nên cho bé ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh để bù nước.
Khi bé bị sốt cần theo dõi nhiệt độ cho bé thường xuyên, nếu bé sốt nhẹ có thể chườm mát cho bé, cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi chứa vitaminC như nước cam hay uống nước dừa cũng giúp giảm sốt cho bé rất tốt, dùng thêm miếng dán hạ sốt nữa. Nếu bé sốt trên 38,5 độ thì nên đưa bé đi khám để dùng thuốc hạ sốt
Thời tiết nóng khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều gây mất nước, mất muối bởi trong mồ hôi không chỉ có nước đơn thuần mà còn kèm thêm muối khoáng như natri, clorua. Sử dụng quạt, máy lạnh cũng góp phần làm trẻ mất nước. Thiếu nước cơ thể sẽ bị rối loạn nhiều chức năng sinh lý như tiêu hóa, hấp thu, bài tiết. Chức năng sinh lý bị rối loạn lâu dài có thể sinh ra bệnh tật. Mất nước làm thiếu men tiêu hóa nên trẻ sẽ khó tiêu và biếng ăn. Vì mất nước mà cơ thể thường có phản ứng là uống nhiều hơn ăn và thích uống nước lạnh, nước ngọt. Nếu không điều chỉnh cách bé ăn uống sẽ bị suy dinh dưỡng do ăn ít, tiêu chảy vì ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm bẩn, uống nước đá không vệ sinh. Ngược lại trẻ bị béo phì do uống quá nhiều nước ngọt nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng nên không phát triển chiều cao và trí thông minh. Đặc điểm thực phẩm trong mùa hè là dễ bị ôi thiu, dễ nhiễm bẩn do bụi và vi trùng trong quá trình chế biến, vận chuyển và dự trữ. Từ những đặc điểm cơ thể và thức ăn trên, phụ huynh cần lưu ý những nguyên tắc sau giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa hè - Về nguyên tắc chung, năng lượng (tức là số lượng thức ăn) trẻ cần ăn như bình thường. - Tỷ lệ các chất dinh dưỡng có thay đổi. Cụ thể chất bột đường tăng (đặc biệt là loại đơn giản như nước đường, đường trong trái cây); chất béo giảm (ăn ít dầu mỡ, giảm thức ăn chiên, xào); chất đạm như bình thường (số lượng thịt cá, trứng, sữa không thay đổi); tăng vitamin và muối khoáng và nước (tăng trái cây và nước trái cây, sữa…) Cách chế biến món ăn phù hợp trẻ: - Thức ăn mềm, lỏng (cháo, bột, soup) có mùi vị thơm có thể hơi chua, ngọt (canh chua, riêu…) - Ăn nhiều bữa 5-6 bữa một ngày, đêm uống thêm một cữ sữa. - Bữa ăn nhiều rau xanh, nhiều canh chua ngọt. - Trái cây, trái cây xay ăn sau khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy. - Uống sữa, ăn yaourt mát. - Uống nước theo nhu cầu. Lượng nước (kể cả canh và sữa) trung bình 150ml/kg thể trọng.
Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Vì vậy muốn chữa tận gốc nguyên nhân sinh bệnh phải được các thầy thuốc xác định thì chữa mới có hiệu quả. Ắn uống những thứ sau đây chỉ giúp thúc đẩy quá trình lui bệnh. Dĩ nhiên các thức ăn này lại là những vị thuốc nam mà các lương y vẫn dùng để chữa các chứng mất ngủ. Theo Đông y, khi lao tâm quá đã làm cho tâm huyết hao tổn, nên tâm không giữ được thần, hỏa không hãm xuống dưới, mà thủy không thể lên trên khiến cho tâm thần bất giao, tinh thần rất kết làm can, đơn hỏa vượng, tì, vị bất hòa gây nên chứng mất ngủ. Ở tuổi trẻ khí huyết thịnh, cơ nhục trơn chu, kinh mạch thông sướng, hai khí doanh vệ cận hành đúng quy luật nên ban ngày sảng khoái ban đêm ngủ ngon, người ta thường độ tuổi trên 50 khí huyết bắt đầu suy nhược, cơ nhục khô héo, kinh mạch trì trệ, hai khí doanh vệ bắt đầu vận hành lệch lạc do đó làm cho khó ngủ về đêm nên ngày mệt mỏi. Mất ngủ có thể chia làm hai loại: hư chứng và thực chứng vì vậy phép chữa trị cũng có khác nhau. Đối với hư chứng, cần bổ khí, dưỡng huyết, tư âm giáng hỏa – còn thực chứng lại thanh tiết hỏa ở can, đơn kiện tỳ, hỏa đàm, tiêu trợ. Thuốc chữa mất ngủ thì nhiều, ở đây xin giới thiệu những thức ăn làm dễ ngủ. * Rau nhút: Đông y gọi là quyết thái. Nấu canh rau nhút non, lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc băm hay xay, giã ăn ngon vừa bổ dưỡng lại chữa mất ngủ. * Củ sen: Là phần cây nằm dưới bùn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì, cố tinh v.v… Nấu canh ăn chữa được mất ngủ, suy nhược. * Hạt sen: Nấu chè hạt sen hoặc nhồi hạt sen vào bụng chim, bồ câu con hầm ăn hoặc nhồi hạt sen vào vịt, dạ dày lộn gọi là món tiêm ăn ngon. Hạt sen tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận, làm thuốc bổ tì, dưỡng tâm, an thần, cố tinh, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh. - Lưu ý: các bộ phận của cây sen đều dùng làm thuốc mà lại tác dụng khác nhau nên cần thận trọng khi dùng ví dụ lá sen không có tính an thần. * Tâm sen: Đông y gọi là liên tâm, là mầm xanh nằm giữa hạt sen đó mới thật là quả sen – có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tâm, khử nhiệt, chữa bệnh tim hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh thường dùng với liều 4g-10g. Dùng tâm sen khô sắc nước uống. Nước rất đắng nên pha chút mật ong hoặc đường cho dễ uống. Có tác dụng gây ngủ mạnh hơn hạt sen nhiều lần và êm. * Củ súng: Vị ngọt nhạt, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận làm dưỡng tâm, bổ tì, ích thận, cố tinh – chữa chứng mất ngủ, suy nhược lấy củ súng nấu canh ăn. * Nhãn: Vị chua, ngọt, tính bình, nhãn bổ dưỡng tâm, tì nên dùng chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ giảm. Nhãn tươi chế biến thành long nhãn để dùng dần. * Táo: Vị ngọt, tính ôn tác dụng vào lúc hai kinh tì và vị. Táo bổ tì, vị sinh tân dịch, ích khí, an thần, điều hòa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc kết hợp. * Toan táo nhân: Là nhân trong hột táo chua, tính an thần rất mạnh liều dùng 1g-2g. Không quá liều vì độc, cần lưu ý: nếu sao vàng sắc uống chữa mất ngủ. Để sống (không sao) lại làm cho không ngủ. * Vông nem (gọi là lá vông nem vì dùng gói nem chua): Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ, thân. Tác dụng an thần mạnh nên Tây y thường chế siro lá vông – không dùng dài gây độc. Liều 4g-10g mỗi ngày. * Lạc tiên: Mọc hoang ở đồi, rào… Bộ phận dùng phần dây trên mặt đất tức là thân và lá. Lạc tiên vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có công năng đi vào hai kinh can và tâm. Tác dụng dưỡng tâm, an thần. Chữa suy nhược thần kinh mất ngủ. Thành phần là hoạt chất bởi nhiều chất như alcaloid nhóm harman, các flavoinoid; nhóm Isovitexin, Maltol và Ethylmaltol. Dùng dưới dạng thuốc sắc (thân và lá khô), liều dùng trung bình từ 20g-40g. Thân già càng tốt, có mùi thơm đặc trưng. * Bá tử nhân: Tức nhân trong hạt cây trắc bá, vị cay, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, can, thận – dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, thường dùng trong các trường hợp mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp. Liều 4g-24g mỗi ngày. * Nước ép quả cà chua: pha thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý, uống vào đêm lúc đi sẽ có giấc ngủ ngon. Ngoài ra còn có thể dùng các loại thuốc như thần sa ha chu sa hoặc các loại tân dược nhưng cần có sự chỉ dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ hầu hết các loại thuốc này đều độc gây chết người hoặc gây nghiện. BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
trong cac duoc thao tren , co le tam sen la vi thuoc chua mat ngu hieu qua nhat nhung cung la vi thuoc dang nhat.
mình bị đau dạ dày loét hành tá tràng,uống thuốc tây một tgian lại tái phát,sau đó mình ăn bột nghệ trộn mật ong một thời gian dài thấy hết đau mà da mặt còn đẹp lên nữa, mình thấy cách chữa này rất hiệu quả
Bạn nên tách ra làm mấy bài đi, đọc hơi rối. Mình cũng đang ăn nghệ - mật ong để chữa dạ dày. Nhưng ăn vào hơi nóng, nổi mụn nhiều :-< Nên ăn 1 dạo lại nghỉ 1 dạo.
Chuẩn luôn. mỗi tội hơi khó uống. Chồng mình sáng nào cũng uống mật ong với nghệ đen. Không còn bị đau dạ dày nữa.
Nhà mình có truyền thống đau dạ dày từ ông cho đến dì và giờ cả mình.. Oánh dấu vô thui.. Dì mình toàn mua viên nghệ :v
Mình cũng bị và dùng thử nóng quá lại phải thôi....giờ đang dùng mật ong với nấm linh chi thử xem sao..
thông tin hay, mình ko biết có phải đau dạ dày ko? nhưng hay buồn nôn lắm. ko dám đi khám vì sợ nội soi! phải tìm hiểu thôi!