Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi medshopvn, 24/6/2010.

  1. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Tối qua nghe TiVi có tin động đất ở biển Đông, dịch bài này bà con tham khảo nhé.

    Làm gì khi gặp động đất?
    Hãy cố gắng giữ an toàn nhất trong suốt trận động đất. Hãy cảnh giác rằng có một vài kiểu động đất chỉ có những rung chấn nhỏ ban đầu, và một trận động đất mạnh hơn có thể xuất hiện sau đó. Hạn chế chuyển động trong vòng vài bước chân, đồng thời phải di chuyển tới nơi an toàn gần nhất. Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy tiếp tục ở đó cho đến khi hết rung, và bạn chắc chắn rằng đường ra ngoài là an toàn.
    Nếu bạn ở trong nhà
    • HẠ THẤP người xuống nền nhà; tìm chỗ TRÚ dưới bàn hay các đồ đạc vững chắc khác; và Ở ĐÓ cho đến khi động đất dừng lại. Nếu không hề có cái bàn nào gần bạn, hãy dùng tay che mặt và đầu, cuộn tròn mình rồi núp vào góc nhà.
    • Tránh xa thủy tinh, cửa sổ, cửa nhà, tường, hay bất kỳ cái gì có thể đổ, như đồ đạc, hay các đồ chiếu sáng.
    • Hãy nằm yên trên giường nếu bạn đang ở đó khi có động đất. Nắm chặt gối và dùng nó bảo vệ đầu mình, trừ khi bạn đang ở dưới dụng cụ chiếu sáng nặng có thể rơi vỡ. Trong trường hợp đó, hãy nhanh chóng di chuyển tới chỗ an toàn gần nhất.
    • Chỉ ẩn náu ở khung cửa ra nếu nó rất gần bạn, và nếu bạn biết đó là khu vực chắc chắn, có sức chịu lực cao
    • Hãy ở trong nhà cho đến khi hết rung động và đã an toàn để ra ngoài. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các chấn thương xảy ra khi những người ở trong nhà đang cố gắng di chuyển sang vị trí khác hoặc cố gắng dời nhà.
    • Cảnh giác rằng có thể bị mất điện, và hệ thống phun chống cháy hay chuông báo cháy có thể hoạt động.
    • KHÔNG sử dụng thang máy.
    Nếu bạn ở bên ngoài
    • Hãy ở nguyên đó.
    • Tránh xa nhà cao tầng, đèn đường, các hệ thống dây công cộng
    • Khi ở bên ngoài, bạn hãy đợi cho đến khi hết rung. Nguy hiểm lớn nhất ở ngay bên ngoài các tòa nhà, ở lối ra, và dọc theo bề ngoài các bức tường. Rất nhiều trường hợp trong số 120 cái chết thảm ở trận động đất Long Beach 1933 là do mọi người chạy ở bên ngoài tòa nhà rồi chết do các mảnh vỡ từ các tòa nhà bị sập. Di chuyển của mặt đất trong khi động đất hiếm khi là nguyên nhân chính gây nên chết hay bị thương. Hầu hết các trường hợp chết hay bị thương liên quan là do tường đổ, các mảnh thủy tinh bay ra, và các vật rơi xuống.
    Nếu bạn trong phương tiện đang di chuyển
    • Nếu điều kiện an toàn cho phép, hãy dừng xe ngay lập tức và ngồi yên trong xe. Tuyệt đối không dừng xe gần hay dưới các tòa nhà, cây cối, cầu vượt, và các hệ thống dây điện công cộng.
    • Bắt đầu đi từ từ cẩn thận khi hết rung động. Tránh đường, cầu hoặc đập có thể bị hư hỏng bởi động đất.
    Nếu bị kẹt dưới đống đổ vỡ
    • Không châm diêm.
    • Không di chuyển hay đá bụi lên.
    • Dùng khăn tay hoặc vải che miệng.
    • Hãy gõ vào ống nước hay tường để nhân viên cứu hộ có thể định vị được bạn. Hãy dùng còi nếu có, và cách cuối cùng có thể là hét lên. Tuy vậy, la hét có thể làm bạn hít vào một lượng lớn các khí bụi độc hại.
    Chuẩn bị trước khi động đất
    Động đất thường tấn công đột ngột, dữ dội, và không báo trước. Nhận diện các mối nguy hại có thể có, và lên kế hoạch trước có thể làm giảm nguy cơ chấn thương nặng hay tử vong do động đất. Xử lý các vết rạn nứt sâu trên trần và nền nhà, néo chặt các vật chiếu sáng cố định lên trần nhà, và tuân thủ các tiêu chuẩn xây nhà theo các mức độ địa chấn của địa phương sẽ giúp làm giảm các hậu quả của động đất.
    Dưới đây là sáu cách giúp bạn lên kế hoạch trước
    1. Hãy kiểm tra các mối nguy hiểm trong nhà
    o Níu chặt các kệ, giá vào tường an toàn
    o Đặt các vật to, nặng ở các ngăn thấp hơn.
    o Cất các vật dễ vỡ như đồ ăn đóng chai, thủy tinh, và đồ sứ ở trong các tủ thấp, kín, và có chốt.
    o Treo các vật nặng như tranh, gương xa giường nằm, ghế đi-văng, haybất cứ chỗ nào hay có người ngồi trong nhà.
    o Hãy móc các thiết bị chiếu sáng trên cao cho chắc chắn.
    o Hãy sửa chữa các đường dây điện có lỗi, và các mối ga bị hở. Đây là những nguy hại rất lớn về hỏa hoạn.
    o Để an toàn cho bình nước nóng, hãy buộc chặt nó vào đinh tán trên tường và chốt nó xuống sàn nhà.
    o Xử lý các vết rạn nứt sâu trên trần, sàn nhà. Hãy xin ý kiến chuyên gia nếu có dấu hiệu của các khuyết điểm cấu trúc.
    o Cất giữ thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, và các sản phẩm dễ cháy an toàn ở các tủ có chốt, và trên các ngăn giá thấp.
    2. Xác định các vị trí an toàn trong và ngoài nhà
    o Dưới các đồ dùng vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc
    o Tựa lưng vào một bức tường trong nhà
    o Tránh xa các nơi mà thủy tinh có thể vỡ quanh cửa sổ, gương, tranh ảnh, hay nơi mà tủ sách nặng và các đồ đạc nặng khác có thể rơi.
    o Khi ở ngoài, tránh xa nhà cửa, cây cối, dây điện và điện thoại, cầu vượt, hay đường sắt trên cao
    3. Hãy bổ sung kiến thức cho bản thân và các thành viên trong gia đình
    o Hãy liên hệ với văn phòng quản lý các trường hợp khẩn cấp địa phương, hoặc bộ phận American Red Cross để biết thêm thông tin về động đất. Đồng thời, hãy đọc “How-To Series” để biết thêm thông tin về cách bảo vệ tài sản của bạn khi động đất.
    o Hãy dạy các con thời gian và cách gọi tới số điện thoại khẩn cấp, cảnh sát, hay sở cứu hỏa, và cách bật kênh radio để biết thông tin khẩn cấp.
    o Hãy dạy tất cả các thành viên trong gia đình thời gian và cách tắt gas, điện, và nước.
    4. Hãy chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ khi thảm họa
    o Có đèn pin và bộ pin dự trữ
    o Đài xách tay vận hành bằng pin, và pin dự trữ
    o Túi cứu thương và sách hướng dẫn
    o Dụng cụ mở đồ đóng hộp không dùng điện
    o Thuốc men cần thiết
    o Tiền mặt, và thẻ tín dụng
    o Giày cứng cáp, vững chắc
    5. Lên kế hoạch liên lạc trong điều kiện khẩn cấp
    o Trong trường hợp các thành viên gia đình bị tách khỏi nhau trong trận động đất (trường hợp thường là người lớn đang đi làm còn trẻ em đang học ở trường), hãy lên kế hoạch đoàn tụ lại sau thảm họa.
    o Hãy xin phép họ hàng hay bạn bè sống khác nơi mình ở làm địa chỉ liên lạc cho gia đình. Sau thảm họa sẽ dễ gọi điện thoại đường dài hơn. Hãy chắc chắn là mọi người trong gia đình đều biết tên, địa chỉ, số điện thoại của địa chỉ liên lạc đó.
    6. Giúp địa phương mình sẵn sàng
    o Hãy xuất bản một phần đặc biệt trên báo địa phương của bạn với những thông tin khẩn thiết về động đất. Khoanh vùng thông tin bằng cách in số điện thoại của các văn phòng dịch vụ khẩn cấp địa phương, American Red Cross, và các bệnh viện.
    o Hãy thực hiện việc kiểm tra các nguy hại có thể có trong nhà.
    o Làm việc với các dịch vụ khẩn cấp và các nhân viên American Red Cross để chuẩn bị những bản báo cáo đặc biệt về những điều cần làm khi động đất dành cho những người gặp khó khăn về di chuyển
    o Cung cấp các mẹo nhỏ về thực tập động đất ở nhà.
    o Hỏi các nhà đại diện công ty gas, điện, và nước về cách tắt các đường dẫn
    o Làm việc cùng với cộng đồng để áp dụng kiến thức của mình cho luật xây dựng, các chương trình kiểm tra, tìm kiếm nguy hiểm, và các kế hoạch khẩn cấp cho gia đình cũng như nơi lân cận.
    Theo fema.gov
    Dịch bởi MedShop.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi medshopvn
    Đang tải...


  2. kHATVONG

    kHATVONG Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/4/2010
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Hữu ích ,hữu ích!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  3. MeNa08

    MeNa08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/10/2008
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    153
    Điểm thành tích:
    43
    còn nữa không các mẹ ơi cùng chia sẻ nào.............
     
  4. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Bài này mình đã post nhưng thấy phần này phụ hợp nên post lại cho tập trung, dễ tham khảo.
    Làm gì khi xảy ra hỏa hoạn
    Làm gì khi có hỏa hoạn nơi bạn ở? Bạn có biết phải làm gì không? Nói chuyện về hỏa hoạn rất đáng sợ nhưng bạn sẽ thấy bớt lo lắng nếu bạn được chuẩn bị từ trước.
    Các gia đình nên thảo luận về những việc mình sẽ làm để thoát khỏi đám cháy. Mỗi gia đình sẽ có những cách khác nhau. Có gia đình sống trong nhà một tầng, trong khi các gia đình khác lại sống trong các tòa nhà cao tầng. Bạn muốn bàn về kế hoạch và các con đường để thoát khỏi hỏa hoạn, vì thế chúng ta sẽ bắt đầu từ đây.
    Báo cho mọi người biết
    Phải đảm bảo rằng tất cả mọi người trong nhà biết có cháy – hét lên và tập hợp mọi người lại.
    Biết đường thoát
    Một kế hoạch thoát thân có thể giúp mọi thành viên trong gia đình thoát khỏi ngôi nhà đang cháy. Lời khuyên là hãy ra ngoài thật nhanh và an toàn. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.
    Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:
    • Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà
    • Không tìm hiểu đám cháy
    • Bò trên sàn nhà nếu có khói – không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ - khói rất độc, và có thể giết bạn
    • Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh
    • Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở - mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
    • Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể
    • Lên kế hoạch 1 cuộc thoát hiểm an toàn
    Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.
    Các biện pháp an toàn
    Nếu bạn đang ở trong phòng đóng cửa khi nhà bị cháy, bạn cần phải áp dụng các biện pháp sau:
    • Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không (Bạn đang kiểm tra để xem có lửa ở mặt sau hay không.)
    • Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa – không được mở cửa!
    • Nếu không nhìn thấy khói – hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm –không được mở cửa!
    • Nếu không nhìn thấy khói – và cánh cửa không nóng – dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm – không mở cửa!
    Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt. Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.
    Luôn giữ ở vị trí thấp
    Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.
    Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.
    Nhờ người thân dạy bạn cách mở khóa cửa sổ, mở chúng, và bỏ tấm chắn nếu cần. Nên nhớ rằng bạn chỉ làm điều này trong trường hợp khẩn cấp! Rất nhiều trẻ nhỏ đã bị thương vì ngã qua cửa sổ.
    Đôi khi, có gia đình còn có thang thoát hiểm để dùng khi cần thoát khỏi tầng cao trong nhà. Nếu trong nhà có thang, hãy nhờ người thân chỉ cho bạn cách sử dụng nó.
    Ngoài việc lên kế hoạch các lối thoát hiểm, bạn cũng cần biết nơi gia đình sẽ gặp nhau ngoài trời. Điều này rất có ích vì khi hỗn loạn mọi người cần tập hợp ở một nơi, để mọi người biết rằng tất cả đều an toàn. Bạn có thể chọn hành lang khu nhà gần đó hay một nơi khác gần nhà.
    Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng bạn không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian bạn bắt buộc phải ở trong đó – cho dù là để gọi xe cứu hỏa. Rất có thể đã có người gọi ở bên ngoài rồi. Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì – dù là thú cưng.
    Nếu quần áo của bạn bị cháy:
    • Đừng chạy vòng quanh – bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi
    • Nằm xuống – việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên)
    • Dập lửa – bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa
    • Lăn vòng quanh – lăn giúp dập lửa
    Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?
    Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát,
    Nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:
    • nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ - ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn
    • nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối –khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt, hay chăn
    • hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống – để người lớn đỡ trẻ nếu có thể
    • hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống
    Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:
    • chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể
    • Cùng lúc đó, hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính. Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ. Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
    • đặt đệm, khăn mặt, và bộ chăn, ga, gối, đệm dưới cửa để ngăn khói (hoặc dùng băng dính dán các khe cửa)
    • mở cửa sổ và gọi giúp đỡ
    • ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất – bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu
    Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.
    Gọi cứu hỏa
    Khi đã ra ngoài được an toàn, hãy dùng điện thoại di động, điện thoại nhà hàng xóm, hay điện thoại công cộng để gọi dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp. Khi nói chuyện với tổng đài viên, bạn hãy:
    • cho biết địa chỉ chính xác của bạn
    • nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như “một ngôi nhà hai tầng” chẳng hạn
    • giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào – bạn càng cung cấp được nhiều thông tin cho dịch vụ cứu hỏa, họ có thể giúp bạn càng nhanh và hiệu quả.
    Không quay lại
    Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.
    Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.
    Làm gì khi bạn sống trong chung cư cao tầng?
    Nếu sống trong chung cư, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tình huống lửa có thể bắt nguồn ngay bên ngoài căn hộ nhà bạn, hay trong cầu thang. Xem phần “Lên kế hoạch chạy thoát an toàn” dưới đây để biết thêm thông tin về việc lập kế hoạch thoát hiểm – bao gồm hướng dẫn chi tiết cho các nhà cao tầng.
    Nếu lửa bắt nguồn từ căn hộ của bạn hay trong cầu thang và bạn không thể ra ngoài:
    • Tập hợp mọi người vào một phòng với cửa sổ, đặt đệm, bộ đồ giường, hay quần áo quanh mép dưới của cửa để chặn khói vào phòng
    • Mở cửa sổ, hãy vẫy tấm vải ngoài cửa sổ để lính cứu hỏa biết bạn đang ở đó
    • Nếu ngọn lửa ở ngay ngoài căn hộ nhà bạn, hãy bịt kín khe cửa bằng băng dính nếu có thể, bạn cũng có thể sử dụng bộ chăn, ga giường, hay quần áo
    • Bịt lỗ thoáng khí hoặc quạt gió hướng bị cháy và và gọi cứu hỏa, cho biết số căn hộ của bạn
    • Tưới nước vào cửa nếu thấy cửa nóng
    Phòng cháy
    Mỗi năm trẻ nhỏ gây ra rất nhiều vụ cháy gây thiệt hại cả về người và của. Bạn có thể góp phần phòng cháy bằng cách không bao giờ chơi với diêm, bật lửa, hay các vật gây cháy khác. Đồng thời, bạn cũng nên tránh xa bếp lửa, nến, và bếp ga. Nếu nghe theo lời khuyên trên, bạn sẽ làm được việc quan trọng - là phòng cháy!
    Lên kế hoạch thoát hiểm an toàn
    Chuẩn bị và thực hành kế hoạch hành động sẽ giúp bạn ứng xử nhanh hơn khi có cháy trong nhà – thậm chí, nó có thể giúp cứu sống bạn. Vì thế, hãy tìm cách lên kế hoạch thoát hiểm, bao gồm các mẹo nhỏ cho việc kiểm tra chống cháy an toàn giờ đi ngủ.
    Lập kế hoạch thoát hiểm
    Lập kế hoạch thoát hiểm, giải thích với mọi người trong gia đình, và cùng luyện tập kế hoạch đó.
    Khi lập kế hoạch thoát hiểm, cần để tất cả các thành viên trong gia đình cùng tham gia, bao gồm trẻ em, người già, người tàn tật, và người thuê nhà.
    Chọn đường thoát hiểm
    Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn chọn đường thoát hiểm:
    • lối thoát hiểm tốt nhất là lối ra vào thường ngày trong nhà bạn
    • nghĩ trước về những khó khăn bạn có thể gặp khi ra ngoài, ví dụ như, trong đêm bạn có thể cần đèn pin để nhìn rõ đường
    • chọn lối thoát hiểm thứ 2, trong trường hợp không đi được lối thứ nhất
    • tất cả các lối ra không được có chướng ngại vật, như xe đạp chẳng hạn
    • nếu có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật, hay thú cưng, hãy vạch kế hoạch đưa họ ra ngoài
    Tính toán một nơi an toàn để trú ngụ nếu không thể ra ngoài
    Điều cần được ưu tiên số 1 là đưa được mọi người ra ngoài an toàn. Nếu không thể ra ngoài, bạn cần tìm một phòng để tránh lửa. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đi lại khó khăn hay không tự đi xuống cầu thang được.
    Đảm bảo rằng mọi người biết chỗ để chìa khóa nhà và chìa khóa cửa sổ
    Thống nhất nơi để chìa khóa nhà và chìa khóa cửa sổ, và luôn để chúng ở đó. Đảm bảo rằng tất cả mọi người biết nơi để chúng.
    Giải thích kế hoạch
    Khi đã lập xong kế hoạch, hãy thảo luận chi tiết kế hoạch đó cùng mọi người trong gia đình.
    Bạn cũng có thể:
    • dán một mảnh giấy ghi những việc cần làm khi có cháy ở một nơi có thể nhìn thấy thường xuyên, như trên cửa tủ lạnh chẳng hạn.
    • dán địa chỉ nhà bạn gần điện thoại để các con có thể đọc thông báo cho cứu hỏa
    Thực hành kế hoạch
    Đảm bảo rằng bạn đã thảo luận chi tiết bản kế hoạch đã vạch với mọi người trong gia đình. Thường xuyên nhắc nhở mọi người những việc cần làm, những việc không được làm, khi có cháy.
    Tập luyện tại nhà
    Thảo luận về các kế hoạch khi có cháy là tốt, nhưng sẽ tốt hơn khi bạn luyện tập chúng. Diễn tập như khi có cháy tại nhà sẽ giúp cho mọi người có cơ hội xem mình sẽ phản ứng như thế nào khi có cháy thật. Nhờ thế, bạn có thể biết mọi người có thể thoát ra ngoài nhanh như thế nào và an toàn ra sao. Gia đình bạn nên cùng luyện tập hai lần/năm, và năm nào cũng vậy. Đây cũng là khoảng thời gian tốt để nhắc nhở cha mẹ thay pin trong chuông báo động cháy.
    Điều cơ bản khi luyện tập khi có cháy trong nhà là xem xem gia đình bạn có thể ra ngoài an toàn sử dụng những lối thoát hiểm và gặp nhau ở bên ngoài ở một địa điểm nhất định trong vòng 3 phút hay không. Để có thêm thử thách, bạn có thể thay đổi một chút, như giả vờ rằng cánh cửa trước bị chặn, và bạn không thể đi lối đó chẳng hạn.
    Kiểm tra vào giờ đi ngủ - hình thành thói quen
    Khi bạn đang ngủ, sẽ khó để nhận biết dấu hiệu có cháy. Nếu bạn không có chuông báo động cháy, sẽ không có gì để đánh thức bạn dậy.
    Để phòng tránh hỏa hoạn trong đêm, việc kiểm tra nhà trước khi đi ngủ là rất quan trọng. Đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã:
    • đóng các cửa phòng vào ban đêm để lửa không lan được
    • tắt bếp
    • tắt và rút phích các đồ điện dân dụng (trừ những thiết bị phải để như tủ lạnh chẳng hạn)
    • tắt nến và thuốc lá
    • tắt bếp lò và kéo màn chống cháy
    • đảm bảo rằng lối thoát hiểm không có chướng ngại vật
    Thoát hiểm khi sống trong nhà cao tầng
    Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại.
    Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:
    • bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm
    • đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường
    • đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa
    • thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía
    Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài, và gọi cứu hỏa.
    Theo kidshealth.org và direct.gov.uk
    Dịch bởi MedShop.vn
     
    corleone112MeNa08 thích.
  5. MeNa08

    MeNa08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/10/2008
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    153
    Điểm thành tích:
    43
    Bài Làm gì khi xảy ra hỏa hoạn hay và hữu ích quá!!!! Cảm ơn tác giả và người post!!!
     
  6. .Sonic.

    .Sonic. Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/4/2010
    Bài viết:
    6,416
    Đã được thích:
    1,420
    Điểm thành tích:
    863
    Cảm ơn chủ topic. Thông tin rất hữu ích.
     
  7. Chip đại ca

    Chip đại ca Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    28
    Thông tin hay quá .
     
  8. Doctor_YHCTQD

    Doctor_YHCTQD Thành viên mới

    Tham gia:
    6/7/2010
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    chào các bạn!
    Mình lại có những tình huống về những người cao tuổi. đó là làm thế nào để xử lý kịp thời những người bị huyết áp quá cao và dẫn đến Tai biến mạch máu não.
    Cách Xử trí: Hãy Dùng thuốc đông y AN cung ngưu hoàng hoàn là tốt nhất và hiệu quả nhất.ai có nhu cầu Liên hệ nhé. Giá viên màu đỏ hộp nhung giá 700.000 đ/ viên, Viên màu xanh giá 1 triệu/ viên. Thuốc đảm bảo chính hãng của nhà thuốc ĐỒNG NHÂN ĐƯỜNG bắc kinh trung quốc.
     
  9. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

    Làm thế nào để bạn thoát khỏi ôtô đang chìm?

    Bất kỳ tai nạn xe hơi nào cũng đều đáng sợ. Nhưng bị tai nạn trong hoàn cảnh chiếc xe của bạn bị rơi xuống nước trong khi bạn đang mắc kẹt trong xe thì còn khủng khiếp hơn nữa. Những tai nạn như vậy thì luôn đặc biệt nguy hiểm vì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị chết đuối. Nhưng sự thật là hầu hết những cái chết đều là kết quả của sự sợ hãi và hoảng loạn khi không có kế hoạch và kỹ năng để thoát hiểm, khi bạn không ý thức được điều gì sẽ xảy ra khi ô tô bị rơi xuống nước.

    Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tư thế an toàn khi xe của bạn bị rơi xuống nước và ngay cả khi bạn bị kẹt khi xe đang chìm thì việc thoát ra ngoài là điều hoàn toàn có thể.

    Bước1: Tư thế an toàn khi xe rơi xuống nước

    Nếu bạn ý thức được rằng chiếc xe bạn đi đang bị cuốn khỏi đường bộ và rơi xuống nước, hãy ngay lập tức thực hành tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Hãy bắt chép hai tay bạn trước ngực. Lòng bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại. Bạn nên biết rằng sự va chạm của ô tô lúc rơi xuống nước có thể lớn nhưng có thể không gây chết người, nhưng nếu bạn không áp dụng tư thế này thì tay của bạn sẽ dễ bị chấn thương trong quá trình xe bị rơi tự do và tiếp xúc với nước và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều khi bạn thoát hiểm bằng cửa sổ hay cửa của xe.

    Bước 2: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể

    Ngay sau khi xe tiếp xúc với nước, bạn chỉ có vài giây không đáng kể để rồi chìm xuống nước. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa sổ hoặc cửa xe ngay khi bạn có thể khi mà chúng vẫn ở trên mặt nước. Khi xe bắt đầu chìm trong nước, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe cho đến khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Nếu tất cả cửa sổ vẫn bị đóng thì quá trình cân bằng áp suất trong và ngoài xe sẽ kéo dài lâu hơn và hậu quả là bạn sẽ chết vì thiếu ôxy khi bên trong xe ngập nước. Hãy cố gắng bình tĩnh và mở cửa sổ bằng bất kỳ cách nào có thể. Nếu bạn không thể mở được cửa sổ bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng dập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó. Điều này nghe có vẻ vô lý vì làm như vậy tức là nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Nhưng thực tế là cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.

    - Có rất nhiều vật dụng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đập vỡ kính ô tô. Búa khẩn cấp là một trong những vật dụng như vậy. Búa có đầu nhọn thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách. Nếu không có búa khẩn cấp, hãy sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn có trong tay như: kìm, tuốc-nơ-vít, giày cao gót, cục chêm bánh xe,… thậm chí cả chìa khóa.

    - Kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau là những vị trí phù hợp nhất để thoát hiểm. Kính phía trước thường được làm bằng ‘kính an toàn’ và các lớp kính được gắn chặt với nhau để bảo vệ tài xế và người ngồi phía trước khi có va chạm. Vì vậy nếu bạn đập vỡ kính trước thì bạn cũng khó có thể lấy chúng ra. Ở một vài chiếc xe đắt tiền, kính an toàn cũng được trang bị cho các cửa sổ ở thân xe.

    Bước 3: Hãy cố gắng bình tĩnh và mở khóa cửa xe

    Sẽ rất khó để bạn giữ bình tĩnh và không hoảng loạn trong hoàn cảnh này. Điều đó là bình thường vì khi phải đối mặt với cái chết, lượng Adrenaline trong máu sẽ tăng cao và bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sợ hãi và hoảng loạn. Nhưng hãy đừng sợ. Bản phải luôn ý thức rằng bạn cần phải thoát ra khỏi tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó. Khi bạn vẫn đang ở trong xe, bạn hãy hít thở sâu và chú ý vào những hành động bạn đang và sẽ làm. Hãy mở cửa xe bằng điện (nếu vẫn hoạt động) hoặc mở bạn và sau đó hãy hít sâu để chuẩn bị cho việc bạn sẽ nín thở khi nước ngập hoàn toàn trong xe.

    Bước 4: Hãy giữ dây an toàn (seatbelt) được cài chặt

    Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài. Bạn nên biết, khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn, và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn.

    Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.

    Vẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.

    Bước 5: Nếu bạn có thể quan sát, hãy đặt tay gần cửa nhất vào tay nắm của cửa

    Khi bạn đang ở trong nước và bạn không thể nhìn được gì. Hãy bình tĩnh và tự định vị xung quanh bằng cách sử dụng tay phía ngoài (tay gần cửa nhất) bắt đầu di chuyển từ hông của bạn dọc lên phía trên cho đến khi bạn sờ vào được tay nắm cửa. Đừng cố gắng mở cửa vào lúc này vì khi nước đang tràn vào xe, nước sẽ tạo áp lực lên cửa và lực này rất lớn. Bạn sẽ không đủ sức mở cửa vào lúc này và việc này thậm chí còn làm bạn mất sức và tạo ra cảm giác hoảng sợ. Bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng cửa này không bị khóa.

    Bước 6: Thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe

    Nếu xe vẫn đang nổi trong nước, hãy cố gắng làm điều này trước khi nước tràn vào trong xe, Nếu bạn bị chìm quá nhanh, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải đợi cho đến khi nước ngập vào toàn bộ xe. Khi điều này xảy ra, lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Sau đó hãy tháo dây an toàn. Khi bạn rời xe, đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.

    Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể mở cửa hoặc đập kính từ phía này.

    Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn.

    Bước 7: Bơi lên phía bề mặt càng nhanh càng tốt

    Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không biết bơi hướng nào hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu hoặc thuyền, ca nô đi ngang qua với tốc độ cao. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.

    Bước 8: Hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt

    Lượng Adrenaline tồn tại trong máu sẽ khiến bạn mất đi cảm giác đau, nó sẽ khiến bạn không cảm nhận được những tổn thương bạn đang gặp phải trong quá trình thoát hiểm. Vì vậy, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi bạn có thể.

    Rất có thể bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để học những điều này. Đừng bỏ phí vì điều đó có thể cứu tính mạng của bạn.

    Bác sĩ Quản Hồng Đức dịch

    Theo Vnexpress
     
  10. tamatm

    tamatm 0932.15.68.99

    Tham gia:
    11/6/2010
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    65
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

    Theo mình, trước hết phải bình tĩnh mới đc. Bình tĩnh sẽ có xử trí phù hợp, và tiếp theo là nhớ tới bài viết của mẹ medshop.
     
  11. yannie.kiss

    yannie.kiss Thành viên mới

    Tham gia:
    19/1/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

    toàn những thông tin hữu ích! cảm ơn chủ topic! :)
     
  12. corleone112

    corleone112 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1,082
    Đã được thích:
    236
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

    thông tin rất hữu ích, cảm ơn chủ topic nhìu
     
  13. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

    Làm thế nào để sống sót trong đám đông chạy loạn?
    Phải kiểm soát sự sợ hãi vì nghĩ mình sẽ chết; bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra; trong những phút đầu tiên tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông.

    Bác sĩ Quản Hồng Đức, Công ty TNHH Dòng kẻ phân tích nguyên nhân thảm họa chết người từ những đám đông và cách tự bảo vệ mình an toàn nếu không may lâm vào tình trạng tương tự.

    Từ đầu năm đến nay, thế giới đã chứng kiến 4 thảm họa chết người từ sự hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau khi tìm cách thoát khỏi đám đông, tại những sự kiện hoặc lễ hội tổ chức trên thế giới.

    Ngày 4/3 đánh dấu thảm họa đầu tiên khi ít nhất 71 người chết và hơn 200 người khác bị thương khi đang tham dự lễ hội tại ngôi đền Ram Janki, tỉnh Kunda, Ấn Độ. Đám đông trở nên hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau để thoát thân sau khi cửa của ngôi đền bị đổ sập.

    Một thảm họa khác xảy ra vào ngày 6/6 làm 14 người bị thương tại sân vận động Makulong, khi vé vào cửa được phát miễn phí để xem trận đấu giao hữu giữa hai đội bóng Nigeria và Bắc Triều Tiên. Đám đông hâm mộ chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành cho được tấm vé vào cửa.

    Sự kiện gần đây nhất xảy ra vào ngày 24/7 tại thành phố Duisburg, Đức, trong Liên hoan âm nhạc điện tử mang tên “Đám rước tình yêu”. 21 người chết và hơn 500 người bị thương trong đám đông hỗn loạn chưa từng thấy.

    Và hôm qua, có ít nhất 349 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương tại lễ hội nước ở Phnom Penh, Campuchia. Đám đông người tham dự lễ hội chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau thoát ra ngoài sau khi có tin cây cầu hẹp nối thành phố với một hòn đảo nhỏ nơi diễn ra lễ hội bị yếu và có nguy cơ sập.

    Đây cũng là một trong những thảm họa kinh hoàng làm chết nhiều người nhất trong thế kỷ 21 (Vụ tồi tệ nhất giết chết hơn 1.000 người xảy ra vào ngày 31/8/2005 trên cầu Baghdad, Iraq).

    Rõ ràng trong thế giới và xã hội hôm nay, con người đã và đang phải đối mặt với một loại thảm họa mới xuất hiện thường xuyên hơn, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn: Thảm họa chết người từ những đám đông.
    Giẫm đạp nhau kinh hoàng tại thảm họa ngày 22/11 ở lễ hội nước PhnomPenh khiến ít nhất 350 người chết. Ảnh:
    Giẫm đạp nhau kinh hoàng tại thảm họa ngày 22/11 ở lễ hội nước PhnomPenh khiến ít nhất 375 (con số đến 18h chiều 23/11) người chết. Ảnh: AFP

    Nhìn lại lịch sử, chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ thường xuyên và nghiêm trọng tăng lên rõ rệt. Nếu trong thế kỷ thứ 19 chỉ có 5 thảm họa tương tự thì con số này đã là 22 trong thế kỷ 20. Và tính đến ngày hôm nay của thế kỷ 21, số vụ giẫm đạp chết người đã lên tới 29.

    Điều này thực ra không có gì khó hiểu khi mà ngày càng có nhiều lễ hội, sự kiện được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam, cho những mục đích khác nhau như âm nhạc, thể thao, chính trị hoặc tôn giáo… thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Hơn nữa, con người của ngày hôm nay dường như cũng nhạy cảm hơn trước đây, với những nguy cơ, rủi ro liên quan đến an toàn và an ninh của bản thân cùng những người xung quanh.

    Dưới đây là một biểu đồ về số người chết trung bình trong một đám đông hỗn loạn từ những sự kiện khác nhau, để độc giả VnExpress.net có một cái nhìn khách quan về loại thảm họa mới này.

    Thống kê này được tổng hợp và phân tích từ 215 thảm họa, trong đó có 49 vụ liên quan đến các sự kiện thể thao, 25 trường hợp xuất phát từ sự kiện âm nhạc, 38 từ chính trị và 41 bắt đầu bởi các sự kiện tôn giáo. 60 vụ còn lại liên quan đến những sự kiện và nguyên nhân khác nhau.
    Biểu đồ số người chết trung bình trong đám đông hỗn loạn. Nguồn:
    Biểu đồ số người chết trung bình trong đám đông hỗn loạn. Nguồn: epiphenom.fieldofscience.com

    Qua phân tích trên biểu đồ chúng ta thấy rất rõ, số lượng người chết kỷ lục thuộc về các thảm họa có liên quan đến các sự kiện tôn giáo.

    Điều này có thể giải thích rằng, số lượng người tham gia tại một sự kiện tôn giáo lớn hơn rất nhiều so với những sự kiện khác. Hơn nữa, khả năng nhận định và phân tích các tình huống nguy hiểm ở những người đang tham dự sự kiện tôn giáo cũng phần nào hạn chế bởi khung cảnh của sự kiện, bởi sự tập trung tinh thần và tín ngưỡng vào các hoạt động chính.

    Sự tập trung này phần nào làm mất đi khả năng nhận thức những mối nguy và rủi ro xung quanh. Nên khi có một sự cố, thậm chí chỉ là một tin đồn thất thiệt về một sự cố, những người tham gia sự kiện dễ dàng rơi vào trạng thái của sự hoảng sợ quá mức. Họ như “bừng tỉnh” để trở về với thế giới thực và phản xạ bản năng với những nguy hiểm xung quanh.

    Vậy điều gì thực sự đã diễn ra trong những đám đông hỗn loạn đó và nguyên nhân nào đã trực tiếp gây ra những cái chết cho những nạn nhân? Chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân dưới góc độ chuyên môn và đưa ra những gợi ý giúp độc giả VnExpress.net có những giải pháp và hành động chính xác nếu không may ở trong những hoàn cảnh tương tự.

    Có 3 nguyên nhân dẫn đến những cái chết trong đám đông hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau. Đó là:

    1. Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)

    2. Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)

    3. Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người)

    Qua phân tích những thảm họa xảy ra gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết nạn nhân tử vong là do các nguyên nhân kể trên. Có rất ít số liệu và báo cáo cho thấy có nạn nhân tử vong vì những sự cố thực sự gây ra thảm họa như cháy, nổ…, vì thực tế nguyên nhân này sẽ được các nhà chức trách xử lý kịp thời trước khi có hậu quả. Nếu có thì thường con số thương vong không lớn.

    Chúng tôi muốn các bạn lưu ý nguyên tắc đầu tiên để có thể tự cứu mình trong những hoàn cảnh tương tự: Đó là kiểm soát sự sợ hãi (vì nghĩ mình sẽ chết bởi sự cố trong sự kiện). Bạn nên nhớ rằng, nhà chức trách luôn chuẩn bị sẵn các phương án và phương tiện để đối phó với sự cố không mong muốn xảy ra trong một sự kiện. Đó là yêu cầu bắt buộc trong công tác chuẩn bị tổ chức một sự kiện có đông người tham gia.

    Bạn nên nhớ rằng: Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi

    Để tăng khả năng kiểm soát sự sợ hãi trong một đám đông hỗn loạn tại một sự kiện, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây khi quyết định tham gia sự kiện:

    - Quyết định loại sự kiện bạn sẽ tham gia (bạn nên lưu ý đến những phân tích về số người chết liên quan đến sự kiện trong phần đầu bài viết).

    - Xem xét yếu tố sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hoặc đang có vấn đề về cơ, xương, khớp hay có vết thương đang được điều trị, thì tốt nhất là không nên tham gia sự kiện.

    - Xem xét về địa điểm tổ chức sự kiện: trong nhà hay ngoài trời. Nếu sự kiện tổ chức trong nhà thì bạn nên quan tâm đến việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan tâm đến không gian cũng như định vị các vị trí (tòa nhà, công viên…) nơi bạn có thể thoát hiểm khỏi khu vực diễn ra sự kiện trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.

    - Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện. Những vật dụng sắc nhọn có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.

    - Bạn nên mang theo điện thoại di động và cố gắng duy trì liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại nếu đang bị kẹt trong đám đông. Cũng nên nhớ sạc pin điện thoại trước khi đi đến sự kiện.

    - Không nên mang theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.

    Còn khi đang kẹt cứng trong một đám đông, và đám đông trở nên ngày một hỗn loạn hơn, khó kiểm soát hơn, bạn sẽ phải làm gì?

    Bạn nên nhớ, nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho những nạn nhân là sự ngạt thở. Vì vậy, hãy bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi. Hãy ngẩng đầu cao hơn để lấy thêm không khí.

    Bạn cũng cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy. Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị chèn ép. Xương sườn gãy và vỡ nội tạng do lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể bạn.

    Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

    - Bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra (sự chính xác của thông tin, loại sự cố: cháy, nổ, sập công trình...)

    - Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng.

    - Quan sát xung quanh tìm những vị trí bạn đã định vị sẵn (như tòa nhà, công viên... hay cửa thoát hiểm gần nhất) và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.

    - Quan sát xung quanh để tìm những nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết nhiều thông tin hơn bạn. Thông thường, trong đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì rất ít người chú ý xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước nơi họ sẽ chạy đến. Có rất nhiều người biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp như vậy. Cũng có khi những người này đang ở vị trí cao hơn bạn (trên cây, bờ tường…) và từ vị trí này họ quan sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo chỉ dẫn của họ.

    - Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họ đang ở một vị trí khác.

    - Lưu ý những hậu quả của sự cố trực tiếp (khói, khí độc từ vụ hỏa hoạn). Bạn hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi cho mình.

    Nếu bạn chắc chắn đang kẹt cứng trong một đám đông, bạn đừng cố gắng đi ngược lại dòng người. Điều này làm bạn mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác và bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn bị ngã trong một đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn.

    Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.

    Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng: Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa bạn đến sự phán đoán và hành động chính xác nhất.

    Bác sĩ Quản Hồng Đức
    Công ty TNHH một thành viên Dòng kẻ
    Medshop sưu tầm!
     
  14. mecubi14

    mecubi14 v**r,zalo 0903290063

    Tham gia:
    17/10/2011
    Bài viết:
    18,771
    Đã được thích:
    3,114
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

    cảm ơn chủ top thông tin thiết thực đó ạ.
     
  15. medshopvn

    medshopvn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/3/2010
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Các tình huống cần xử lý khẩn cấp

    Sơ cứu cơ bản
    Một người có thể bị chết do tắc đường thở chỉ trong vòng 3 tới 4 phút trong khi đó phải mất hơn 8 phút để xe cứu thương có thể tới kịp. Vì vậy các bước sơ cứu đơn giản như thông đường thở có thể cứu sống mạng người trong khi chờ đợi cấp cứu

    Theo số liệu thống kê mới nhất, tại Anh từ năm 2002 ước tính khoảng 2.7 triệu người phải cấp cứu khẩn cấp do tai nạn tại nhà. Trong số đó có tới 910.000 trường hợp dưới 16 tuổi

    Cũng theo số liệu của cục thống kê quốc gia Anh và xứ Wales, năm 2004 có khoảng 4.000 người tử vong do gặp tai nạn trong hoặc khu vực xung quanh nhà.

    Điều này có nghĩa là bạn có xu hướng sơ cứu cho người quen hơn là sơ cứu cho 1 người lạ. Việc biết phải làm gì sẽ cho phép bạn phản ứng nhanh nhạy ngay khi có tai nạn xảy ra

    Những điều không nên làm
    Có rất nhiều cách hiểu sai lầm xung quanh việc sơ cứu. Dưới đây là 1 số nhầm lẫn phổ biến và chi tiết những điều bạn nên làm trường trường hợp đó

    Những hiểu lầm phổ biến về cách sơ cứu cơ bản

    1. Bạn nên quết bơ hoặc kem vào vết bỏng. Thực ra, thứ bạn nên cho duy nhất vào vết bỏng là nước lạnh- giữ lại bơ dùng cho nấu nướng. Tiếp tục để nước lạnh chảy qua vùng bị bị bỏngít nhất 10 phút

    2. Nếu bạn không thể cử động tay hoặc chân thì chắc hẳn tay chăn bạn đã bị gãy (hoặc nếu bạn có thể cử động chúng nghĩa là chúng không thể bị gãy). Cách chính xác nhất để chẩn đoán xem bạn có bị gãy chân hoặc tay hay không là đi chụp X-quang. Nếu bạn nghi ngờ bị gãy xương, cố gắng tránh những cử động không cần thiết và cố định tay/ chân bằng nẹp và bộc vải vùng bị gãy. Sau đó hãy gọi ngay cứu thương.

    3. Cách tốt nhất để xử lý khi bị chảy máu là để vết thương dưới vòi nước. Nếu bạn để vết thương chảy máu dưới vòi nước là bạn đã rửa bỏ nhân tố đông máu và làm cho máu càng chảy ra. Thay vào đó, hãy cầm máu bằng cách bộc hoặc ấn chặt bất kì thứ gì bạn có để làm máu ngừng chảy hoặc chảy chậm cho tới khi có sự trợ giúp. Ngay lập tức gọi cứu thương nếu vết thương nặng. Ấn chặt vết thương để cầm máu cho tới khi có nhân viên y tế.

    4. Cách điều trị chảy máu ở mũi tốt nhất là ngửa đầu ra sau. Nếu bạn ngửa đầu ra sau trong lúc bị chảy máu mũi thì tất cả máu chảy sẽ chui vào đường thở. Thay vào đó, hãy cúi mặt xuống, bịt mũi lại và thở bằng đường miệng

    5. Nếu ai đó nuốt phải 1 chất độc bạn nên làm họ nôn ra. Điều này sẽ không có tác dụng. Với 1 số chất độc nếu nó làm bỏng ruột gan khi nuốt vào thì khi nôn ra cũng vậy. Cách tốt nhất là gọi cấp cứu và tìm hiểu xem đó là chất độc nào, ăn lúc nào và bao nhiêu

    6. Nếu bạn thực hiện thủ thuật ép lông ngực hô hấp nhân tạo cho người bệnh khi tim họ vẫn đang đập bạn có thể gây hại tới tim của họ. Trong những trường hợp khẩn cấp thật khó đối với những người không phải là y bác sỹ để đoán biết tim của người bệnh còn đập hay không. Mặc dù vậy việc ép lòng ngực người bệnh khi tim vẫn đập không gây nguy hiểm

    7. Bạn cần phải được đào tạo rất nhiều để có thể sơ cứu. Thực tế là không phải vậy. Những gì bạn cần làm lúc đó rất bình thường. Bạn có thể chỉ cần vài phút để học được cách sơ cứu cứu mạng người. Những điều đó bạn có thể học được từ 1 cuốn sách, tham dự 1 khóa huấn luyện hoặc xem video trực tuyến

    8. Bạn cần nhiều thiết bị đắt tiền để thực hiện sơ cứu. Bạn không cần bất kì thiết bị nào để tiến hành sơ cứu. Có rất nhiều cách để biến những thứ có sẵn trong tay bạn thành vật dụng bạn cần để sơ cứu
    Hãy nhớ rằng: bất kì ai cũng có thể cứu sống 1 mạng người
    MedshopVn dịch
    Theo BBC
     

Chia sẻ trang này