Kinh nghiệm: Các Bước Để Bạn Du Học Và Ở Lại Mỹ Định Cư

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi usdirectimm, 28/5/2021.

  1. usdirectimm

    usdirectimm Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    19/3/2021
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mỹ là một đất nước hùng mạnh nhất trên thế giới, là cái nôi của nền giáo dục, y tế và kinh tế. Đối với những du học sinh Mỹ, họ không chỉ mong muốn được trải nghiệm học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến mà còn nuôi một hoài bão ở lại Mỹ làm việc sau khi tốt nghiệp.

    [​IMG]

    Nếu bạn nằm trong số những du học sinh muốn định cư tại Mỹ. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết làm cách nào định cư Mỹ sau du học.

    Làm thế nào để đi du học Mỹ
    Để có thể du học tại Mỹ, bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký vào một chuyên ngành tại trường đại học bạn muốn theo học. Để có thể săn học bổng du học, bạn nên đăng ký sớm. Đại học ở Mỹ có hai mùa tuyển sinh: tháng 9 hoặc tháng 1, mùa nhập học chính là vào tháng 9, còn mùa nhập học phụ là vào tháng 1 (tức ở thời điểm này có ít trường mở tuyển sinh).

    Quy trình đăng ký du học tại Mỹ theo trình tự như sau:

    • Tìm kiếm các trường đại học và chuyên ngành học mà bạn quan tâm.
    • Liên hệ với trường đại học, truy cập trang web để biết thông tin tuyển sinh.
    • Quyết định lựa chọn trường đại học phù hợp với nguyện vọng, xem xét các tiêu chí tuyển sinh của họ.
    • Tham gia thi tuyển các kỳ thi đầu vào như SAT, GMAT, GRE, TOEFL, IELTS.
    • Viết bài luận SOP (Statement of Purpose – Bài luận trình bày về mục đích học tập) và LOR (Letter of Reference – Thư giới thiệu).
    • Đăng ký vào trường đại học theo nguyện vọng, kèm theo một số tài liệu như bản sao công chứng bảng điểm, sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ, thành tích đạt được tại Việt Nam và các hoạt động ngoại khóa.
    • Sau khi trúng tuyển, bạn cần xin visa du học để đến Mỹ học tập.
    Chuẩn bị tài chính để du học Mỹ
    Để đầu tư cho con cái đến Mỹ học tập thì tài chính luôn là vấn đề mà các bậc cha mẹ quan tâm. Chi phí học tập tại Mỹ khá đắt đỏ, do đó các bậc phụ huynh thường lâm vào tình trạng thiếu tiền đầu tư cho việc học của con tại xứ cờ hoa. Các khoản vay giáo dục đóng vai trò giảm thiểu sự thiếu hụt, giúp cha mẹ có một số tiền cần thiết cho con theo học tại nước ngoài. Trong đó phải kể đến 2 khoản vay:

    • Khoản vay bảo đảm
    • Khoản vay không bảo đảm
    Khoản vay bảo đảm là khoản vay cần có thế chấp, với các khoản vay này thì lãi suất thấp hơn đáng kể so với khoản vay không bảo đảm (không thế chấp tài sản). Để vay vốn du học theo hình thức này, bạn có thể liên hệ với các ngân hàng chính phủ, khi vay thế chấp bạn cũng có lợi thế hơn về việc đóng thuế.

    Các khoản vay không bảo đảm là những khoản vay tín chấp (không cần thế chấp tài sản), các khoản vay này có lãi suất cao hơn, bạn có thể sử dụng dịch vụ vay tín chấp tại các ngân hàng tư nhân hoặc các công ty NBFC (Non-Banking Financial Companies – Công ty Tài chính Phi Ngân hàng).

    Làm thế nào để xin visa du học Mỹ
    Sau khi đăng ký nguyện vọng học tập, bước tiếp theo là bạn cần xin visa du học. Nếu muốn theo học tại trường đại học hoặc cao đẳng ở Mỹ, bạn phải xin visa F1.

    Dưới đây là một số giấy tờ bạn cần nộp cho lãnh sự quán Hoa Kỳ:

    • Hộ chiếu hợp lệ: Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng trước thời điểm phỏng vấn.
    • Đơn xin visa không định cư, bao gồm biên lai thanh toán lệ phí đăng ký, vì bạn phải trả phí trước khi phỏng vấn.
    • Giấy chứng nhận đủ điều kiện cư trú cho sinh viên không định cư (F-1): Nhà trường sẽ gửi cho bạn Mẫu đơn I-20 để xác nhận rằng bạn đăng ký nhập học thành công cũng như có khả năng chi trả học phí cho năm đầu tiên.
    Phỏng vấn xin visa F1
    Để có được thị thực F1, bạn cần tham gia phỏng vấn tại lãnh sự quán Hoa Kỳ. Trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ tiến hành chụp ảnh thẻ và lấy dấu vân tay.

    Tiếp đó, bạn sẽ được viên chức lãnh sự phỏng vấn trực tiếp. Khi đi phỏng vấn bạn cần mang theo các giấy tờ sau:

    • Bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ tại các trường bạn đã theo học.
    • Bảng điểm các bài thi mà trường đại học yêu cầu như TOEFL, SAT, GRE hoặc GMAT.
    • Bằng chứng về khả năng tài chính để chứng minh bạn có thể chi trả các chi phí giáo dục, sinh hoạt và đi lại.
    Theo thị thực F1, sau khi hoàn thành khóa học, bạn có thể ở lại tối đa 60 ngày, trừ trường hợp bạn được chấp thuận ở lại làm việc tại Mỹ theo một số chương trình mà chúng tôi sẽ đề cập bên dưới.

    Các chương trình giúp sinh viên quốc tế có thể thực tập hoặc làm việc sau tốt nghiệp
    Sau khi tốt nghiệp, việc lưu lại Mỹ để thực tập sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức về văn hóa làm việc tại Mỹ và có thêm cơ hội tìm kiếm công việc mà bạn mơ ước.

    Mỹ có một số quy định và hạn chế đối với sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian trong quá trình học tập tại đây. Để có thể làm việc trong khi du học Mỹ, bạn phải đáp ứng các tiêu chí sau:

    • Được sự cho phép của Viên chức nhà trường theo chỉ định trên Mẫu I-201D, hoặc bạn đã nhận được Mẫu I-766, hay còn gọi là Giấy phép làm việc (EAD – Employment Authorization Document) từ Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).
    • Phải hoàn thành một năm học tại Mỹ để có thể làm việc ngoài khuôn viên trường.
    • Việc làm ngoài khuôn viên trường phải liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang theo học.
    Các công việc dành cho sinh viên F1
    Có hai loại việc làm dành cho sinh viên quốc tế khi sống tại Mỹ:

    • Làm việc trong khuôn viên trường không cần tuân theo quy định 1 năm của chính phủ, bao gồm các công việc tại quán cà phê, hiệu sách, v.v.
    • Làm việc bên ngoài khuôn viên trường như một phần của chương trình giáo dục, sinh viên sẽ trực tiếp làm công việc đúng chuyên ngành đã học.
    Ngoài những công việc trên, bạn có thể làm Trợ giảng hoặc Trợ lý nghiên cứu trong khuôn viên trường.

    Làm thế nào để được thực tập tại Mỹ?
    Bạn có thể trao đổi với điều phối viên về Khóa Đào tạo Thực hành Ngoại khóa (CPT). CPT là chương trình cho phép bạn thực tập có hưởng lương sau khi theo học 9 tháng tại Mỹ (thường là năm học đầu tiên), công việc mà bạn thực tập cần liên quan đến chuyên ngành.

    Khi bạn đủ điều kiện để đi thực tập, bạn cần tìm kiếm cơ hội trên các trang báo, trang tuyển dụng, các công ty, tổ chức mà bạn quan tâm, v.v. Sau đó, gửi hồ sơ cho điều phối viên tại trường để ứng tuyển.

    Nếu bạn muốn thực tập sau tốt nghiệp, bạn có thể tham gia chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT). Để có thể xin làm việc theo chương trình này, bạn cần nộp đơn lên Sở Di trú Hoa Kỳ để được phê duyệt. Sau khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được Giấy phép Làm việc (EAD) để làm việc hợp pháp tại Mỹ trong 12 tháng.

    Tổng quan về 2 chương trình CPT và OPT
    Chương trình Đào tạo Thực hành Ngoại khóa (CPT)
    Đặc điểm chương trình:

    • Sinh viên có thể đăng ký ngay sau năm học đầu tiên.
    • Làm việc dưới hình thức thực tập, hợp tác hoặc nghiên cứu độc lập.
    • Phải được sự cho phép của nhà trường bằng văn bản.
    • Công việc có thể là toàn thời gian hoặc bán thời gian.
    • Bạn phải có bằng chứng chứng minh với nhà tuyển dụng là bản thân đủ điều kiện để tham gia chương trình CPT.
    • Nếu bạn làm việc toàn thời gian theo chương trình CPT trong hơn 12 tháng, bạn sẽ không được phép tham gia chương trình OPT.
    Chương trình Đào tạo Thực hành Không bắt buộc (OPT)
    Đặc điểm chương trình:

    OPT là chương trình cho phép sinh viên quốc tế diện F1 làm việc toàn thời gian sau khi hoàn thành chương trình học (hoặc đã tham gia học ít nhất 1 năm). Chương trình này giúp cho sinh viên đã tốt nghiệp phát triển kỹ năng và xây dựng mối quan hệ với công ty tiềm năng, nắm bắt cơ hội làm việc tại Mỹ.

    Chương trình OPT có 2 dạng khác nhau:

    • Pre-completion OPT: Cho phép sinh viên vừa học vừa làm sau khi hoàn thành 1 năm học tại Mỹ. Nếu đăng ký tham gia trước khi có bằng thì bạn được phép làm việc bán thời gian 20 giờ mỗi tuần.
    • Post-completion OPT: Chương trình thực tập sau khi bạn hoàn thành chương trình học, thời gian làm việc 20 giờ/tuần bán thời gian hoặc toàn thời gian.
    Bất kể bạn tham gia chương trình Pre-completion OPT hay Post-completion thì tổng thời gian thực tập là 12 tháng.

    Gia hạn STEM OPT
    STEM OPT là chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn dành cho sinh viên thuộc khối ngành Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học. Đây là những nhóm ngành có vai trò khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội và khoa học – công nghệ đối với đa số quốc gia phát triển trên thế giới.

    Do là khối ngành STEM đang thiếu nguồn nhân lực nên Mỹ cho phép sinh viên các chuyên ngành này được gia hạn OPT thêm 24 tháng, tổng thời gian làm việc lên đến 36 tháng.

    Ngoài ra, trong thời gian làm việc bạn còn có khả năng ở lại định cư Mỹ theo các diện việc làm.

    Kéo dài thời gian làm việc
    Trong các trường hợp sinh viên muốn kéo dài thời gian làm việc, bạn sẽ gia hạn OPT (đối với chương trình STEM OPT) hoặc nộp đơn xin thị thực H1B.

    Điều kiện gia hạn STEM OPT là chương trình OPT của bạn vẫn còn hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.

    Hoặc người sử dụng lao động sẵn sàng bảo lãnh bạn xin visa H1B, nếu bạn có ý định xin loại thị thực này.

    Sống và làm việc lâu dài tại Mỹ
    Một cơ hội tuyệt vời dành cho những sinh viên có mong muốn sống và làm việc vĩnh viễn tại Mỹ đó là tiến hành làm hồ sơ xin thẻ xanh.

    Ngay sau khi tốt nghiệp, du học sinh có thể tìm kiếm một công việc phù hợp và yêu cầu nhà tuyển dụng bảo lãnh thẻ xanh cho bạn.

    2 diện visa phù hợp mà bạn có thể nộp hồ sơ xin thẻ xanh đó là diện EB2 Advanced Degree và EB3 Professional. Theo luật di trú, với sự bảo lãnh việc làm từ nhà tuyển dụng cho 1 trong 2 diện này thì bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    • Nhận được lời mời làm việc từ nhà tuyển dụng Mỹ (liên hệ với US Direct IMM để được hỗ trợ tìm việc)
    • Sở hữu bằng Cử nhân, Tiến sĩ, Thạc sĩ (đối với diện EB2 Advanced Degree, cử nhân cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên quan chuyên ngành đã học)
    • Công việc bạn đảm nhiệm phù hợp với chuyên ngành theo học tại Mỹ.
    Nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội của mình, đừng quên liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo số điện thoại 028 5411 3131 để được tư vấn thêm về quy trình định cư sau tốt nghiệp.

    Một số diện visa định cư Mỹ : EB1 / EB2 NIW/ EB2 Advanced Degree/ EB3/Visa L1/ EB5

    Nguồn US Direct IMM
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi usdirectimm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này