Thông tin: Biểu Hiện Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Nhận Biết Chàm Sữa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi hoaibao11061997, 23/7/2020.

  1. hoaibao11061997

    hoaibao11061997 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2020
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình làm dược sĩ, gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ vì nhầm lẫn bệnh chàm sữa của con với các bệnh viêm da khác nên đưa ra hướng điều trị không phù hợp, khiến bệnh nặng hơn và kéo dài thời gian điều trị cho con.
    Vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ về những biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách nhận biết chàm sữa để các mẹ tham khảo nhé!
    Mong các mẹ sẽ đọc bài để có kiến thức và điều trị cho con nhanh chóng nè!
    1. Chàm sữa là gì?

    Chàm sữa là một chứng bệnh ngoài da phổ biến ở bé sơ sinh và trẻ nhỏ, chàm sữa có nhiều tên gọi khác nhau như: lác sữa, viêm da cơ địa, eczema.
    Ban đầu, bé bị chàm sữa ở 2 bên má, sau đó bệnh có thể lan rộng ra cả chân, tay hoặc toàn thân bé.
    Một số nguyên nhân gây ra chàm sữa như: do di truyền, do cơ thể bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như khói bụi, lông thú cưng, nấm mốc, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm, sữa, nhiễm khuẩn… Ngoài ra, bé mắc chàm sữa có thể do thời tiết hanh khô, xà phòng, sữa tắm, bột giặt…có thể gây kích ứng da bé.

    2. Biểu hiện bệnh chàm sữa ở từng giai đoạn
    Chàm sữa thường được chia làm 5 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn lại có các dấu hiệu khác nhau. Cha mẹ cần nhận biết những biểu hiện cụ thể của bệnh để có cách điều trị đúng cho con. Dưới đây là cách nhận biết chàm sữa:

    2.1. Giai đoạn 1: Da bé tấy đỏ
    • Ban đầu, bệnh xuất hiện trên 2 má bé khiến da tấy đỏ, bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
    • Trên da bé có thể xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng rồi sau đó hình thành mụn nước.
    [​IMG]

    Hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh​

    2.2. Giai đoạn 2: Da bé nổi mụn nước
    • Trên những vùng da tấy đỏ có xuất hiện mụn nước với kích thước nhỏ. Ngoài ra, da bé có thể xuất hiện những nốt mụn nước lớn hơn và mọc tập trung thành từng đám.
    • Mụn nước có chứa dịch trong và nông, thường mọc dày chi chít và gây ngứa ngáy dữ dội.
    [​IMG]

    Da bé bị nổi mụn nước do chàm sữa​

    2.3. Giai đoạn 3: Da bé bị chảy nước
    • Các nốt mụn nước trên da bé căng dần và có thể vỡ ra, khiến chàm sữa càng lan rộng hơn trên da bé và nguy cơ gây viêm nhiễm cao.
    • Nhiều trường hợp bé bị ngứa nên dùng tay cào gãi lên da khiến mụn nước bị vỡ ra, bé càng cảm thấy ngứa ngáy và đau rát.
    • Da bé xuất hiện nhiều vết trợt và có khả năng bội nhiễm cao nếu cha mẹ không biết cách xử lý đúng.
    [​IMG]

    Mụn nước vỡ ra và chảy dịch​

    2.4. Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn
    • Khi mụn nước trên da bé vỡ ra sẽ có huyết thanh đọng lại trên da, sau đó đóng vảy khô cứng và bong tróc.
    • Sau khi lớp vảy cứng trên da bé bong ra, để lại lớp da nhẵn bóng.
    • Giai đoạn này thường chỉ xảy ra khoảng 1-3 ngày.
    Chú ý: Đây là giai đoạn nguy hiểm và các mẹ cần được chỉ dẫn sử dụng sản phẩm đặc trị, tránh tình trạng da bé bị căng và nứt ra, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

    [​IMG]

    Giai đoạn da nhẵn​

    2.5. Giai đoạn 5: Da bé bong vảy
    • Lớp da mỏng ở giai đoạn 4 hình thành và nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
    • Da bé dày lên và sắc tố chàm cũng tăng thêm.
    • Nếu chàm sữa không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ tái đi tái lại.
    [​IMG]

    Da bé bong vảy​

    Chính vì vậy, cha mẹ cần phát hiện bệnh chàm sữa càng sớm càng tốt để có hướng điều trị đúng cách, xử lý kịp thời, tránh tình trạng gây khó chịu kéo dài, ngăn ngừa nguy cơ da bé bị nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.

    3. Chữa trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?
    Đối với từng giai đoạn của bệnh sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia:
    3.1. Những lưu ý thường ngày
    • Mẹ vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ môi trường sống của bé ổn định, khô thoáng và sạch sẽ.
    • Mẹ tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, các thực phẩm lên men, lạc, hải sản, cà chua…
    • Mẹ chú ý giữ không gian sống của bé thoáng mát, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi. Hạn chế để da bé bị ẩm ướt và thường xuyên thay quần áo, tã lót cho con.
    • Mẹ vệ sinh da cho con bằng nước ấm sạch. Sau khi tắm có thể thoa kem dưỡng ẩm da cho con, giúp hỗ trợ điều trị chàm sữa.
    3.2. Dùng kem bôi da cho con
    • Mẹ lưu ý không sử dụng kháng sinh liều cao để chữa chàm sữa, trừ trường hợp da bé bị bội nhiễm. Ngay cả khi sử dụng kháng sinh liều thấp cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước và tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định.
    • Mẹ không tự ý mua thuốc bôi da cho con. Tuyệt đối không sử dụng corticosteroid dạng thoa ngoài hoặc thuốc dành cho người lớn để bôi lên da con vì chúng có thể làm mỏng da, teo da, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.
    • Mẹ tham khảo sử dụng kem trị chàm sữa Biohoney Baby Nappy Balm cho con. Sản phẩm với bảng thành phần 100% nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính với làn da bé sơ sinh. Gồm: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, Zinc Oxide. Có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cho da, đồng thời giảm ngứa, làm dịu da, dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo da, hỗ trợ điều trị chàm sữa dứt điểm. Hiệu quả điều trị bệnh chỉ sau 48 giờ đã được kiểm chứng.
    3.3. Tham khảo phương pháp dân gian chữa chàm sữa
    Mẹ có thể tham khảo sử dụng một số biện pháp dân gian để trị bệnh chàm sữa mức độ nhẹ cho bé như:
    - Chữa chàm sữa bằng dầu dừa
    - Lá trầu không
    - Lá trà xanh
    - Dùng bột yến mạch…
    Lưu ý: khi áp dụng những cách này, cha mẹ cần đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch hoàn toàn, không còn tạp chất vì sẽ gây nhiễm trùng da bé. Tuyệt đối không dùng lá dân gian trong trường hợp da bé có dấu hiệu sưng tấy, chảy dịch hoặc da bé có vết thương hở.
    3.4. Đưa bé đi khám bác sĩ
    Sau quá trình điều trị tại nhà mà bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh không được cải thiện hoặc da bé có những dấu hiệu sưng tấy nhiều, da lở loét, mưng mủ, chảy dịch, bé bị sốt, quấy khóc nhiều, bỏ bú, ngủ hay bị giật mình, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời.
    4. Phòng tránh chàm sữa hiệu quả cho bé
    Mẹ có thể phòng tránh chàm sữa hiệu quả cho bé bằng những biện pháp sau:
    • Cha mẹ luôn giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng. Tránh để cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi hoặc bị ẩm ướt, không để bé tiếp xúc với thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn…
    • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ của bé để không gian sống của con luôn được sạch sẽ, thoáng mát.
    • Tăng cường bổ sung những thực phẩm từ các món cá biển giúp tăng ARA – chất chống dị ứng tự nhiên rất tốt.
    • Mẹ không dùng nước quá nóng hoặc tùy tiện dùng lá dân gian để tắm cho con.
    • Khi bé ăn dặm, mẹ cần thường xuyên theo dõi xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không và cần thay đổi thực đơn nếu bé bị dị ứng.
    Trên đây là những hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách nhận biết để cha mẹ tham khảo. Hy vọng các mẹ đã có đủ kiến thức để chữa bệnh cho con nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoaibao11061997
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mom nên đọc để biết và xử lí khi bé nhà mình chẳng may gặp phải này
     

Chia sẻ trang này