Kinh nghiệm: Các Nguyên Tắc Của Iso 9001:2015 (phần 2)

Thảo luận trong 'Chuẩn bị mang thai' bởi chungnhanknacert, 4/10/2021.

Tags:
  1. chungnhanknacert

    chungnhanknacert Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2021
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Trong phần 1 của bài viết, người viết đã đề cập tới 4 nguyên tắc đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 9001, phần thứ hai này sẽ nói rõ hơn về 3 nguyên tắc còn lại khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.



    Nguyên tắc 5: Cải tiến

    Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo, điều đó thôi thúc doanh nghiệp phải liên tục cải tiến để tạo ra những cái mới. Cải tiến chính là mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững, lâu dài. Doanh nghiệp có thể cải tiến về phương pháp quản lý, hoạt động cũng như cải tiến về công nghệ, trang thiết bị, nguồn nhân lực… không ngừng thay đổi, làm mới doanh nghiệp để cải thiện chức năng sản phẩm. Để cải tiến một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần phải: Xây dựng kế hoạch cải tiến cho từng quá trình, từng bộ phận. Việc cải tiến cần dựa theo nhu cầu của khách hàng, đối tác. Đào tạo thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, đồng thời khuyến khích nhân viên phát huy tính sáng tạo trong công việc. Lưu trữ tài liệu cải tiến để làm cơ sở cho những lần cải tiến tiếp theo. Ghi nhận những cải tiến có hiệu quả và khắc phục những cải tiến chưa đạt yêu cầu.



    Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên bằng chứng

    Khi muốn đưa ra một quyết định nào đó đều phải dựa trên những phân tích, đánh giá và bằng chứng cụ thể chứ ko thể dựa trên suy diễn, cảm tính của bản thân. Bằng chứng ở đây có thể là những hồ sơ, tài liệu, một sự kiện nào đó diễn ra được ghi chép lại bằng hình ảnh, video… có tính xác thực. Sau khi dựa vào những bằng chứng được đưa ra, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định chính xác trong hướng đi của mình. Để có được những bằng chứng cụ thể, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh bằng các nguồn tài liệu khác nhau; Xây dựng một hệ thống tài liệu đầy đủ, chính xác và dễ dàng tìm kiếm khi cần; Hình thành thói quen đưa ra quyết định theo những bằng chứng, số liệu cụ thể cho toàn bộ nhân sự của doanh nghiệp từ lãnh đạo cho đến đội ngũ nhân viên.



    Nguyên tắc 7: Quản lý các mối quan hệ

    Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt ngoài việc chú trọng đến quá trình sản xuất thì còn cần phải xây dựng và duy trì được các mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ bên ngoài. Với mối quan hệ nội bộ, doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, có sự hợp tác giữa các bộ phận, các đội nhóm nhằm hướng tới mục tiêu chung là xây dựng doanh nghiệp phát triển. Còn đối với các mối quan hệ ngoài với khách hàng, đối tác, đối thủ, các tổ chức nhà nước…, doanh nghiệp cần phải duy trì mối quan hệ tương tác thường xuyên.

    Cụ thể: Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đó, chăm sóc khách hàng tận tình. Với các cơ quan truyền thông, báo chí, các tổ chức nhà nước phải có sự tôn trọng, khéo léo. Đảm bảo tuân thủ theo pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với nhà nước. Với các đối tác cần duy trì sự hợp tác trên tinh thần tự nguyện, tăng cường sự sao đổi thông tin, tài liệu cho phép vì lợi ích của cả hai bên. Với đối thủ phải có sự cạnh tranh công bằng, văn minh, tôn trọng nhau, đảm bảo đạo đức kinh doanh.



    Tóm lại: Mỗi nguyên tắc đều có một vai trò nhất định tạo nên hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Việc áp dụng những nguyên tắc này vào hệ thống quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu làm chứng nhận ISO 9001 xin vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline 0948.690.698 để được tư vấn ISO 9001.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chungnhanknacert
    Đang tải...


Chia sẻ trang này