Các Kiểu Dạy Con Và Hậu Quả

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Thùy Dương-85, 29/1/2016.

  1. Thùy Dương-85

    Thùy Dương-85 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    30/12/2015
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    1. Độc tài: kiểm soát con, ít khi xem xét nhu cầu thật sự của trẻ. Hậu quả: con chỉ vâng lời bên ngoài, nói dối vì sợ bị phạt, ko thổ lộ tâm sự với ba mẹ khi khôn lớn (vì cha mẹ ko nghe)

    2. Nuông chiều: cho phép con làm những điều mình muốn, có xu hướng bù trừ cho con những gì mình thiếu. Hậu quả: con chưa bao giờ biết ơn vì ko hiểu được tình thương của ba mẹ bé nghĩ rằng đó là trách nhiệm ba mẹ phải làm.

    3. Yêu thương tôn trọng: con được giao trách nhiệm, được trải nghiệm thực tế không theo kiểu cưỡi ngựa xem voi, tôn trọng ý kiến, nhu cầu, ước muốn của con, vừa nâng đỡ, vừa đặt giới hạn rõ ràng.

    4. Bỏ mặc: có bộc lộ tình thương nhưng con ko cảm nhận được, con không có cảm giác mình “thuộc về” gia đình.

    Mỗi đứa trẻ đều muốn mình thuộc về gia đình, là thành viên tích cực, là người mà khi đi xa, mọi người đều nhớ và mong ngóng mình. Nhiều đứa trẻ cảm thấy nhà như nhà trọ, bởi chúng ko nhận thấy giá trị của mình trong mắt người khác. Trong gia đình độc tài, các con chỉ được khen khi làm đúng ý của ba mẹ, trong khi gia đình nuông chiều con thì trẻ được khen khi ko được làm gì. Khi đó trẻ ko thấy mình có đóng góp gì một cách tích cực, từ đó nảy sinh cảm giác chán chường và bắt đầu gây sự chú ý bằng những điều kỳ lạ, thậm chí có những hành vi ngỗ nghịch.

    Ba mẹ thường cảm thấy khó chịu, giận dữ, hoặc tổn thương khi con có những biểu hiện ko tích cực.

    Mỗi thứ trong đời là phản ánh của một sự lựa chọn, nếu muốn phản ánh khác thì phải chọn lựa khác.

    Chúng ta phạt bé bằng cách làm đau con, thực tế là chúng ta đang muốn đạt được cái mình muốn bằng phương pháp cưỡng bức, nhưng thật ra điều đó chỉ tạm ngăn chặn hành vi và có thể gia tăng sự ngỗ nghịch ngay sau đó, bởi vì trẻ cảm thấy ko bị khuất phục, vì hình phạt đó hoàn toàn ko liên quan đến điều bị phạt. Mắng chửi trẻ cũng là một dạng hành vi bạo lực và trẻ sẽ tổn thương tinh thần còn hơn cả nỗi đau thể xác.

    Thế thì làm sao để hiểu con, làm sao để tương tác với con tốt nhất, con sẽ nghe lời bố mẹ mà ko cảm thấy mình đang bị áp đặt? Chúng ta học được rất nhiều từ sách báo, internet những Kỹ năng để tương tác với trẻ nhỏ, nhưng thật sự chúng ta chưa quan tâm đến việc Trẻ tiếp nhận những thông tin đó theo chiều hướng nào. Để trẻ “hợp tác” cùng cha mẹ đòi hỏi không chỉ kỹ năng mà còn Khả năng thấu hiểu những mong muốn của con trẻ.

    Trong phạm vi của bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho mọi người một số phương cách mà có lẽ, ai cũng đã từng biết qua, nhưng chỉ trên bề mặt của vấn đề và chưa áp dụng một cách triệt để vào thực tiễn. Chúng ta nên khơi gợi cho trẻ nói lên cảm xúc của bản thân mình, trẻ được quyền thể hiện cảm xúc tiêu cực bằng một cách tích cực, khích lệ con đưa ra giải pháp theo công thức dùng ngôi thứ nhất: Tôi cảm thấy (cảm xúc thật) vì hành vi của anh (ko tấn công nhân cách) =>ko quy lỗi cho người khác để họ cảm thấy rằng họ không đang bị tấn công => đối phương biết mức độ để đáp ứng. VD: “Mẹ thất vọng vì hành động ko tôn trọng mẹ của con”. Tóm lại, chúng ta nên diễn tả cảm xúc của mình bằng cách dùng ngôi thứ nhất, sau đó khuyến khích con tự giải quyết vấn đề.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thùy Dương-85
    Đang tải...


Chia sẻ trang này