Các cháu nhỏ tại Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm, Phú Thọ

Thảo luận trong 'Các vấn đề gia đình khác' bởi webmaster, 13/2/2009.

  1. manhdat_cuncon

    manhdat_cuncon Nick bán hàng mới là: Iris Nguyễn

    Tham gia:
    17/9/2008
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Hỏi xin con nuôi

    Mod oi! E hỏi tí ạ
    Nếu muốn xin con nuôi ở trung tâm này có được k ợ
    E cám ơn mod nhìu ợ
     
    Đang tải...


  2. ngaymuathu

    ngaymuathu Thành viên mới

    Tham gia:
    24/2/2009
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    hôm nay mình mới vào đây,thương quá đi thôi. Trường con mình học,có một quỹ từ thiện có lẽ mình sẽ bàn với bác hiệu trưởng và có thể đến đây tặng quà cho các con
     
  3. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Mình không biết liệu có nhận được không. Nhưng theo mình biết thì vợ chồng anh Tâm cũng muốn nhận nhưng chưa được. Không hiểu tại sao.
     
  4. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Mình có nhận được một email của một chị đã lên thăm trung tâm. Xin chia sẻ lên đây để mọi người nắm được thêm về tình hình:

    Sáng hôm qua, tôi cùng chồng lên thăm các cháu,thật sự mà nói, tôi không hiểu sức mạnh nào đã giúp cho các cháu chịu đựng một hoàn cảnh sống tệ hại, tồi tàn đến như vậy, chúng bị đối xử không bằng một con vật nuôi, bị trói chân trên giường, chen chúc nhau, và trong 1 căn phòng hôi thối, tối tăm, ẩm mốc và cực kỳ lạnh lẽo.

    Tất cả các cháu khi tôi gặp không đứa bé nào trông được lành lặn, khắp người chúng nổi mẩn lên từng mảng những vết đỏ, lở loét, mặt và chân tay chúng đầy những vết côn trùng cắn, ánh mắt chúng lờ đờ, vô hồn, đứa đứng bám thành giường nhìn ra ngoài cửa, đứa ngồi gập người gục mặt ngủ với cái tã ướt đẫm khai kinh khủng, đứa bị trói chân vào thành giường ngủ, không thể xoay người khi mỏi...thứ thuốc duy nhất chúng được bôi là Xanhmetilen, khi bản thân những người trông chúng cũng còn không biết phải làm gì và cũng chỉ có thể có tiền để mua thứ thuốc rẻ mạt đó bôi cho chúng.

    Khi tôi hỏi 2 chị trông trẻ, các chị nói, chúng đề đã được nhận làm con nuôi, nhưng vì do vướng giấy tờ ở Cục con nuôi không giải quyết được, vì khi mang chúng về trung tâm, thì có giấy tờ gốc, nhưng khi công an đi xác minh nguồn gốc tại Xã, Huyện thì nơi đó lại bảo không có đứa trẻ nào như vậy. Và họ nghi ngờ những đứa trẻ này là do nuôi đàn bà chửa để lấy. Vì vậy giấy tờ mãi không xong.

    Khi tôi hỏi anh Thuật, anh có nói là trước đây TT nuôi 43 đứa trẻ, 1 em trai bị bệnh não úng thủy đã mất cách đây gần 2 năm, đứa bé bị mất cũng tội, 2 lần bị mẹ bỏ rời, mất đi rồi mộ của em ở trên đồi, bị mưa lũ, trâu bò phá tan nát, anh Thuật có nói năm nay sẽ xây mộ cho em. Còn lại 42 em, đã cho đi được 30 em, còn lại 12 em này vì lý do không đi được, và 12 em này đều được các gia đình người Pháp nhận nuôi...hỏi một lúc tóm lại là chẳng biết đến ngày nào các em mới đến được với cuộc sống của con người, mới có được một vòng tay yêu thương ôm chúng vào lòng với tình yêu thật sự, thủ thỉ với chúng những lời yêu thương, và được ngủ trên một chiếc giường không còn muỗi, giận và nước tiểu.

    Tôi có hỏi tại sao không mắc màn, để tôi mua màn mang lên, thì anh Thuật nói, vì đã phun thuốc sâu nên không cần dùng màn...botay.com cả cái nhà tôi có hơn 70 m vuông phun đến 5 bình thuốc mà muỗi vẫn cắn con gái tôi xưng hết tay chân, trong khi đó cả cái vườn rộng và cái căn nhà trống hoác, ẩm ướt đó phun được vài bình mà không có muỗi thì đúng là chuyện lạ Việt Nam.

    Khi tôi mang sữa và quần áo, cùng ít đồ chơi, và dầu chống muỗi vào chỗ pha thức ăn cho chúng, Tôi tò mò nhìn tôi không hiểu chị đó làm cái gì, khi chị ý đổ 1 gạt sữa duy nhất vào cái bình và công với một thìa bột nhão màu trắng đục trông như hồ, vào và lấy cái đũa ngoáy ngoáy, rồi đổ thêm nước lã và đóng lại đưa cho tụi nhỏ ăn. Tôi hỏi, chị đó nói, Vì chị TUYẾT ( tên người phụ nữ chủ cái TT này, bà nằy khoảng hơn 50 tuổi) nói là hết kinh phí nên cắt giảm, mỗi bữa chúng chỉ được ăn có thế thôi, mấy chị ý nói tụi tôi cũng thương chúng lắm, mấy tháng trước, quần áo không có, sữa cũng chẳng có mà ăn, tụi tôi nếm thử nhạt lắm, đến mình cũng không chịu được nên tụi tôi phải bỏ thêm tiền mua mấy cần đường pha cho chúng ăn. Mấy hộp sữa chị nhìn thất là của chú Tâm và các bạn chú ý mang đến. Trước đây TT vẫn còn 1 người nấu đồ ăn ( chị này chính là vợ anh Thuận ) , nhưng chị ý cho nghỉ rồi vì không có kinh phí nên bây giờ có 2 người xoay không kịp. Lương mỗi chị được trả 1.500.000/ 1 tháng, ở đó cả ngày 24/24 không có ngày nghỉ.

    Khi tôi mang sữa vào, tôi hồn nhiên hỏi chúng có được ăn không, thì mấy chị đó trả lời tôi là Có, nhưng có thế nào thì chỉ có trời biết, đất biết, và các chị đó biết.

    Thương nhất là 2 đứa bé gia đình anh Tâm nuôi, 1 bé tên Phương thì khắp người nổi mẩn đỏ, loét hết cả, từng mảng, từng mảng trông thật đau đớn. Còn 1 bé tên là bé Phượng, đầu bé nổi một cái u, và bây giờ trông ánh mắt bé thật u sầu, các chị đó nói, con bé này ngố lắm, chắc bị thiểu năng rồi, đưa bình sữa cho ăn không biết cầm, toàn bị đứa khác dành mất, thế là luôn bị đói, theo anh Tâm kểm thì cô bé đó trước đây không phải như vậy. Có lẽ cuộc sống hay gọi đúng hơn là sự sinh tồn yếu ớt tại nơi đây đã khiến em trở thành như vậy. Quá thương xót cho em, đã bất hạnh khi bị chính đấng sinh thành của mình bỏ rơi, rồi lại bị xã hội bỏ rơi vì những quy định, thủ tục và ...của con người khiến em trở thành đứa trẻ bị bỏ rơi nhiều lần.

    Khi vợ chồng tôi về, chúng cũng không một tiếng khóc, chỉ những ánh mắt đau đáu nhìn theo một cách tuyệt vọng, có một bé bập bẹ chữ " ba ba " 1 bé giơ cánh tay bé xíu vẫy chào, khiến lòng tôi quặn đau, Tôi bị ám ảnh liên tục bởi những ánh mắt đó, và khi nghĩ đến từng giờ từng phút chúng phải chịu đựng tiếp cuộc sống như vậy, tôi không thể chịu nổi. Thiết nghĩ một đứa trẻ dù sinh ra trong gia đình giàu hay nghèo, dù còn bố, hay mẹ hay ông, bà nhưng ít nhất chúng cũng không bị bỏ rơi đó là 1 điều thật hạnh phúc.

    Không thể cầm nước mắt, không thể không xúc động, không thể làm ngơ trước những em bé đáng thương như vậy, những mảnh đời bất hạnh nhỏ bé cố gắng bám đôi bàn tay nhỏ bé với đời, mà mặc dù chúng chưa hề có khái niệm thế nào bất hạnh. Khi về vợ chồng tôi có lên đền Hùng, chúng tôi cầu xin Vua Hùng, hãy linh thiêng ban cho nhưng đứa con bất hạnh của Người một phép mầu, để cho chúng có một cơ hội được một cuộc sống tốt đẹp hơn và gặp được người dũng cảm yêu thuơng chúng thật lòng.

    Tôi viết những dòng này để gửi đến các anh chị những thông tin mới nhất về các bé cũng như những lời thỉnh cầu, hãy bớt chút thời gian và hãy cùng nhau tìm cách giúp chúng, một người không thể làm nên được việc gì, tất cả là sức mạnh của sự cộng sinh, chúng cũng như con, như cháu của ta. Hiện giờ các em cần lắm những tấm lòng thơm thảo, cần lắm những hành động kiên trì và tình yêu thương.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  5. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Còn sau đây là một vài hình ảnh của 2 cháu bé vào tháng 8/2007 (khi còn ở với gia đình anh Tâm)

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  6. Song Nhi

    Song Nhi Thành Tam Nhi rồi!

    Tham gia:
    27/4/2008
    Bài viết:
    10,625
    Đã được thích:
    9,955
    Điểm thành tích:
    3,113
    Từ Hà Nội đến trung tâm này rồi về trong ngày có được không anh Kiên ơi?
    Em muốn lên tận nơi, nhưng chưa bao giờ đi đền Hùng nên mù tịt về địa lý anh ạ :(
    Nếu có thể thì anh tư vấn giúp em nhé, tư vấn ngay từ khâu đi xe gì, đến bến xe nào
     
  7. bebong

    bebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2006
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    38
    Chị cứ ra bến xe Mỹ Đình rồi mua vé lên Đền Hùng( hoặc Phú thọ). Chị định đi hôm nào để em xem có thể đi cùng không. Nhìn các cháu thương quá đi thôi
     
    Song Nhi thích bài này.
  8. Song Nhi

    Song Nhi Thành Tam Nhi rồi!

    Tham gia:
    27/4/2008
    Bài viết:
    10,625
    Đã được thích:
    9,955
    Điểm thành tích:
    3,113
    hiện tại nhà nheo nhóc quá, chắc chị chưa đi được em ạ. Chị chỉ có thể đi vào thứ 3 hoặc thứ 5 thôi, ngày đấy sợ là khó rủ rê mọi người :(
     
  9. bebong

    bebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2006
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    38
    T3 và T5 thì em lại phải đi làm rồi. Em chỉ được nghỉ chiều T7 va CN.Minh phải làm gỉ bây giờ ạ? Nếu có mẹ nào làm bên báo viết cho 1 bài thì tốt quá. Khi đưa ra công luận chắc sẽ có tiếng nói hơn. Để em thử nhờ bạn em viết cho 1 bài xem sao.
     
  10. subin1308

    subin1308 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2008
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Sao kỳ vậy??? Ở TT đó không còn khả năng nuôi dưỡng chúng được nữa sao không giải quyết cho những gia đình muốn xin con nuôi??? Hay còn có khúc mắc gì trong đó nữa!!!
    Mình nghĩ vụ này cần có báo, đài can thiệp càng sớm càng tốt các mẹ ạh!
    Gởi đồ cho chúng không biết khi mình về rồi thì chúng có được không nhỉ??? Thấy thương quá!
     
  11. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Trung tâm này được lập ra với mục đích để cho làm con nuôi (cho người nước ngoài). Vì như thế sẽ thu được nhiều tiền của người muốn nhận con.

    Đã có nhiều người quan tâm và ủng hộ cho các em nhỏ này. Mọi người có thể liên hệ với anh Tâm (hội trưởng) để biết thêm thông tin chi tiết:

    tranvtamhnefg@gmail.com hoặc số điện thoại 0913535333
     
  12. subin1308

    subin1308 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2008
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    A Tâm hội trưởng này là như thế nào bhkien nhỉ??? em chưa nắm rõ lắm! Là người hiện đang trực tiếp quản lý các bé đấy hay là hội trưởng trên điễn đàn về vụ này. E đang có dự tính gom đồ của các mẹ trong này rồi gởi ra ngoài đó nhờ chuyển dùm đến cho các bé. Không biết là gởi cho ai đây?? ah! em ở Biên Hòa, Đồng Nai bhkien ah! em sợ gởi tiền, rồi tiền sẽ mọc cánh mà bay, nên em chỉ gởi đồ thôi ạh! Hy vọng là đồ sẽ đến được và ở lại với các bé! co gi mail yahoo cho em cho nhanh nhé! :huongthudinh78.
     
  13. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Trước đây bạn anh Tâm là một gia đình người Mỹ đã nhận 2 cháu bé ở trung tâm này làm con nuôi. Trong quá trình chuẩn bị giấy tờ thì họ nhờ gia đình anh Tâm nuôi giúp. Nhưng sau đó do quan hệ ở cấp chính phủ gì đó nên gia đình này không được phép nhận con về Mỹ nên phải trả lại trung tâm. Vợ chồng anh Tâm cũng mong muốn tiếp tục nuôi 2 cháu bé nhưng cũng không được.

    Không có người nước ngoài nhận con nuôi, trung tâm mất nguồn tài trợ từ nước ngoài nên đời sống các cháu bé rất khó khăn.

    Gia đình anh Tâm vẫn nhớ và muốn chăm sóc các cháu bé và đau lòng khi thấy các cháu như vậy.

    Mình có chơi với vợ chồng anh Tâm và biết được tấm lòng của anh chị.

    Hiện tại, sau khi thông tin này được đưa lên Internet thì có khá nhiều ủng hộ. Và anh Tâm cùng với một số anh chị em khác đang xúc tiến làm một cái quỹ và đang tìm những biện pháp giúp đỡ cụ thể hơn. Về tài chính của nhóm, mình thấy rất tốt và minh bạch.

    Chi tiết hơn bạn có thể liên hệ trực tiếp với anh Tâm.
     
  14. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Từ HN đến trung tâm này nếu đi bằng xe khách thì mất 2-3 tiếng nên đi về trong ngày thoải mái.
     
    Song Nhi thích bài này.
  15. Sony Mum

    Sony Mum Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/10/2008
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    150
    Điểm thành tích:
    83
    Cá mẹ ơi, Công ty em sẽ tổ chức 1 cuộc thăm các bé ở Trung tâm này. Các mẹ có ái đóng góp thì ới em theo số 982.858588. Quà cuác cháu các mẹ mang đến cơ quan của em. Vì lý do cá nhân em sẽ cung cấp địa chỉ cho các mẹ sau
     
  16. bebong

    bebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2006
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    38
    Trên dantri.com.vn đang có 1 loạt bài viết viết về trung tâm này đấy ạ
    Lời kêu cứu của 12 phận đời bị chối bỏ
    (Dân trí) - Hơn 2 kg gạo và 4 lạng thịt là khẩu phần ăn mỗi ngày cho 12 trẻ bị bỏ rơi tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm (Lâm Thao, Phú Thọ). Thiếu thốn, thiểu năng phát triển, các bé mang phận “tồn đọng” sau những đợt xuất ngoại…

    12 trẻ bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại Trung tâm Việt Lâm không còn nguồn trợ giúp.

    Trung tâm... “nuôi nhốt” trẻ
    Gian nhà nuôi trẻ rộng chừng hơn 20m2, ẩm tối. Mùi khai, nồng, ngây ngấy sộc lên từ cửa buồng. Hai dãy giường, mỗi bên 3 chiếc kê ghép liền nhau, đóng thêm 2 hàng thanh gỗ sơ sài phía trên thành giường như một cách quây qua loa ngăn cách bé nhoài ra ngoài.

    Một bé trai xanh rớt, đôi bàn tay nhỏ quắt loay hoay vì lỡ chui ra, tự làm kẹt đầu giữa 2 thanh rào chắn, trong khi một bé khác ngật ngưỡng bám ở bậc “thang” trên cùng, suýt ngã lộn ra ngoài. Bên trong 2 vuông chiếu trúc thâm đen, loang lổ vệt thuốc xanh, tím, 3 bé khác nằm, ngồi ngặt nghẹo.


    Góc giường sát lối đi vào, một bé nằm úp sấp, thiêm thiếp ngủ, đôi mắt nhoen nước vẫn he hé trong giấc ngủ chưa sâu. Góc đối diện, sát tường, bé có vẻ nhỏ nhất trong “gia đình” với gương mặt xanh rớt, đôi mắt tròn đen mở to nhìn người lạ. Bàn tay em tẩn mẩn tự nghịch một đoạn dây vải buộc ở cổ chân phải, cột vào góc giường. Cổ chân hằn đỏ, ngấn một vết dây buộc. Hai chiếc giường quây liền, thò ra 6 sợi dây tương tự buộc sẵn ở những điểm góc.

    Căn buồng nhỏ chứa đồ bên cạnh, chăn tã nhàu nát ùn đống, bình sữa gác lỏng chỏng trên giá, dưới sàn nhà. Một vỉ dính ruồi đen đặc “tử sỹ” ngay cạnh chiếc chạn con để cháo, bột cho trẻ. Một chiếc cũi, đồ vật duy nhất trông còn mới, đúng chuẩn cho trẻ kê gần cửa ra vào, 3 bé nằm ngồi, đàn ruồi vẫn vò vò quanh những vết lở chưa đóng vảy trên thân mình bọn trẻ.


    Mỗi góc giường đều thòng sẵn những đoạn dây để buộc chân, giữ trẻ.

    Chẳng đòi hỏi gì nhiều, những số phận “lỡ làng” có mặt giữa cuộc đời tự hài lòng với những điều kiện sống giản tiện nhất. 12 cháu bé, nhỏ thì 13 tháng, lớn đã hơn 3 tuổi cùng một vóc dáng không mấy khác nhau, gầy nhỏ, xanh xao và gương mặt ngơ ngác, chẳng mấy nụ cười. Hầu hết các bé thân thể lở loét, dày kín những vết mụn nhọt, chỗ tím bầm, chỗ đã đóng vảy, chỗ vẫn còn chảy nước. Tất cả đều chưa biết nói, chưa tập nói.


    Hầu hết các cháu có biểu hiện viêm da, lở loét, mề đay bầm tím.
    Hai “mẹ” nuôi xoay không kịp với việc chăm sóc 12 đứa trẻ. Những bình sữa pha bột nhão lạnh ngắt từ lâu, ấn tụt cả đầu núm vú, không mút được, các bé vẫn cầm khư khư thay đồ chơi. Phát hiện một bé gái ngồi giữa góc chiếu đã ướt đầm, “mẹ” Triển lột mảnh tã xô, xốc ra sân sau, vặn vòi nước lạnh từ bể, xả từ bụng bé xuống rồi lại một mảnh tã khác ốp vào. Những chiếc quần không cái nào có chun có cạp, một dải vải buộc chằng đụp phía ngoài, chồng lên lớp tã. “Mẹ” Triển vừa đứng dậy, “mẹ” Chảy đã bê bé khác xốc tới vòi nước.

    Người phụ nữ chân tóc đã bạc quá nửa cười thành thật, thời gian thay tã, giặt giũ, cho các con ăn còn không đủ, nói gì đến việc dạy trẻ tập nói, tập chơi. 12 đứa trẻ đều có biểu hiện chậm nói, chậm phản ứng về ngôn ngữ.

    2 kg gạo và 4 lạng thịt

    Nuôi trẻ ở Trung tâm Việt Lâm từ ngày thành lập (năm 2006), “mẹ” Triển cho biết, đây là thời điểm ít trẻ nhất. Nửa năm trước, sĩ số vẫn là 43 cháu. Phần lớn trong số này lần lượt được đưa đi làm con nuôi các gia đình tại Pháp, số ít khác tại Ý.


    2 dãy giường ghép gia cố thêm hàng rào vẫn không đủ an toàn cho trẻ.
    12 số phận hai lần kém may mắn bị ách lại khi vụ gian lận nguồn gốc, làm giả giấy tờ trẻ bị bỏ rơi để đưa ra nước ngoài tại 2 trung tâm bảo trợ xã hội ở Nam Định (tháng 8/2008) bị khám phá. Thanh kiểm tra sau vụ việc này, Trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm cũng “dính án” tương tự. “Mẹ” Triển giải thích đơn giản: “Những cháu này, giấy khai sinh từ cấp xã xác định bị bỏ rơi, nhưng kiểm tra tại xã thì không có trường hợp nào bỏ con như vậy”.

    “Cửa xuất” bị đình lại, nguồn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài cũng cắt luôn 5-6 tháng nay. “Mẹ” Chảy kể: Nguồn sữa bị cắt ngay. “Gần 1 tháng trở lại đây, người từng nuôi dưỡng 2 bé gái tại trung tâm để chờ đi Mỹ nhưng bị phát hiện sai phạm, phải trả lại kêu gọi bạn bè ủng hộ, các cháu mới có sữa uống lại”.


    Một cháu bé có mụn lở lan khắp mặt.
    Mẹ “Triển” thì mỗi ngày được giao 1,2 kg gạo bột, 1,2 kg gạo cháo và 4 lạng thịt để lo cho bữa ăn của 12 đứa trẻ. Tiêu chuẩn 300.000 đ/cháu/tháng được quy thành 3 bữa ăn thiếu chất mỗi ngày. Bé nào cũng xanh, da dẻ bủng beo, nhẽo, chân tay, đến cả hơi thở cũng yếu ớt. Chậm phát triển, thèm hơi sữa, thèm được ôm bế, vỗ về là những biểu hiện xót xa đọc được qua những ánh mắt ngơ ngác, qua những vòng tay bé nhỏ bấu chặt, không gỡ ra được mỗi khi được bế của các bé.

    Có xem lại những bức hình bụ bẫm, linh lợi khi mới ít tháng tuổi của 2 bé gái được ghép thành cặp sinh đôi để “xuất” đi Mỹ mới hiểu cuộc sống các bé đã chống chịu hơn 1 năm trở lại trung tâm. Ạnh Trần Viết Tâm tình cờ trở thành bố nuôi Phương, Phượng trong hơn 8 tháng để chờ thủ tục xuất cảnh ứa nước mắt kể lại cảm giác gặp lại con, một tuần sau khi trở lại nơi bảo trợ.


    Hai chị em "sinh đôi" Phượng (trái) và Phương khi ở với bố nuôi...

    Hai bé toàn thân kín vết mẩn đỏ, lở loét, đôi chân tím bầm, phồng rộp những mảng mề đay. Chừng 1 năm tuổi ở nhà anh Tâm, bé Phượng hiếu động, thông minh, học theo các chị chơi đàn Oóc-gan, bắt chước dùng điện thoại. Giờ thì đã gần 3 tuổi, cả 2 bé không cao hơn các em 14-15 tháng tại trung tâm, gầy nhẳng, chưa biết nói. Bé Phượng đôi mắt lúc nào cũng ngơ ngác ngước nghìn từ trong chiếc cũi do bố Tâm mang lên, nhiều biểu hiện thiểu năng trí não.


    Và hơn 1 năm sau khi trở lại Trung tâm.
    “Mẹ” Chảy nói ngắn gọn: “Số 2 con bé đen, đã đặt một chân sang Mỹ rồi còn hụt. Bố mẹ nuôi người Mỹ lấy mẫu kiểm tra ADN, kết quả 2 đứa không phải chị em, họ trả lại hồ sơ ngay”.

    Giám đốc Trung tâm Tạ Quang Thuật chỉ thêm trường hợp khẩn của bé Huy, 13 tháng tuổi, thường xuyên ngất lịm, tím đen. Nhiều lần các “mẹ” nuôi phát hoảng vì hiện tượng “chết lâm sàng”, tưởng như không giữ lại được tính mạng của bé.

    Ông Thuật cũng xác nhận, từ tháng 11 năm ngoái, Trung tâm Việt Lâm mất nốt nguồn tài trợ duy nhất còn lại trị giá 1.000 USD/tháng từ một tổ chức của Pháp, đơn vị đã “bao thầu” phần lớn số trẻ đã đưa ra nước ngoài làm con nuôi của trung tâm. Hoạt động với cơ chế tự hạch toán, thu chi, cuộc sống của 12 đứa trẻ “tồn” lại… hẫng hoàn toàn.

    Không hiểu điều gì giữ chân 12 sự sống nhỏ bé, yếu ớt, không khả năng tự vệ. Bị ruồng bỏ, được cưu mang trong thiếu thốn, thứ duy nhất các bé có, không gì hơn là một bản năng sống, để tồn tại, để mong một ngày được sống cuộc sống thực sự của một con người…

    Cuộc sống của 12 sinh linh vô tội bị ruồng bỏ đang cần lắm những mái nhà, những vòng tay che chở và tấm lòng từ cộng đồng. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm - Khu 16 thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. ĐT: 0210.3772.343. Liên hệ: Tạ Quang Thuật, Đinh Thị Tuyết.

    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

    Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email: quynhanai@dantri.com.vn


    * Tài khoản VNĐ:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

    Số TK: 10 201 0000 220 639

    Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội


    * Tài khoản USD:
    Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

    Số TK : 10 202 0000 004346

    Switch Code : ICBVVNVX106 639

    Tại : Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam


    3. Văn phòng đại diện của báo:

    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

    VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08.6.294.3896



    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269



    Bài và ảnh: P.Thảo
     
  17. bebong

    bebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2006
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    38
    Bài 2:
    Trung tâm bảo trợ trẻ, trẻ “nuôi”… trung tâm?
    (Dân trí) - Thời kỳ hưng thịnh, Trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm “sống khoẻ” với 3 tổ chức của Mỹ, Ý và Pháp đỡ đầu. Gần 100 trẻ cũng theo những “cửa” này để tới cuộc sống nơi trời tây.
    >> Lời kêu cứu của 12 phận đời bị chối bỏ

    Trẻ bủng beo, “bà chủ đi xe hơi”
    “Mẹ” Chảy giữ được chỗ làm ở Trung tâm Việt Lâm từ những ngày đầu thành lập (năm 2006). Bà kể, thời gian đầu trung tâm rất “xôm tụ”, nhiều trẻ nên thường xuyên có 4-5 mẹ nuôi nhận việc trông coi trẻ. Những bé sơ sinh cứ được đưa về trung tâm một thời gian rồi xuất ngoại thành “con tây”, rồi lại lứa mới về.

    Những đứa trẻ hầu hết hồ sơ khai sinh tại Thanh Sơn, một huyện vùng núi nghèo khó của Phú Thọ. Nhiều trường hợp trẻ được đưa tới còn đỏ hỏn, quấn nguyên cả dây rốn, bánh nhau. Không ít bé cuống rốn buộc qua quýt bằng dây đay, dây thừng, thậm chí dây leo dại trong rừng. Những thân phận “khổ từ trong trứng khổ ra” chỉ nặng chừng 2 - 2,5kg.

    Các bé được chăm nuôi đến lúc cứng cáp hơn đôi chút, thường độ 3 - 4 tháng tuổi rồi được “đốc” hồ sơ để đưa ra nước ngoài làm con nuôi. Ở tại trung tâm hơn 2 năm, “mẹ” Chảy đã trực tiếp nuôi qua tay gần trăm đứa trẻ.

    Mức lương duy trì 1,5-1,8 triệu đồng/tháng/cô nuôi ở tại Trung tâm 24/24h, “mẹ” Chảy, “mẹ” Triển đều lắc đầu vì khoản thu nhập không dư dả gì nhưng dù sao vẫn ổn định, còn hơn ở nhà không biết bám gì để sống.


    Mỗi góc giường một đầu dây cột sẵn.
    Gia đình người đứng danh Giám đốc Trung tâm, Tạ Quang Thuật cũng gắn với mấy gian nhà nuôi dưỡng trẻ. Ông Thuật “ăn lương” giám đốc, vợ ông - bà Dung cũng hưởng chế độ như cô nuôi tại đây. Nhưng ông Thuật cho biết, vợ chồng ông cũng chỉ là người làm công cho bà Đinh Thị Tuyết, bà chủ thực sự tại đây. Bà Tuyết là người móc nối, liên lạc thủ tục, “xoay” các nguồn viện trợ, quản nguồn thu chi cho hoạt động của trung tâm.

    Nhờ tay bà Tuyết, Trung tâm có được quan hệ với 3 tổ chức nước ngoài đỡ đầu. Ông Thuật cho biết, hai tổ chức của Ý và Mỹ đã “rót” cho Việt Lâm 2 gói tài trợ, mỗi gói 2.000 USD. Còn tổ chức đỡ đầu “ruột”, Agence Francaise De L'adoption của Pháp, đều đặn chuyển khoản hỗ trợ 1.000 USD/tháng.


    Hầu hết các bé đều bị dị ứng, lở loét ngoài da.
    Trong những email trao đổi qua lại của cặp bố mẹ nuôi… hụt suýt nhận “hai chị em sinh đôi” Phương - Phượng bày tỏ nhiều sự thất vọng vì những gian dối từ tổ chức nuôi dưỡng. Đôi vợ chồng người Mỹ khẳng định đã chi phí 10.000 USD/bé để có thể xúc tiến thủ tục nhận hai bé làm con nuôi.

    Nói về điều kiện nuôi dưỡng trẻ quá hạn chế của trung tâm, Giám đốc Tạ Quang Thuật phân trần, việc đảm bảo thu nhập cho số lao động (2 cô nuôi thường xuyên, 1 nhân viên y tế, 1 kế toán văn thư, 2 vợ chồng ông Thuật và bà Tuyết làm quản lý) đã khó. Không còn nguồn tài trợ, “chủ đầu tư” hạ chi phí cho 12 đứa trẻ xuống mức tối thiểu 300.000/cháu/tháng. Vị chi, khoản tiền để nuôi dưỡng bằng ấy bé mỗi tháng chỉ hơn 3,5 triệu đồng, tương đương mức lương thưởng cho 2 “mẹ” nuôi.

    Chi phí để đảm bảo bộ máy hoạt động tại trung tâm tính sơ cũng tiêu tốn hơn nhiều lần so với khoản chi để nuôi 12 cháu bé. Tất cả những khoản đó, lúc dư dật hay khó khăn cũng đều lấy ra từ nguồn ủng hộ, giúp đỡ cho những đứa trẻ kém may mắn.


    Hơn 2 kg gạo và 4 lạng thịt mỗi ngày cho các cháu là “cố gắng tối đa”. Việc đầu tư một chiếc bình nóng lạnh và tiền điện để các cháu có nước ấm lau rửa ngay cả lúc trung tâm vẫn đều đều đón nhận viện trợ nhiều nghìn “đô” mỗi tháng là điều không thực hiện được, trong khi đó, theo miêu tả của nhiều người, bà chủ trung tâm vẫn đi xe hơi sang trọng tới trung tâm. Phòng khách Trung tâm cũng rộng rãi, sáng sủa với sofa, tủ khảm… thiết bị đầy đủ, trong khi phòng ở của các bé quây trong một gian nhà ẩm tối.

    “Chị Tuyết thì khá giả” - ông Thuật phân trần. Khu đất xây nhà giữ trẻ ông Thuật cũng cho biết là của gia đình nhượng bán lại cho bà Tuyết để thành lập trung tâm.

    Trung tâm Việt Lâm từng bị đóng cửa

    Tháng 8/2008, sau khi phát hiện những sai phạm có tính chất “công nghệ” để đưa hơn 300 trẻ từ 2 trung tâm bảo trợ xã hội ở Nam Định ra nước ngoài, Cục Con nuôi quốc tế - Bộ tư pháp đã rà soát lại nhiều trung tâm, địa phương có nghi vấn. Trao đổi với báo chí khi đó, Cục trưởng Vũ Đức Long cho biết, Trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm (Lâm Thao, Phú Thọ) rơi vào “điểm ngắm”. Cục Con nuôi quốc tế đã kiến nghị đóng cửa trung tâm thời điểm đó.

    Trao đổi sáng 31/3, Cục trưởng Vũ Đức Long khẳng định, đợt rà soát những trung tâm có tính chất tạm bợ, không đủ điều kiện nuôi dưỡng đó, UBND tỉnh Phú Thọ đã quyết định đóng cửa hoạt động của Việt Lâm, không cho phép tiếp tục nhận thêm trẻ mới về nuôi dưỡng. Với số trẻ đang “tồn” ở đây cũng không được xúc tiến các thủ tục đưa đi làm con nuôi nước ngoài.


    Giấc ngủ... "trói buộc".
    Trái với nhận định này, trước đó ít ngày, khi đề cập việc đưa bé Phượng và bé Huy - 2 trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường - tới nơi chăm sóc tốt hơn, GĐ trung tâm Tạ Quang Thuật vẫn khẳng định 2 bé đang được hoàn tất hồ sơ để đi Pháp làm con nuôi.

    Ông Long bức xúc cho biết, Cục Con nuôi quốc tế đã làm việc, tác động khá nhiều với địa phương nhưng đến nay, UBND tỉnh Phú Thọ vẫn chưa có trả lời xác đáng. Tỉnh cũng chưa đồng ý giải quyết vấn đề tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi này.

    Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế cũng phân tích thêm, Việt Lâm là một trung tâm tư nhân, do UBND huyện Lâm Thao cấp phép hoạt động theo cơ chế tự hạch toán, trang trải.


    Vết dây cột vẫn hằn đỏ trên cổ chân một bé gái.
    Trong đợt rà soát, thanh kiểm tra, Cục Con nuôi quốc tế dù chưa phát hiện sai phạm, nhưng thấy có những hiện tượng thể hiện việc Trung tâm không đảm bảo đủ những điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nên đã kiến nghị biện pháp xử lý. Còn những dấu hiệu làm sai hồ sơ, gian lận nguồn gốc trẻ, ông Long cho biết công an tỉnh Phú Thọ đang xem xét.

    Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế khẳng định các quyết định, hướng giải quyết cần thiết đối với Trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm là thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.

    P.Thảo
    (còn tiếp)

    [ Quay lại ]
     
  18. bebong

    bebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2006
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    38
    Sai phạm “toàn diện” tại trung tâm Việt Lâm
    (Dân trí) - Theo kết quả một cuộc kiểm tra tại Trung tâm Việt Lâm vào tháng 3/2009, số trẻ mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao, diện tích ở cho trẻ không được đảm bảo, tiền chi cho công tác nhân sự cao bất hợp lý so với chi phí nuôi dưỡng trẻ...
    >> Trung tâm bảo trợ trẻ, trẻ “nuôi”… trung tâm?
    >> Lời kêu cứu của 12 phận đời bị chối bỏ
    Nghi vấn về một người chuyên nhặt được… trẻ con



    Trong số 4 trung tâm bảo trợ xã hội có chức năng cho nhận con nuôi quốc tế tại Phú Thọ, Việt Lâm đứng đầu về tần suất trẻ “xuất” sang trời tây. Trong một thời gian ngắn từ khi thành lập, 30 trường hợp trẻ bị bỏ rơi đã xuất ngoại, trong đó 29 trường hợp sang Pháp, một cháu làm con nuôi tại Ý.



    Cũng trong vòng ít tháng sau khi thành lập, đã có 43 trẻ bị bỏ rơi dồn tới trung tâm. Ông Ngô Công Quyền, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ, xác nhận, số lượng trẻ bị bỏ rơi được đưa đến trung tâm nhiều bất thường, cả những vùng xa như Đoan Hùng, Thanh Ba… cũng đồng loạt đưa trẻ tới Việt Lâm.



    “Chúng tôi không lý giải được nghi vấn này. Chúng tôi cũng có hỏi chị Tuyết tại sao có nhiều trẻ như vậy, cũng được trả lời là không biết. Chị ấy còn “đánh đố” kiểu nếu cơ quan tư pháp tỉnh chỉ ra văn bản nói rằng dừng nhặt trẻ thì… bàn tiếp”, ông Quyền không giấu vẻ bức xúc.



    Việc số trẻ dồn nhiều về sau khi tổ chức đỡ đầu “rót” tài trợ, GĐ Sở Tư pháp khẳng định cũng là một dấu hiệu bất thường. Ông Quyền băn khoăn: “Khi chị Tuyết nghỉ hưu để thành lập trung tâm này thì nói thật là trẻ dồn theo hướng đó. Việc này chúng tôi thấy không bình thường”.


    12 đứa trẻ chờ đón bữa cơm với thức ăn là rau cải xào, thịt băm.


    Ông Quyền cho biết, bà Đinh Thị Tuyết nguyên là giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật Việt Trì, có kinh nghiệm trên 10 năm làm trung tâm nuôi dưỡng. Được biết, dù chưa đến tuổi, năm 2007, bà Tuyết xin nghỉ hưu sớm, bỏ vị trí giám đốc một trung tâm hệ công lập để thành lập trung tâm Việt Lâm.



    Cuối tháng 6/2008, Sở Tư pháp Phú Thọ gửi tờ trình đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo dừng hoạt động nhân đạo trong lĩnh vực con nuôi quốc tế đối với Trung tâm Việt Lâm. Ngày 7/7/2008, UBND đồng ý, có quyết định đình chỉ hoạt động này của trung tâm.



    Cũng trong thời gian này, Sở tư pháp gửi yêu cầu công an tỉnh Phú Thọ xác minh 6 hồ sơ trẻ có nghi vấn về giấy tờ, nguồn gốc, hiện vẫn đang lưu lại trung tâm. GĐ Ngô Công Quyền cho biết, nghi vấn của Sở xuất phát từ những biên bản tường trình việc phát hiện trẻ bị bỏ rơi có nhiều dấu chữ giống nhau. Ông Quyền đặt câu hỏi về việc có một người chuyên… nhặt được trẻ con.



    Trả lời của cơ quan công an, 6 trường hợp trẻ này hồ sơ thể hiện là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở nhiều xã, huyện trong tỉnh. Tuy nhiên, xác minh tại các xã lại không có. Đến nay, công an vẫn đang tiến hành điều tra, chưa xác định được nguồn gốc thực sự của các bé.



    3 trường hợp khác Phòng tư pháp bổ trợ tiếp tục chuyển hồ sơ yêu cầu xác minh, nhưng nửa năm nay, công an cũng chưa có trả lời.


    Các bé từ 13-14 tháng tuổi đến 3 tuổi ăn chung một loại đồ ăn.


    Trước đó, cuối tháng 5/2008 đoàn kiểm tra liên ngành của Sở tài chính, Công an và Tư pháp cũng phát hiện vấn đề thu chi tài chính ở Trung tâm Việt Lâm gần như không có cơ quan kiểm soát.



    Lãnh đạo Sở tư pháp cho rằng, hoạt động của trung tâm vi phạm NĐ 170 về việc quản lý tiền viện trợ của các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, GĐ Ngô Công Quyền phân trần, Sở tư pháp không có trách nhiệm trong lĩnh vực này. Theo ông Quyền, trách nhiệm thuộc về phòng Tài chính huyện Lâm Thao.


    Vườn rau trồng tại trung tâm.


    Chi cho trẻ ít, chi lương cán bộ nhân viên nhiều



    Ngay trước ngày Dân trí lên tiếng về thực trạng trẻ được chăm nuôi tại trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm (thị trấn Hùng Sơ, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), UBND huyện đã lập đoàn kiểm tra cơ sở. Trưởng phòng LĐ-TB&XH Ngô Đức Sáu xác nhận nhiều điểm bất thường,



    Số trẻ đang mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao, trong đó có 5 bé mắc bệnh ngoài da, 2 bé vừa bị bệnh ngoài da vừa bị bệnh về hô hấp, 2 bé bị suy dinh dưỡng. 1 bé có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần.



    Về cơ sở vật chất, diện tích 2 phòng (phòng ngủ và phòng để đồ dùng của trẻ) là 46m2 với trang thiết bị là 6 giường nằm loại 1,2x1,8m, 1 cũi đứng. Diện tích ở trung bình cho mỗi trẻ đạt 3,8m2, còn thiếu 4,2m2/trẻ mới đủ tiêu chuẩn theo quy định (8m2/trẻ). Trong khi đó, riêng phòng khách của trung tâm đã chiếm khoảng diện tích 47m2.


    Kết quả kiểm tra, nửa số trẻ mắc bệnh ngoài da.


    Đội ngũ nhân viên trực tiếp chăm sóc kiêm nhiệm cả công các dinh dưỡng trẻ có 3 người, trong đó bà Đỗ Thị Dung, vợ Phó GĐ phụ trách Tạ Quang Thuật làm bán thời gian. Ông Thuật, bà Đinh Thị Tuyết (Phó GĐ, Uỷ viên HĐQT) và chị gái Đinh Thị Nguyệt (cán bộ y tế, hợp đồng khi có trẻ mắc bệnh thì làm việc) là 3 cán bộ gián tiếp.



    Đoàn kiểm tra khẳng định, lượng cán bộ không đảm bảo. Theo quy định, Việt Lâm đáng ra phải đảm bảo 1 người chăm sóc/1 trẻ dưới 18 tháng tuổi, trong khi hiện 10/12 trẻ tại trung tâm đều ở độ tuổi này.



    Cơ cấu nhân viên cũng không phù hợp khi tỷ lệ cán bộ hành chính chiếm tới 50%, trong khi quy định về điều kiện thành lập, tổ chức, hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội giới hạn ở mức 20%.



    Việc thu chi tài chính, theo báo cáo của trung tâm, từ tháng 8/2007 đến nay đã nhận được hơn 503 triệu đồng tài trợ, chi hết 507 triệu đồng. Trong số chi, khoản lớn nhất dành cho lương cán bộ nhân viên (sấp xỉ 200 triệu đồng, gần 40%). Khoản chi thực phẩm cho trẻ gần 173 triệu đồng, bằng 30%. Việc chi này, đoàn kiểm tra cho rằng không cân đối, chi cho trẻ ít, chi lương cho cán bộ nhân viên cao.



    Đoàn kiểm tra yêu cầu trình hồ sơ trẻ nhưng Phó GĐ phụ trách Tạ Quang Thuật giải trình, PC14 - CA tỉnh Phú Thọ đã tạm giữ toàn bộ từ 5/3/2009 để phục vụ điều tra.


    Sau khi dư luận lên tiếng, phòng khách khang trang sáng sủa đã được kê dẹp làm chỗ chơi cho trẻ.


    Với những dấu hiệu sai phạm như vậy, Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao ra hạn chót với những người lãnh đạo trung tâm, phải có hồ sơ đầy đủ trước 10/4, khắc phục những điểm vi phạm. Nếu không có khả năng hoàn thành các nội dung yêu cầu, trung tâm phải lập hồ sơ xin giải thể trình UBND huyện trước 20/4.



    Bài: P.Thảo
    Ảnh: Việt Hưng
    (còn tiếp)

    [ Quay lại ]
    inphản hồi
     
  19. bebong

    bebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2006
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    38
    Tác giả Giải thưởng báo chí về ngành tài chính:
    Tặng 30 triệu đồng cho các em nhỏ ở Trung tâm Việt Lâm
    Giải báo chí hàng năm viết về ngành tài chính đã trao giải Khuyến khích cho tác phẩm “Ba giải pháp cấp bách bình ổn kinh tế” đăng trên báo Dân trí điện tử và báo Khuyến học và Dân trí ngày 1/5/2008. Tác giả bài báo trên là doanh nhân Việt kiều Canada Nguyễn Hoài Bắc.
    Theo các nhà phân tích, lý do trao giải là tác phẩm báo chí này đã bắt mạch tương đối chính xác thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn đầu năm 2008, đưa ra một số giải pháp hữu hiệu có cơ sở cho việc ổn định nền kinh tế Việt Nam các giai đoạn tiếp theo.

    Số tiền giải thưởng 5 triệu đồng đã được tác giả Nguyễn Hoài Bắc gửi tặng các cháu ở Trung tâm Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm, Lâm Thao, Phú Thọ (trong bài Lời kêu cứu của 12 phận đời bị chối bỏ - Dân trí Điện tử ngày 31/3/2009).

    Ngoài số tiền trên, ông Nguyễn Hoài Bắc và vợ là bà Nguyễn Thị Bích Thủy - TGĐ Cty TNHH Chăn ga, gối đệm Canada còn gửi tặng 30 triệu đồng trong đó 20 triệu đồng tiền mặt và số quần áo, chăn ga gối trị giá 10 triệu đồng cho các cháu.

    Đuợc biết, ông Nguyễn Hoài Bắc là Chủ tịch HĐQT Cty IQlinks, một doanh nghiệp đang triển khai nhiều dự án được đánh giá là có hiệu quả tại Việt Nam.

    P.V
     
  20. bebong

    bebong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/9/2006
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    38
    Một lần đi thăm các con ở trại trẻ mồ côi

    3h sáng tỉnh dậy trời mưa tầm tã liệu mình có lên thăm các con được không nhỉ? Mặc kệ mưa đến mấy cũng lên thăm các con đã hứa với các con là sẽ lên thăm rồi. Từ lúc ấy đến sáng không sao ngủ được vì nghĩ thương các con quá. Sinh ra đã không có bố có mẹ rồi, giờ vẫn còn rất khổ.

    Ra đến bến xe Mỹ Đình đã sáng hẳn. Kể ra đi thế này cũng hơi sợ, vì mấy chị em chẳng ai quen ai nhưng đều chung một tấm lòng và tình thương với các con nên cứ đi thôi.

    10h30 đến trại trẻ Việt Lâm (Phú Thọ), được sự tiếp đón chu đáo của trại. Chúng tôi chỉ ngồi uống hết chén nước rồi vào với các con luôn. Cảm giác đầu tiên khi vào đến cửa nhìn thấy là không kiềm lòng được, nước mắt cứ trực trào ra. Các bé cứ đứng ở cửa nhìn ra, dường như rất thân quen. Không bé nào lạ lẫm hay rụt rè với các mẹ đến. Lúc đầu thì hơi bẽn lẽn nhưng mấy phút sau là nô đùa cùng các mẹ rồi.

    Thương quá bé Thảo 17 tháng nhưng chỉ bằng đứa trẻ 1 tuổi là cùng. Bé lắm cơ, bé có đặc điểm là bớt xanh rất nhiều trên người và đặc biệt lại có một cái bớt tròn trên mu bàn tay. Sao mà giống bé Trang Anh nhà mình đến vậy. Bế bé Thảo gầy còm trên tay mà tôi không khỏi chạnh lòng, càng bế càng thương con. Sao con còm quá. Hơn thế nữa, con yếu ớt quá không đủ sức khỏe nên chân tay đi lẩy bẩy không vững. Chân con bị dị ứng nên mẩn đỏ khắp, da tay khô cứng bong vẩy vì suy dinh dưỡng, nghĩ mà tội cho con quá. Đặc biệt bé Thảo có đôi mắt buồn xa xăm và không có nụ cười trên môi. Từ sáng đến chiều con chỉ nguyên một biểu hiện là im lặng, vẻ mặt buồn với đôi mắt buồn nhìn ra xa. Dường như con đang trông đợi một cái gì đó. Một gia đình với tình thương bao la của bố của mẹ.

    Bé Chi 16 tháng nhưng còn nhỏ hơn cả bé Thảo, chỉ như trẻ 6 - 7 tháng là cùng. Bế bé mà sao nước mắt tôi cứ chảy dài không kìm nổi nước mắt. Thấy tôi khóc bé Chi vừa ngậm bình sữa vừa nhìn tôi chăm chú. Hình như con biết là mẹ rất thương các con. Chân tay con như kẹo con, tôi toàn gọi bé Chi là "con chuột nhắt của mẹ". Chân tay con bé lắm.

    Còn nữa, bé Ngọc rất xinh, có khuôn mặt bầu bĩnh tròn tròn. Chắc là xinh nhất nhà rồi. Bé đang chập chững biết đi, hình như là được 14 tháng. Bé có đôi mắt tròn, trộm vía bé không còm như các chị. Bé có vẻ nhanh nhảu hơn, hay chạy lon ton như cây nấm lùn, chạy nhảy như con lật đật. Bé cũng ăn rất ngoan, và đặc biệt khi ngủ rất hay, ngủ rất lâu. Bé ngủ đôi mắt chỉ nhắm một nửa. Ai nhìn vào lại tưởng bé đang thức nhung kỳ thực bé đang ngủ gà, không nhắm hẳn đôi mắt. Bé hay nô đùa nên mãi các mẹ mới ru ngủ được.

    Bé Việt thì có mái tóc chổng ngược lên. Con bị nhiệt trong lưỡi nên rất lười ăn, các mẹ chỉ pha sữa, còn cháo thì chịu. Bà giáo viên ở đây bảo con bị nhiệt từ lâu rồi. Chắc vì không chữa nên con bị thành sẹo. Tôi tưởng tượng được cảm giác bị nhiệt ở lưỡi là như thế nào. Con gái nhỏ của tôi bị cam ở lưỡi như bé Việt nên rất quấy và khóc. Vậy mà dường như các con ở đây biết được số phận của mình nên rất ngoan. Bé Việt cũng chỉ ngồi nhìn các chị và cácbạn chơi và các mẹ thay phiên nhau bế.

    Và đây, bé Nguyệt có đôi mắt to tròn rất đẹp và làn mi cong dài. Nghe con thở khò khè lúc bú bình mà mẹ thương quá. Ở đây các con đều bị bệnh, gầy còm trông rất đáng thương. Tôi bế bé Nguyệt trên tay mà khi đặt xuống để bế bé khác thì bé cứ ôm chặt vào người không sao để xuống. Vậy là hai tay 2 bé, nhìn các con thèm được bế ẵm mà thương quá.

    Mẹ cũng thương bé Long, quần áo lấm lem, đội chiếc mũ len cũng bẩn và cũ nữa. Vì còn nhiều bé quá, mẹ không bế hết và chăm cẩn thận từng bé được, nên các bé khác các mẹ chăm vậy.

    Trong các con, mẹ còn nhớ bé bé Phương là khôn nhất nhà, hay chia đôi tay muốn các mẹ bế và hay nghịch nhất nhà. Bé Phượng thì như đứa trẻ bị thiểu năng, chân tay khòng kheo và cái đầu hay nghẹo về bên phải. Nhưng bé cũng nghịch ngợm không kém. Bé Thành thì ngủ suốt từ lúc các mẹ đến cho đến 2h chiều. Bé Thành trộm vía bụ bẫm hơn. Bé Yên thì có cái đầu to và bị hói hai bên tóc. Bé Yên cũng trầm lắm....

    Nhiều quá mẹ không nhớ hết cụ thể các con. Nói chung các con rất thèm được hơi ấm của những người cha người mẹ có lòng hảo tâm đến chăm sóc và bế ẵm. Các con cần lắm. Mẹ chỉ mong các con nhanh lớn mà thôi. Các con cũng cần sự giáo dục nữa, vì như bé Phương và Phượng, lớn nhất nhà đến giờ vẫn chưa biết nói, chỉ ú ớ mà thôi.

    5h30 chia tay các con mà sao thời gian trôi nhanh vậy. Các mẹ phải về đây, quyến luyến bịn rịn bé nào cũng đòi theo, nước mắt lại không kìm được. Thôi mẹ bế mỗi bé một ít vậy cho có hơi ấm tình thương. Mẹ về đây có thời gian mẹ con mình lại gặp nhau. Mẹ hy vọng lần sau mẹ lên các con sẽ khỏe hơn và vui vẻ hơn. Chúc các con ăn nhanh chóng lớn và khỏe mạnh.

    Mai Trang
     

Chia sẻ trang này