Các Yếu Tố Khiến Trẻ Gặp Tình Trạng Đau Bụng Quặn Từng Cơn

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 13/8/2022.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng bị đau bụng. Tình trạng đạu bụng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của con. Vậy đâu nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quặn từng cơn?


    TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG QUẶN TỪNG CƠN Ở TRẺ

    Khi mẹ thấy tình trạng trẻ bị đau quặn bụng từng cơn thì cần chú ý theo sát các dấu hiệu của con bởi rất có thể con đã bị một trong những bệnh sau đây:

    · Giun chui ống mật: Là biến chứng của tình trạng nhiễm giun đường tiêu hóa, sau khi giun ký sinh tại ống mật có thể gây ra những bệnh lý nặng hơn như sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, áp xe gan.. Trẻ có biểu hiện đau vùng thượng vị, đau quặn bụng hoặc đau dữ dội, mặt tái xanh, quằn quại nôn nhiều..

    · Nhiễm khuẩn đường ruột: Là bệnh lý tiêu hóa phổ biến đặc biệt khi thời tiết vào hè, môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài dấu hiệu đau bụng từng cơn, trẻ còn dễ bị tiêu chảy, phân lẫn máu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn..

    · Táo bón: Hầu hết các trường hợp nhẹ đau quặn bụng do trẻ nhỏ bị táo bón, xảy ra cùng với dấu hiệu trẻ đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi, tần suất đi ngoài giảm.

    · Lồng ruột: Nếu trẻ đang chơi đùa bình thường nhưng tự nhiên bị đau quặn bụng từng cơn, cơn đau dữ dội khiến con khó thét, kèm theo các dấu hiệu nôn ói nhiều, mệt lả, da tái nhợt.. thì rất có thể trẻ đã bị lồng ruột. Sau các cơn đau đầu tiên trẻ sẽ nín khóc và ăn uống bình thường nhưng rất nhanh bị lại với những dấu hiệu nặng hơn.

    · Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa gây nên những cơn đau quặn bụng và co thắt từng cơn ở trẻ, phổ biến ở lứa tuổi từ 10-19 tuổi. Biểu hiện điển hình là đau vùng hố chậu phải, sốt, nôn ói thường xuyên, chán ăn.. Nhiều trường hợp lên cơn sốt, vã mồ hôi, nôn ói nhiều lần.

    PHẢI LÀM SAO VỚI CƠN ĐAU QUẶN BỤNG Ở TRẺ?

    Khi thấy trẻ có biểu hiện đau bụng bụng từng cơn, đầu tiên bố mẹ cần bình tĩnh quan sát và nhận biết tình trạng sức khỏe của con, chú ý các biểu hiện kèm theo để xác định bệnh lý con đang mắc phải. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau bụng thường do táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa, khi chế độ ăn hoặc cách chăm sóc trẻ chưa hợp lý. Lúc này, bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp giảm đau bụng cho con như sau:

    · Khuyến khích trẻ ngủ nghỉ nhiều hơn cũng là cách nạp năng lượng cho cơ thể, giảm đau cho con.

    · Dùng men lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho trẻ tiêu hóa kém giúp con ổn định sức khỏe đường ruột, cân bằng hệ vi sinh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp con khắc phục cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, táo bón.. Đồng thời bảo vệ thành ruột, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

    · Cho trẻ uống nhiều nước để thải độc cơ thể, giúp làm mềm phân và tăng kích thước khối phân, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa để đào thải ra bên ngoài.

    · Cho trẻ ăn nhẹ với những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Ưu tiên sử dụng nhiều rau xanh để tăng cường chất xơ, tránh cho con ăn nhiều món xào, dầu mỡ.

    · Sử dụng túi chườm nóng để hơi nóng của túi chườm mang tới sự thoải mái, thư giãn cho trẻ, khắc phục các cơn đau nhanh chóng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này