị tổn thương, làm vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Chải răng nhanh và mạnh làm phần lợi dễ bị xước, chảy máu nên rất dễ bị viêm sưng. Người bị bệnh tiểu đường: Do đường huyết tăng làm áp lực mạch máu giảm, dòng máu đổ về nuôi dưỡng mô lợi giảm nên làm cho lợi yếu và dễ nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi hormone trong giai đoạn bầu bí của chị em phụ nữ sẽ làm giảm sức đề kháng của của lợi đối với vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đồ ngọt, đồ cứng có thể làm lợi bị tổn thương II. Bị viêm lợi phải làm sao? Bạn có đang lo lắng bị viêm lợi phải làm sao bây giờ? Nắm vững nguyên tắc xử lý đúng cách sẽ giúp chúng ta dễ dàng đánh bay viêm lợi và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cho bạn nguyên tắc vàng trong việc xử lý viêm lợi: Vệ sinh răng miệng đúng cách. Dùng kháng sinh trong trường hợp nặng. 1. Vệ sinh răng miệng đúng cách Vệ sinh răng miệng là nguyên tắc xử lý viêm lợi quan trọng nhất nhằm làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh gây viêm. Khi đang bị viêm lợi, bạn đọc cần lưu ý các bước vệ sinh sau: 1.1. Chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày Nha sĩ khuyên chúng ta chải răng đều đặn mỗi ngày hai lần, mỗi lần hai phút vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ đảm bảo được khoang miệng của bạn được khử mùi, sạch sẽ và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. 1.2. Chải răng đúng cách Thao tác chải răng sai sẽ có thể gây tổn thương cho lợi và làm mất hiệu quả của việc chải răng. Thao tác chải răng chuẩn chỉnh này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị viêm lợi của bạn tốt hơn: Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu. Di chuyển bàn chải qua lại nhịp nhàng và đều đặn theo chiều ngang. Dùng đầu bàn chải di chuyển lên xuống để làm sạch bề mặt bên trong của răng. 1.3. Vệ sinh lưỡi Vệ sinh khoang miệng đúng cách không chỉ là đánh răng đều đặn mà còn phải vệ sinh lưỡi mỗi ngày. Lưỡi nếu không vệ sinh tốt thì sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh và làm cho hơi thở có mùi khó chịu. Trong quá trình đánh răng bạn hãy vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ thích hợp để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, hạn chế nguy cơ viêm lợi. 1.4. Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng Bạn nên ưu tiên sử dụng loại có khả năng tốt trong việc loại bỏ mảng bám vì mảng bám là gốc rễ của viêm lợi. Súc miệng là hình thức làm sạch cần thiết, nhất là khi phần lợi đang có hiện tượng viêm. Súc miệng giúp làm sạch và đánh bật mảng thức ăn thừa, tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh khác trong khoang miệng. Bạn nên súc miệng 3-4 lần/ngày với dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh để giảm nhanh tình trạng viêm lợi. Các dung dịch phù hợp nhất giúp xử lý viêm lợi hiệu quả được trình bày ở phần dưới. 1.5. Khám răng định kỳ Bạn hãy đến nha khoa 6 tháng 1 lần để loại bỏ mảng bám cao răng, phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh. 2. Dùng kháng sinh (trường hợp nặng) Với những nhiễm trùng nặng tiến triển, cần can thiệp kháng sinh thì kháng sinh thường sử dụng là Amoxicillin. Phác đồ chung là amoxicillin 500mg đường uống mỗi 6h trong 10 ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc. Một số trường hợp do thay đổi nội tiết thì bạn có thể được kê estrogen và progestin. Trong quá trình các thuốc này, bạn có thể có gặp phản ứng phụ nên cần được giám sát chặt chẽ. Bác sĩ có thể thay thế cho bạn bằng nước súc miệng chứa corticosteroid hoặc kem bôi paste corticosteroid. III. 11 phương pháp xử lý viêm lợi tại nhà Những phương pháp chăm sóc, xử lý viêm lợi đơn giản, dễ làm, hiệu quả và có thể thực hiện ngay tại nhà sẽ giúp bạn không còn lo ngại khi bị viêm lợi phải làm sao nữa. 1. Dùng nước muối sinh lý Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, làm dịu chỗ viêm. Ngoài ra nước muối sinh lý còn có khả năng loại bỏ thức ăn, làm sạch khoang miệng, ngăn chặn hình thành mảng bám và cải thiện tình trạng hơi thở khó chịu. Cách dùng: Bạn nên súc miệng nước muối 3-4 lần mỗi ngày: sáng sớm ngủ dậy, sau khi ăn xong và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý khi dùng: Việc ngậm nước muối sinh lý lâu về dài sẽ làm hư hỏng men răng. Nguyên nhân vì nước muối có tính kiềm nhẹ gây bào mòn. Ngoài ra, khả năng kháng khuẩn của nước muối sinh lý sẽ không đủ mạnh để diệt khuẩn nhanh chóng, nên chỉ cho tác dụng chậm trong xử lý viêm lợi. 2. Dùng tinh dầu sả Tinh dầu sả được chiết xuất từ cây sả, có khả năng tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, khử mùi hôi trong khoang miệng mang đến hơi thở dễ chịu. Cách dùng: Bạn cho 2-3 giọt tinh dầu pha loãng trong 200ml nước rồi súc miệng 3 lần mỗi ngày sẽ cải thiện sức khỏe răng lợi. Lưu ý khi dùng: Tinh dầu sả có khả năng gây kích ứng mạnh nên khi sử dụng bạn phải pha loãng để tránh gây tổn thương lợi. Tinh dầu sả làm có ưu điểm trong việc làm dịu cơn đau và khử mùi hôi miệng, còn khả năng kháng khuẩn ở mức yếu – trung bình. Vì vậy, đây là giải pháp xử lý viêm lợi dễ làm nhưng hiệu quả chậm. 3. Dùng gừng tươi Gừng một trong những chất kháng khuẩn hiệu quả, giảm đau, tiêu viêm tốt. Dùng tinh dầu gừng có thể giúp bạn thuyên giảm tình trạng bệnh. Cách dùng: Gừng cạo vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào bình giữ nhiệt. Đổ một lượng nước sôi vừa phải rồi đợi 12 phút cho tinh dầu tiết ra. Dùng để ngậm và súc miệng 1-2 lần mỗi ngày. Lưu ý khi dùng: Gừng tươi dùng liên tục sẽ dễ bị nóng trong người và dùng nước gừng nóng có thể gây đau rát vùng bị viêm. 4. Dùng mật ong Ngoài những công dụng hữu hiệu trong đời sống hàng ngày, mật ong còn biết đến là một dược liệu quý hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm lợi. Mật ong chứa các hoạt chất kháng khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại. Các chất oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong mật ong làm dịu vết sưng, làm lành các vết thương do bệnh gây ra. Cách dùng: Sáng sớm ngủ dậy, bạn bôi mật ong lên vùng bị viêm, để 10 phút để mật ong phát huy tác dụng. Sau đó súc miệng bằng nước sạch (hoặc dung dịch kháng khuẩn) và hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả. Lưu ý khi dùng: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những người bị viêm nhẹ và cần kiên trì thực hiện mới có hiệu quả. Nếu không súc miệng lại, mật ong lưu giữ lâu trong khoang miệng lại trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển và gây viêm. 5. Dùng tỏi Tỏi từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc cổ truyền giải độc, chống tiêu viêm. Hiện nay qua nghiên cứu cho thấy trong tỏi chứa kháng sinh alixin, hợp chất sunfua nên nó có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh viêm lợi. Cách dùng: Bạn đập dập vài tép tỏi, xay nhuyễn rồi hòa cùng 100ml nước đun sôi để nguội. Súc miệng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần giúp bạn đẩy lùi được bệnh. Lưu ý khi dùng: Tỏi có mùi đặc trưng nên không tích hợp dùng cho viêm lợi ở trẻ em. Sau khi sử dụng, tỏi để lại mùi hôi cho khoang miệng. 6. Dùng nước cốt chanh Trong chanh chứa một lượng lớn vitamin C lớn giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Cách dùng: Hòa tan 1 thìa nước cốt chanh một nhúm muối rồi dùng bông thoa hỗn hợp này lên vùng lợi bị tổn thương. Thực hiện đều đặn hàng ngày. Lưu ý khi dùng: tính acid của chanh có thể bào mòn răng nên không nên áp dụng lâu dài. 7. Dùng nghệ Nghệ có chứa curcumin và beta caroten có tính sát khuẩn, ức chế vi khuẩn, làm dịu vết sưng viêm và phục hồi vết loét. Cách dùng: Xay nhỏ một nửa củ nghệ rồi bôi vào vùng lợi tổn thương. Để yên 10 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Lưu ý khi dùng: Khả năng kháng khuẩn hạn chế nên tác dụng không nhanh. 8. Dùng lá ổi Lá ổi chứa các hoạt chất tanin, oxalic, phosphoric giúp bảo vệ răng lợi khỏi sự tấn công của vi khuẩn, giảm đau nhức lợi và loại bỏ các mảng bám trong răng. Cách dùng: Dùng 3-5 lá ổi non rửa sạch bằng nước muối. Sau đó nhai kĩ và giữ ở vị trí bị viêm khoảng 5 phút rồi súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ bã trong miệng. Lưu ý khi dùng: Tác dụng sát khuẩn yếu, hiệu quả cho viêm lợi nhẹ. 9. Dùng nước súc miệng Listerine Listerine chứa thymol với nồng độ 0,0064% có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề niêm mạc nhẹ. Cách dùng: Listerine được hướng dẫn dùng 20ml trong vòng 30s với ngày 2 lần. Lưu ý khi dùng: Sản phẩm không nên sử dụng cho trẻ em và người già vì nếu không cẩn thận nuốt phải sẽ gây những tác dụng không mong muốn. 10. Dùng dung dịch Chlorhexidine Dung dịch chlorhexidine 0.2% có hiệu quả trong ngăn ngừa hình thành mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm lợi. Tuy nhiên phổ tác dụng của chlorhexidine rất hẹp, chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn gram +. Cách dùng: Súc miệng đều đặn ngày 2 lần với 15ml mỗi lần. Bạn có thể sử dụng sau bữa ăn để chlorhexidine phát huy tác dụng tốt nhất. Lưu ý khi dùng: Không được nuốt và cẩn thận với những đối tượng mẫn cảm với các thành phần hóa học của dung dịch. Nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến men răng. 12. Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone Hiện nay trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm mới là Dizigone. Dizigone rất được lòng khách hàng do sản phẩm vừa hiệu quả lại rất an toàn, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người già. Bạn hãy tin dùng Dizigone vì những ưu điểm vượt trội như: Dizigone có phổ loại bỏ mầm bệnh rất rộng: Hiệu quả trên cả vi khuẩn cả Gram (+) và Gram (-), vi nấm (cả nấm men và nấm mốc). Khả năng sát khuẩn nhanh – Hiệu quả cao 100% trong vòng 30 giây (Thử nghiệm Quatest 1 – Bộ KHCN). Dizigone giúp tổn thương khoang miệng lành một cách tự nhiên, và hạn chế sẹo. Do Dizigone dịu nhẹ, không làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi của vết thương). Dung dịch không màu, không gây xót, không gây kích ứng niêm mạc. Do đó, Dizigone an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng người dùng. Dizigone giúp làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi do viêm lợi. Cách dùng: Súc miệng 3-4 lần/ngày với dung dịch Dizigone. Mỗi lần súc miệng tối thiểu 30 giây; không cần súc lại bằng nước. Lưu ý khi dùng: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone có mùi chloride của các chất HClO, ClO-, HO*… Đây là những thành phần kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên của hệ miễn dịch nên an toàn tuyệt đối. IV. Chế độ ăn uống phù hợp khi bị viêm lợi Chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn cải thiện nhanh chóng. Những gợi ý về các loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn có một khẩu phần ăn đa dạng, dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng để chống lại với bệnh. 1. Người bị viêm lợi phải ăn uống làm sao cho nhanh khỏi? Người bị viêm lợi nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, E, chất xơ Các loại trái cây, hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi. Vitamin C có hiệu quả trong việc chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Cải bắp, bông cải xanh, cải xanh: giàu vitamin E và acid folic, giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám gây viêm lợi. Các loại cá biển chứa hàm lượng omega 3 và protein dồi dào giúp nuôi dưỡng lợi và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Các loại hạt điều, óc chó, hạnh nhân giàu vitamin, protein, chất xơ. Thực phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh. 2. Viêm lợi nên kiêng gì? Thuốc lá, rượu bia: làm hơi thở có mùi hôi, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Đồ ngọt, đồ giòn cứng: Gây chà xát mạnh vùng lợi, làm tình trạng viêm càng nặng. Các đồ ăn vặt: Chứa nhiều chất phụ gia, không tốt cho bệnh viêm lợi. Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn trong việc đẩy lùi và ngăn ngừa viêm lợi hiệu quả. Giờ đây, bạn không cần lo lắng bị viêm lợi phải làm sao nếu vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về bệnh viêm lợi, xin vui lòng liên hệ đến HOTLINE 1900 9482. Đội ngũ Dược sĩ của Dizigone sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn. Tham khảo: www.healthline.com