Các Bệnh Thường Gặp Đầu Mùa Mưa Ở Trẻ Và Người Lớn Tuổi

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Option1 Healthcare, 1/4/2019.

  1. Option1 Healthcare

    Option1 Healthcare Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    1,613
    Đã được thích:
    182
    Điểm thành tích:
    103
    Miền Nam bắt đầu có những cơn mưa xen kẽ với những ngày nắng nóng cao độ. Sự chênh lệch về nhiệt độ và thay đổi của thời tiết làm cơ thể giảm sức đề kháng và bệnh tật xuất hiện.

    Dưới đây là những bệnh cần lưu ý phòng tránh trong mùa mưa.

    1. Hô hấp

    Theo Th.S-BS Hoàng Đình Hữu Hạnh - Trung tâm chăm sóc hô hấp Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, thời tiết thay đổi chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng, vi rút sinh trưởng mạnh, tấn công vào hệ hô hấp. Những người dễ mắc các bệnh về hô hấp khi thời tiết thay đổi thường là: trẻ nhỏ (đây là đối tượng mà hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công), người lớn tuổi (hệ miễn dịch đã suy yếu, khi chuyển mùa lại vừa phải thích ứng với thay đổi của thời tiết, vừa phải chống đỡ các vi rút, vi khuẩn), phụ nữ có thai (hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi).

    Biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp thường là cảm sốt, nhức người, ho đàm, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.

    Để ứng phó với giai đoạn giao mùa cần tăng cường hệ miễn dịch bằng cách chích ngừa cảm cúm (chích vào tháng 3, tháng 4 để phòng ngừa cảm cúm vào mùa mưa và chích vào tháng 9 hay tháng 10 để phòng ngừa mùa lạnh), chích ngừa viêm phổi, có khẩu phần ăn phù hợp (vitamin, hoa quả, trái cây, các loại rau xanh, hải sản...), giữ ấm cơ thể để không bị cảm lạnh.

    kids ăn mùa mưa.jpg

    2. Da liễu

    Đầu mùa mưa, khí hậu tương đối khắc nghiệt đối với da bởi đây là thời điểm giao nhau giữa hai mùa mưa và nắng. Mưa kèm khí hậu nóng ẩm là “kẻ thù không đội trời chung” của làn da. Cường độ nắng trong môi trường lúc này rất cao. Rải rác các cơn mưa đầu mùa xen kẽ thưa thớt không đủ để cuốn trôi bụi bẩn hay các tác nhân gây bệnh trong môi trường mà ngược lại còn làm bốc hơi các yếu tố gây hại này lơ lửng trong không khí. Chúng khiến da dễ bị tổn thương, viêm, nhiễm... và ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của trẻ và cả gia đình.

    TS-BS Lê Thái Vân Thanh - Phòng khám da liễu Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM cho biết một số bệnh về da thường gặp và tăng cao do tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời là viêm da ánh sáng, bỏng nắng và mề đay. Tổn thương là các mảng da đỏ hoặc phù nề, tróc vẩy trên bề mặt, hoặc có thể nổi mụn nước, bóng nước, thường gặp nhất là ở những vùng da tiếp xúc với nắng như mặt, cổ, vùng duỗi cánh tay.

    Khí hậu nóng ẩm còn tạo điều kiện cho các loại vi nấm phát triển. Trong đó, thường gặp nhất là các loại vi nấm nông (gây bệnh ở lớp sừng của da), có thể kể đến là bệnh do vi nấm sợi tơ, bệnh do vi nấm hạt men và bệnh lang ben. Các biểu hiện bệnh có thể xuất hiện nhiều nơi ở da, niêm mạc, tóc và móng hay hăm kẽ ở những người tăng cân, nấm da ở nách, bẹn, mông...

    Để phòng ngừa các bệnh vừa kể trên nhất là đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, vải mỏng nhẹ mát, thấm hút mồ hôi, giữ cho cơ thể trẻ luôn khô thoáng. Tránh dùng quần áo quá dày, có chất len dạ, ni lông làm cho da trẻ mẫn cảm dễ bị ngứa.

    kids father mùa mưa.jpg

    3. Xương khớp

    Theo TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, mưa, gió lạnh, chuyển mùa... khiến các mạch máu ngoại vi co lại và làm giảm khả năng cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

    Nền hay sàn nhà ẩm ướt, bậc tam cấp, nhà vệ sinh... trơn trượt là yếu tố nguy hiểm dễ dẫn đến nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi và trẻ em.

    Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh này vào mùa mưa là nên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, cần thiết kế chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng với nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất A, C, E, D,… uống nhiều nước và tăng cường dinh dưỡng trong thực đơn các bữa ăn hàng ngày cho cả gia đình.

    Để phòng chống té ngã ở trẻ em và người lớn tuổi, nên làm khô ngay nền ướt, chuẩn bị dép đi trong nhà không quá trơn, không chạy nhảy quá nhanh,…
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Option1 Healthcare
    Đang tải...


  2. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    Bệnh dã liễu là hay mắc nhất đặc biệt là với trẻ nhỏ
     
  3. Nguyễn Thị Khánh Thoa

    Nguyễn Thị Khánh Thoa Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    28/8/2018
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    mình sợ nhất là con bị hô hấp á hic
     

Chia sẻ trang này