Bộ trưởng Giáo dục: 'Cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai'

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi chuoicabuong, 11/6/2014.

  1. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Trả lời câu hỏi vì sao Ngoại ngữ lại là môn thi tốt nghiệp tự chọn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích, giáo viên chưa đạt chuẩn, học sinh hết phổ thông chưa nói được. Vì vậy, Bộ sẽ đào tạo lại giáo viên trước khi bắt buộc thi tốt nghiệp môn này.
    GS Ngô Bảo Châu: Tại sao phải đổi mới sách giáo khoa theo định kỳ / Bộ trưởng Giáo dục khất trả lời về 'nhiều bộ sách giáo khoa'
    bo-truong-gd-1349349904-480x0-6575-14024
    Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ảnh: Nhật Minh.
    Mở đầu phiên trả lời chất vấn sáng 11/6, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ nhận được 19 câu hỏi, trong đó một nội dung liên quan Bộ Lao động. 18 câu tập trung 7 nhóm vấn đề: đào tạo, tuyển sinh, sinh viên thất nghiệp, quyết toán ngân sách giáo dục đại học, giáo dục đạo đức lối sống, thi tốt nghiệp THPT, đăng ký môn Lịch sử, đổi mới chương trình và SGK. Bộ đã trả lời bằng văn bản 11 đại biểu.

    Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm, đoàn Yên Bái thắc mắc vì sao chưa đổi mới chương trình Bộ đã đổi mới thi cử, coi đây là khâu đột phá?

    Bộ trưởng Luận cho biết, thi cử, dạy và học có quan hệ với nhau. Khi thiết kế chương trình cần có nội dung, phương pháp, thi cử đồng bộ. Quá trình triển khai, có những thay đổi thi cử dẫn đến thay đổi dạy và học. Phương pháp dạy học trong nước đang lạc hậu, cần thay đổi. Nhưng khi ra nước ngoài, thi học bổng, học sinh vẫn có thể thích ứng. Vừa rồi Việt Nam tham gia đánh giá PISA, tổ chức trên cả nước gồm cả miền núi, nông thôn, do ban chấm thi nước ngoài chỉ định và kết quả được đánh giá là tốt.

    Thay đổi thi cử sẽ không làm đột ngột, gây sốc cho học sinh. Thi tốt nghiệp vừa rồi đã có những thay đổi căn bản. Trước đây là kiểm tra học thuộc, nay là kiểm tra cách vận dụng. Từ một bài học sang tổng hợp, từ kiến thức chính trị sang kiến thức công dân... Học sinh, phụ huynh, thầy cô đã hình dung cần thay đổi như thế nào, chuyển từ việc dạy truyền thụ kiến thức sang dạy kỹ năng.

    Trong từng giai đoạn, cần thiết kế nội dung trước, nhưng trong quá trình chỉ đạo có thể đổi mới thi trước. Bộ dùng thi cử làm khâu đột phá vì quá trình triển khai Nghị quyết 29 gồm hai khối công việc độc lập. Đó là xây dựng mới chương trình giáo dục phổ thông theo lối tiếp cận năng lực, trên cơ sở đó biên soạn SKG phù hợp chương trình, thiết kế cách dạy cách thi phù hợp với SGK đó.

    Khối công việc thứ hai là với các thầy cô, học sinh hiện hành thì cũng phải thay đổi. Đây cũng là thời điểm để bồi dưỡng cho giáo viên đang còn lạ lẫm với cách dạy, thi phát triển năng lực.

    Về đề án Ngoại ngữ, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương nâng cao năng lực ngoại ngữ nhưng Bộ lại cho là môn thi tự chọn. Bộ trưởng Giáo dục cho hay, Bộ đã tổ chức khảo sát trên cả nước và thấy rằng cách dạy, học thi của Việt Nam không giống nước nào trên thế giới, học hết phổ thông cũng chưa nói, hiểu được. Giáo viên chưa đạt chuẩn, học sinh đi học trung tâm về phát âm chuẩn thì cô lại chê. Khi chưa thay đổi được thì trước mắt phải cân chỉnh, thay đổi cách dạy, cách học để đúng hướng thì mới đẩy tăng tốc.

    Trước đây, chúng ta nói thi Ngoại ngữ bắt buộc, nhưng không hoàn toàn, chỗ nào chưa học thì cho thay thế. Bộ đang tập trung đào tạo lại giáo viên, tiếp đó là sách giáo khoa, chương trình, cách dạy mới. Lúc đó chúng ta sẽ thi bắt buộc.


    Đại biểu Thân Đức Nam yêu cầu Bộ trưởng trả lời nguyên nhân 72.000 cử nhân thất nghiệp, phải chăng là do đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu hay cơ cấu chưa hợp lý. Bộ trưởng Luận cho rằng, Bộ Giáo dục và các trường nằm ở phần cung của thị trường lao động. Trách nhiệm của Bộ cũng có một phần. Nội dung thi cử, tổ chức đào tạo của các trường xuất phát từ khả năng mình có. Quy trình mở trường chưa chặt chẽ, chưa chú trọng đến nhu cầu địa phương. Chương trình đào tạo chưa theo kịp phát triển của thế giới, chưa chú trọng kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, ngoại ngữ...

    Những yếu kém đó dẫn đến quy mô tuyển sinh, đào tạo hàng năm tăng trong khi chất lượng chưa được chú trọng. Bộ Giáo dục và cơ sở đào tạo có trách nhiệm chính trong những yếu kém nói trên. Thời gian qua, Bộ đã có những giải pháp như hạn chế thành lập các trường đại học, cao đẳng, cải tiến quy trình cấp phép thành lập, hoạt động, khắc phục tình trạng trường được thành lập chưa có cơ sở, thầy cô mà đã có chỉ tiêu tuyển sinh. Gần đây, các trường đại học khi có dự án, quy hoạch cơ sở, thì mới được cấp phép thành lập và phải có cam kết về giảng viên cơ hữu...

    Khi mở chuyên ngành, Bộ đã có cảnh báo về ngành nghề, lĩnh vực đào tạo có quy mô lớn thì không cho mở thêm như khối kinh tế, tài chính, ngân hàng, giáo dục. Bộ có thông báo về sự bão hòa của ngành này, chính sách ưu tiên những ngành đang cần.

    Điều kiện mở ngành được nâng cao, kiểm tra thường xuyên. Bộ đã cho đóng những ngành chưa đủ điều kiện để nâng cao chất lượng. Bộ đã kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh chỉ tiêu, phấn đấu 450 sinh viên trên một vạn dân xuống còn hơn 200 cho phù hợp quy mô mạng lưới. Các địa phương dừng tiếp nhận nâng cấp cơ sở giáo dục mới. Hiện Bộ đã tạm dừng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, công bố chuẩn đầu ra, công khai điều kiện giảng dạy để xã hội giám sát.

    Bộ thành lập hai trung tâm kiểm định chất lượng tăng cường giám sát, thành lập trung tâm cung ứng nguồn lao động. Thị trường lao động cũng như thị trường hàng hóa, cần phải giới thiệu, Bộ đã phối hợp với Bộ Lao động bàn về việc cung ứng nguồn nhân lực. Trong những chương trình, đề án Chính phủ đã phê duyệt cũng có đề án liên quan đến cung ứng nguồn lao động.

    Về băn khoăn liên quan điểm sàn của đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Bình Định), Bộ trưởng cho biết Bộ không bỏ điểm sàn mà đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau. Từ đó để học sinh, phụ huynh lựa chọn trường, tính toán liên quan đến chất lượng.

    Điểm sàn không quyết định chất lượng tuyển sinh, chỉ là mức thấp nhất đảm bảo năng lực cần có để học đại học. Chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào số lượng giảng viên cơ hữu thực có, ưu tiên nếu có nhiều giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ. Yêu cầu thứ hai là diện tích thực có của nhà trường. Chỉ tiêu phụ thuộc hai yếu tố này chứ không phải điểm sàn. Năm nay, Bộ vẫn có Hội đồng điểm sàn, tư vấn cho Bộ các mức trên cơ sở chất lượng, kết quả kỳ thi tuyển sinh.

    Vấn đề không đọc thông viết thạo vẫn được lên lớp, Bộ trưởng thừa nhận việc này tồn tại và có liên quan đến bệnh thành tích, liên quan đến việc đánh giá thầy cô, chất lượng giáo dục. Bộ đã loại bỏ các quy định về đánh giá giáo viên, cơ sở giáo dục dựa vào thành tích học tập của học sinh. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật đã được triển khai. Ở tiểu học triển khai trên 40 tỉnh chương trình giáo dục tiếng Việt công nghệ mới, đảm bảo hết lớp một viết được chữ, hết lớp ba viết đúng chính tả và học sinh học chương trình này sẽ không tái mù chữ.

    Bộ Giáo dục không khuyến khích tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi, không sử dụng kết quả này để đánh giá thầy cô trường lớp, quan trọng là phải giúp học sinh tiến bộ. Ở những nơi còn rơi rớt vấn đề này, Bộ sẽ tiếp tục khắc phục. Khi chuyển được nền giáo dục đang nặng kiến thức một chiều sang phát triển năng lực học sinh, thì vấn đề này sẽ được xử lý tận gốc.

    "Khi cả hệ thống chính trị vào cuộc, những yếu kém của giáo dục sẽ được giải quyết một cách căn bản", Bộ trưởng Luận nói.

    Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương về kỳ thi tốt nghiệp, Bộ trưởng cho biết, số môn thi mọi năm là 6 trong đó bắt buộc 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Quá trình phân tích thực trạng để thực hiện đổi mới, Bộ Giáo dục thấy rằng quy định 3 môn bắt buộc, thực tế những môn học sinh học để thi đại học rất cẩn thận, chu đáo. Các môn lựa chọn thường vừa học, vừa chờ đợi. Khắc phục việc này, 31/3 hàng năm Bộ mới công bố, để tránh tình trạng học đối phó. Nếu năm nay Bộ quy định môn Sử thì năm sau học sinh không thi môn Sử nữa. Việc học lệch như vậy là cả khóa và cả tình trạng đối phó. Từ những thực tế đó, Bộ đã có những thay đổi.

    Năm nay, Bộ kết hợp đánh giá quá trình với kết quả thi. Xét tốt nghiệp bằng kết quả toàn bộ các môn học trong năm học lớp 12 và kết quả thi tốt nghiệp 4 môn. Như vậy, Bộ áp dụng học gì thi nấy, quốc gia thi 4 môn, địa phương đánh giá những môn còn lại. Điều này khắc phục tình trạng học đối phó. Thay vì Bộ chọn, để cho học sinh chọn môn thi, điều này chú trọng sự phân hóa. Học sinh yêu các môn xã hội sẽ chọn Sử, Địa, thích tự nhiên sẽ chọn Lý, Hóa. Cách làm này vừa chú trọng giáo dục toàn diện, vừa tôn trọng năng lực, sở trường của học sinh ở ngưỡng cửa cuộc đời.

    Năm nay, lần đầu tiên xuất hiện những hội đồng thi chỉ có một thí sinh. Đây là biểu hiện của việc quá trình dạy và học đã thay đổi. Từ chỗ dạy cho số đông, sang chú ý phát triển năng lực cho từng học sinh. Trước đây cô thường trả lời "tôi dạy một lớp 40 cháu", nay cô sẽ trả lời "tôi dạy 40 cháu".

    Về băn khoăn kỳ thi có tiếp tục đổi mới hay không, Bộ trưởng Luận cho biết hiện học sinh đang học chương trình cũ, nhưng phải thay đổi theo hướng mới, nên sẽ có những điều chỉnh. Năm vừa rồi là một bước, tiếp tục sẽ thay đổi đậm đặc hơn, nhưng phù hợp, không gây sốc cho học sinh, xã hội.

    Việc thay đổi thi tốt nghiệp năm nay nằm trong lộ trình tiến tới kỳ thi quốc gia: đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển lựa vào đại học, cao đẳng. Bộ đã báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc này.

    Về chính sách cho học sinh dân tộc nội trú, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết học bổng cho đối tượng này đã tăng lên, nơi ăn chốn ở được cải thiện. Cả tỉnh có một trường THPT dân tộc nội trú trong khi mỗi huyện có nhiều học sinh nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ đang kiến nghị mở rộng các trường nội trú huyện thành liên cấp 2, 3 để học sinh được học tiếp, không phải về giữa chừng. Ngoài ra, Bộ cũng kiến nghị đưa học sinh về các trường bình thường tại thị xã, thị trấn...để đối tượng này có cơ hội theo học, không lãng phí nguồn đầu tư nhà nước và nguyện vọng của xã hội.

    Chỉ tiêu cử tuyển Bộ đã giao quyền xem xét quyết định cho UBND tỉnh, dựa trên nhu cầu ngành nghề, bậc học, địa chỉ theo học, trừ một số trường có yêu cầu tuyển chọn theo năng khiếu như thể dục thể thao, nghệ thuật, trường y. Nhưng Bộ cũng khuyến khích và chỉ đạo các trường thu hút các cháu, tổ chức chương trình dự bị để những học sinh này có kiến thức phổ thông, có thể theo học mà không bị chênh lệch.

    Đại biểu Phạm Xuân Thường đặt câu hỏi: bỏ điểm sàn có phải phương án giải cứu các trường tuyển sinh không? Bộ trưởng Luận tiếp tục khẳng định không bỏ điểm sàn mà có nhiều mức, đáp ứng phân tầng đại học. Đây không phải là hạ tiêu chuẩn để giải cứu các trường mà mức thấp nhất cũng phải đảm bảo yêu cầu.

    Về vấn đề đào tạo từ xa, ông Luận cho biết phương pháp đào tạo này có nhiều ưu điểm như người học có thể học được với những người nổi tiếng. Bộ đã ký hợp đồng với các hãng truyền thông để có thể đào tạo lại giáo viên, dùng công nghệ điện toán đám mây đưa lên mạng, dùng mạng cáp quang đưa về các nhà trường để giáo viên tham khảo. Một bài học có thể có nhiều thầy giảng, ở cả miền Bắc và miền Nam để học sinh hiểu được.

    Đào tạo từ xa rất tốt, nhưng Việt Nam mới sử dụng nên có những lệch lạc. Đào tạo sư phạm, múa hát...không thể từ xa, nhưng ở những lĩnh vực phù hợp, có hiệu quả thì khuyến khích. Ở những cơ sở đào tạo mà làm không đúng sẽ bị xử lý.

    Đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (tỉnh Phú Thọ) hỏi về chính sách ưu đãi với sinh viên các trường sư phạm đã lạc hậu, không thu hút được sinh viên giỏi, Bộ trưởng Luận đồng tình. Ông cho rằng việc miễn học phí chỉ có tác dụng những năm trước đây, hiện nay học sinh nhìn việc thu nhập, khả năng cống hiến sau tốt nghiệp để quyết định. Chính sách cho vay tín dụng để học sinh đi học cũng là nguyên nhân khiến sư phạm không còn thu hút học sinh.

    Bộ Giáo dục đang rà soát mạng lưới cơ sở đào tạo sư phạm để có điều chỉnh, bổ sung, báo cáo Thủ tướng theo quan điểm tình hình mới, các trường sư phạm đã đào tạo nhiều ngành nghề khác, sư phạm trở thành mảng phụ. Bộ đang cân nhắc đề nghị Thủ tướng giao quản lý chủ quản các trường Sư phạm về cho Bộ giáo dục để quản lý, đào tạo được tốt hơn.

    Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, Bộ trưởng Luận cho biết giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên đang được chú ý. Bộ đã có một số thay đổi trong chỉ đạo, thứ nhất là hướng học sinh đến các hoạt động trải nghiệp, bằng nhiều giải pháp gắn nhà trường với xã hội, cùng với nhà trường thì có các hội cựu chiến binh, phụ nữ, giáo dục học sinh được nhiều hơn về lòng yêu nước, yêu quê hương, ý thức trách nhiệm với xã hội, Tổ quốc.

    Bộ đang chỉ đạo đổi mới thay đổi phương pháp dạy môn học liên quan đến đạo đức như Giáo dục công dân, các môn Chính trị, cùng Trung ương đoàn tổ chức các hoạt động để học sinh phát triển nhận thức, hoàn thiện kỹ năng, năng lực làm việc.

    "Không nên nói đạo đức học sinh càng lên cao càng thấp, vì càng bậc học cao thì hạnh kiểm phụ thuộc vào kết quả học tập", Bộ trưởng nói và cho hay, hiện học sinh sinh viên có nhận thức tốt, đúng đắn, nhưng không coi nhẹ những biểu hiện tiêu cực như các đại biểu phản ánh.

    Đại biểu Nguyễn Thành Tâm băn khoăn những biện pháp xử lý những cơ sở giáo dục yếu kém, ông Luận cho biết cơ sở sai thì phải xử lý. Mỗi năm có 400.000 sinh viên tốt nghiệp, trong 5 năm có 2 triệu người tốt nghiệp. Nếu con số thống kê 72.000 người tốt nghiệp không có việc làm là đúng thì tỷ lệ là 3,6%. Vấn đề việc làm là vấn đề kinh tế thị trường trong đó có thị trường lao động. Khi thị trường lao động xuất hiện, ngày càng phát triển thì độ trễ và sự không khớp giữa cung và cầu là thực tế khách quan.

    Bộ có trách nhiệm, phối hợp xử lý ở góc độ cung có chất lượng hơn, cảnh báo với xã hội về ngành nghề thiếu, thừa. Còn phần cầu, các trung tâm xúc tiến việc làm, sàn giao dịch...cần hòan chỉnh. Trong đề án chiến lược phát triển việc làm của Chính phủ, chúng tôi đã bàn đến việc này.

    Về việc kiểm định chất lượng, không chỉ hai trung tâm mới được thành lập mà gồm có kiểm định trong do các trường tự làm và kiểm định ngoài do các trung tâm độc lập thực hiện. Tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, Bộ cho thành lập 2 trung tâm kiểm định ở 2 đại học quốc gia để phát triển kiểm định ngoài. Nhiều nơi cũng xin được thành lập nhưng Bộ đang cân nhắc vì muốn thực hiện phải đào tạo đội ngũ kiểm định đủ chất lượng, có thực tiễn...Hai đại học quốc gia có uy tín, đủ năng lực để làm việc này.

    Từ thực tiễn hoạt động của 2 trung tâm, sẽ tiếp tục được phát triển.

    Về phân luồng đào tạo đã bước đầu có hiệu quả. Năm nay số lượng đăng ký vào đại học cao đẳng giảm, tăng các trường nghề. Đó là kết quả bước đầu rất tốt.

    Hoàng Thùy
    http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-d...-ngu-cua-viet-nam-khong-giong-ai-3002789.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chuoicabuong
    Đang tải...


  2. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bộ trưởng Giáo dục: 'Cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai'

    mình đọc thấy nói là VN có nhiều chính sách đổi mới, mà áp dụng chả thấy thành công, tỉ lệ chọn môn TA thi tốt nghiệp chỉ cao hơn lịch sử thôi. bởi vậy thời đại hội nhập mà cứ thế này thì biết bao giờ lớp trẻ mới sánh ngang với lứa tuổi thời đại này.
     
  3. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bộ trưởng Giáo dục: 'Cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai'

    ôi nghe tới cái đoạn thổi phù phù cho nó qua cái con số 34 ngàn tỷ kiểu như > tại thằng đánh máy ... là mình thấy khó ngửi rồi !!!!!!!
     
  4. nguyenxuanvu1293

    nguyenxuanvu1293 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/5/2013
    Bài viết:
    1,060
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bộ trưởng Giáo dục: 'Cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai'

    Chán lém ạ. Bộ giáo dục cứ nay đổi SGK,mai đổi sach giáo khoa tốn kém biết bao tiền của. Có sách thay đổi chỉ thêm 1 cái bìa mới, thêm 1 bài, đổi 1 bài, thay vị trí bài ---> thể là sách vừa mua năm ngoái về để kho bị đổ hết, ai dám mua nữa ạ!!!! Đại lý sách rất là khiếp mấy vụ thay đổi sach bất ngờ của bộ ạ :(
     
    Nguyen_Linh83 thích bài này.
  5. congthao90

    congthao90 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/2/2012
    Bài viết:
    2,061
    Đã được thích:
    376
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Bộ trưởng Giáo dục: 'Cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai'

    Thay đổi chủ yếu là cái bệnh thành tích đi Bộ GD, ở VN học lên thạc sĩ, tiến sĩ để lên chức có nghiên cứu gì đâu, còn học tiếng anh bỏ đấy
     
  6. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bộ trưởng Giáo dục: 'Cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai'

    tối hôm qua có hẳn 1 bài về vấn đề này
     

Chia sẻ trang này