Thông tin: Cách chọn trường Đại Học và Cao Đẳng cho con

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Tam Son, 2/11/2015.

  1. Tam Son

    Tam Son Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Cách chọn trường Đại Học và Cao Đẳng cho con


    Khi bạn làm bất cứ việc gì thì cũng cần phải có sự yêu thích đam mê nếu không thì bạn sẽ rất nhanh chán nản và bỏ cuộc nhất là những lúc gặp khó khăn trong công việc, ngược lại nếu bạn thật sự yêu thích công việc đó thì dù có khó khăn đến mấy bạn cũng sẽ cố gắng tìm cách theo đuổi công việc đó và nó là một trong các yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công trong công việcĐối với mỗi cá nhân việc định hướng trường Đại học, Cao đẳng cho bản thân mình là một điều không hề dễ dàng, nó quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của bạn trong tương lai. Trước các kỳ thi đại học, học sinh cuối cấp thường rất hoang mang trong việc chọn trường. Tuy nhiên, hoạt động hướng nghiệp chủ yếu chỉ mới tư vấn để học sinh hiểu được ngành học và trường học muốn thi nên khá nhiều học sinh vẫn lúng túng.Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên và những người trẻ tuổi lại càng quan trọng hơn vì trước mắt họ là cả một tương lại rộng mở. Việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là của cả một gia đình, tập thể, của toàn xã hội và hơn ai hết chính là những bậc làm cha, làm mẹ để giúp trẻ khám phá tiềm năng bản thân.Theo kết quả khảo sát ở 20 trường cấp ba tại TP.HCM, có đến 80% học sinh không thể tự mình lựa chọn trường đại học. Trong đó, 30% nghe theo nguyện vọng cha mẹ, 30% chạy theo danh tiếng trường và 20% còn lại chọn trường có tỉ lệ chọi thấp. Rất ít học sinh chọn trường dựa vào sở thích, năng lực và tính cách của bản thân.Xem nhẹ việc xác định thiên hướng sẽ khiến các bạn học sinh lúng túng, mất thời gian đầu tư vào các môn học của ngành mình chọn, dẫn đến kết quả thi không cao hoặc nếu đậu cũng cảm thấy đuối sức vì không theo kịp chương trình học. Thậm chí có nhiều sinh viên bỏ học vì không có chút hứng thú với ngành học.Trong khi đó, tại các nước tiên tiến, học sinh luôn được xác định thiên hướng từ sớm trước khi chuyển từ cấp phổ thông lên đại học, thông qua các lớp học định hướng nghề nghiệp và sinh trắc học dấu vân tay. Các bạn hiểu rõ những ngành nào sẽ phù hợp với sở thích của mình và năng lực bản thân có phù hợp với ngành học và công việc tương lai hay không, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo cho ngành học.[​IMG]
    Hướng dẫn chọn trường đại học cao đẳngMuốn trúng tuyển, dĩ nhiên học lực phải thuộc hàng top những thí sinh giỏi nhất. Và muốn chọn đúng trường vừa sức mình, để giảm rủi ro và tránh những tác động tâm lý chán nản, thất vọng khi hỏng thi, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn ngành, chọn trường theo những hướng sau đây:– Nếu học lực của bạn khá giỏi nhiều năm liên tục, đặc biệt giỏi những môn thuộc khối thi ứng với ngành bạn định dự tuyển, bạn có thể yên tâm chọn các trường có ngành thi theo khối bạn chọn. Nhưng chọn ngành nào để phù hợp với khả năng bản thân thì bạn cần phải hiểu mình. Nếu chưa biết khả năng của bản thân như thế nào, chúng tôi sẽ giúp bạn.– Nếu học lực của bạn vào mức khá (không giỏi những môn sẽ dự thi), bạn cảm thấy “không chắc chắn lắm” về khả năng trúng tuyển Đại học của mình, bạn có thể nhắm đến hệ Cao đẳng các trường ĐH công lập, các trường Cao đẳng trung ương và địa phương. Trong điều kiện kinh tế gia đình thuận lợi, bạn có thể theo học tại các trường Đại học bán công, dân lập, tư thục hoặc các trường Cao đẳng có hướng liên thông tiếp tục lên bậc Đại học. Quan trọng bạn phải chọn đúng hướng đi theo ngành nào.– Nếu học lực của bạn vào mức trung bình, không có môn nào giỏi đặc biệt, bạn nên nhắm đến các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề. Khoảng 70% các trường THCN không tổ chức thi tuyển, chỉ xét tuyển theo điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm thi ĐH, CĐ.Bạn sẽ không quá vất vả để tìm một ngành học phù hợp với mình ở bậc trung cấp. Đây là con đường ngắn hơn để vào đời và dễ tìm việc làm. Nếu bạn thật sự có năng lực, sau khi đi làm bạn vẫn còn cơ hội học tiếp lên cao theo các chương trình đào tạo liên thông, chuyên tu, tại chức đang ngày càng mở rộng.Có thể tạm chia các trường ĐH cả nước thành ba nhóm theo mức điểm chuẩn hằng năm, Trong đó:– Nhóm các trường có điểm chuẩn cao nhất (khoảng 23 điểm trở lên): ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM); các ngành thuộc nhóm kỹ thuật, công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội, ĐH Huế; ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân, các trường thuộc nhóm y, dược, răng hàm mặt, công nghệ sinh học, Học viện Quan hệ quốc tế…– Nhóm trường có điểm chuẩn từ 17 đến 22: các ĐH lớn ở các vùng (ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ), các trường ĐH Sư phạm, ĐH Nông lâm TP HCM, ĐH Thủy sản, ĐH Công nghiệp TP HCM, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Kiến trúc, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Luật, ĐH Văn hóa, ĐH Ngân hàng…Trong nhóm này có sự chênh lệch khá rõ giữa các khối thi, giữa các ngành trong cùng một trường, giữa các trường phía Bắc và phía Nam. Cụ thể, nhiều ngành tuyển khối C ở phía Bắc điểm chuẩn 18 trở lên; trong khi phía Nam lại có nhiều trường từ 17 trở xuống). Các ngành khối A, B luôn có điểm chuẩn cao hơn khối C, D.– Nhóm các trường có điểm chuẩn bằng điểm sàn đến 17 bao gồm các trường ĐH ngoài công lập, các ĐH vùng xa: ĐH Tây nguyên, ĐH Tây Bắc, ĐH An Giang, các trường tuyển khối C, D.Cũng cần lưu ý thêm, điểm chuẩn giữa các ngành khối A trong từng trường luôn có chênh lệch từ 4-5 điểm… Các ngành điện tử, cơ điện tử, CNTT luôn hấp dẫn rất đông TS dự thi và do đó điểm chuẩn các ngành này luôn cao ngất so với các ngành cùng khối, cùng trường.Trong khi đó các ngành y, dược, công nghệ hóa thực phẩm có số lượng TS ít hơn nhưng điểm chuẩn cũng rất cao. Các ngành thuộc nhóm cơ khí, nông lâm, thủy sản… thường có mức điểm “dễ chịu” hơn. Đối với khối C, điểm chuẩn cao nhất thường rơi vào nhóm ngành báo chí, Luật thương mại; các ngành SP thường có mức điểm chuẩn từ 20-27 (môn chuyên ngành nhân hệ số 2)…Thông thường ngành dễ đậu được hiểu là ngành có điểm chuẩn thấp hơn. Tuy nhiên, điểm chuẩn cũng chỉ là yếu tố tham khảo, còn chính khả năng, thực lực của thí sinh mới là yếu tố quyết định. Và trước khi đặt bút vào bộ hồ sơ dự thi ĐH 2006, ngoài yếu tố học lực (học lực khá giỏi mới có khả năng trúng tuyển), bạn cần lưu ý đến hai yếu tố khác là năng lực và tính cách của mình có phù hợp với ngành bạn chọn hay không?Chọn ngành, chọn trường chính là chọn lấy một nghề để mình theo đuổi cả đời. Theo hướng dẫn của các chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, trước tiên bạn nên chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhất với năng lực, tính cách của mình. Sau đó, tùy vào học lực, bạn hãy chọn trường nào vừa sức mình (ĐH, CĐ hay TCCN). Và phần thắng trong các cuộc thi tuyển sinh bao giờ cũng thuộc về những người chọn đúng ngành nghề phù hợp nhất với mình.Trong mỗi con người chúng ta, ngoài những năng lực bẩm sinh sẵn có, cần thêm sự phát huy những năng lực tiềm ẩn, chính là hệ số tiềm năng tuyệt đối CAP. Lựa chọn ngành nghề dựa theo các chỉ số năng lực sẽ phát huy được toàn bộ sở trường và sự đam mê.[​IMG]Môi trường bên ngoài rất quan trọng đối với hệ số phát triển các tiềm năng của con người, hệ số tiềm năng sẽ phát huy tối đa khi có môi trường phát triển và ngược lại. Điều đó lý giải tại sao nhiều người có năng khiếu bẩm sinh tốt trong lĩnh vực này nhưng lại không thể làm tốt công việc liên quan đến lĩnh vực năng khiếu của họ.Hiện nay, trong ngành Sinh trắc vân tay, có thể xác định được điểm số cũng như xếp hạng của những nghề nghiệp ưu tiên phù hợp nhất với các loại hình thông minh và chỉ số của bạn.Đây là một bảng ví dụ về NGHỀ NGHIỆP ƯU TIÊN VÀ NĂNG KHIẾU VƯỢT TRỘI trong báo cáo Sinh trắc học dấu vân tay. Từ chỉ số xếp hạng chúng tôi sẽ phân tích giúp bạn nên lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp nhất với khả năng bản thân.


    STT Ngành Nghề Điểm Xếp Hạng Xếp loại
    1 Kỹ Thuật 7.39 12 Khá
    2 Giám sát- quản lý chất lượng 8.31 4 Giỏi
    3 Y- Dược 7.44 10 Khá
    4 Quản trị kinh doanh 9.12 2 Xuất Sắc
    5 Quản lý cao cấp (CEO) 7.57 7 Khá
    6 Tài chính 6.51 16 Khá
    7 Du lịch, khách sạn, nhà hàng 7.11 14 Khá
    8 Môi trường sinh thái 7.05 15 Khá
    9 Thiết kế – Hội họa 6.16 17 Trung Bình
    10 Âm nhạc – Nghệ thuật 7.52 8 Khá
    11 Kiến trúc 6.11 18 Trung Bình
    12 Thể thao 5.69 20 Trung Bình
    13 Xã hội học 7.17 13 Khá
    14 Tâm lý học 7.51 9 Khá
    15 Truyền thông 7.71 6 Khá
    16 Ngôn ngữ 8.24 5 Giỏi
    17 Chính trị 8.51 3 Giỏi
    18 Giáo dục 7.39 11 Khá
    19 Kinh tế thương mại – Đầu tư 9.32 1 Xuất Sắc
    20 Chế tác thủ công 5.81 19 Trung Bình


    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Tam Son
    Đang tải...


  2. Tam Son

    Tam Son Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Định hướng ngành Nhân học

    Nhân học là ngành khoa học cơ bản, độc lập, xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, là ngành phổ biến ở những nước nói tiếng Anh. Ngành Nhân học này có đối tượng nghiên cứu là con người, nghiên cứu mọi hình thái sinh học, kinh tế – xã hội – văn hóa của con người trong các cộng đồng cư dân, dân tộc với những nếp sống khác nhau và trong nhiều thời kỳ khác nhau.

    Về phương pháp, ngành Nhân học (cụ thể là Nhân học văn hóa – xã hội) ở những nước nói tiếng Anh tuy có chiều hướng tổng hợp phương pháp định tính và định lượng của tất cả các ngành khoa học xã hội khác (gồm kinh tế học, xã hội học, chính trị học, tâm lý học, và sử học), nhưng đòi hỏi phải khởi đầu bằng phương pháp quan sát – tham dự sâu tại một – hai cộng đồng hay nhóm từ một năm trở lên và cần thông thạo ngôn ngữ địa phương nơi mình đi điền dã.

    Về đối tượng nghiên cứu, từ hơn nửa thế kỷ qua, những nghiên cứu Nhân học ở xã hội công nghiệp hiện đại trong những nơi sản xuất hay dịch vụ (gồm cả ngân hàng, nhà máy công nghiệp cao), và ở những dân tộc có công nghiệp phát triển cao (như Hoa Kỳ, Nhật Bản) không còn là hiếm. Ngoài ra, ngành Nhân học văn hóa – xã hội ở những nước nói tiếng Anh vẫn còn nghiên cứu về những cộng đồng sinh sống bằng hái lượm hay nương rẫy quảng canh, bởi vì ngành Nhân học nghiên cứu mọi hình thái kinh tế – xã hội, văn hóa của con người, tuy nhiên những công trình ở các cộng đồng này không còn chiếm đa số so với những công trình nghiên cứu trong ngành.

    Về vị trí của ngành Nhân học, ở Bắc Mỹ châu, ngành Nhân học có mối quan hệ hữu cơ với rất nhiều ngành khoa học khác đến độ khó phân biệt ranh giới giữa các ngành về mặt chủ đề. Điều này được phản ánh qua cách tổ chức phân ngành trong Nhân học văn hóa – xã hội như Nhân học sinh thái môi trường; Nhân học y tế; Nhân học kinh tế; Thân tộc và tổ chức xã hội; Nhân học chính trị và pháp luật; Nhân học tâm lý và nhận thức; Nhân học tôn giáo và nghi lễ; Nhân học nghệ thuật và biểu tượng, v.v… Người ta cũng thấy rõ mối quan hệ giữa các phân ngành trong Nhân học khi nghiên cưu như phân ngành Nhân học kinh tế có mối quan hệ với phân ngành Kinh tế phát triển (Development economics) trong Kinh tế học có mối quan hệ với Xã hội học kinh tế (Economic sociology) trong xã hội học, và cũng có mối quan hệ không kém mật thiết vớiKinh tế chính trị học (Political economy) so với các ngành khác trong Nhân học văn hóa – xã hội. Ngay cả khái niệm Văn hóa tổ chức (Oganizational culture) hay Văn hóa doanh nghiệp (Firm culture) mà các nhà điều hành và quản lý doanh nghiệp Âu Mỹ quen thuộc cũng là một khái niệm mà ngành Nhân học văn hóa – xã hội đã có những đóng góp đáng kể trong việc triển khai, dựa vào những công trình nghiên cứu cụ thể.

    Hiện nay hầu hết các trường đại học trên thế giới, kể cả các nước Đông Nam Á đều có chương trình đào tạo ngành Nhân học ở bậc Đại học và Sau đại học, đây là một ngành khoa học độc lập, ngang hàng với các ngành khoa học xã hội khác.

    Tại Việt Nam trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trước đây không có ngành Nhân học (Anthropology) mà chỉ có ngành Dân tộc học (Ethnology), ảnh hưởng chủ yếu từ các trường phái khoa học của Pháp, Liên Xô cũ (nước Nga hiện nay)… Ngành Dân tộc học ở nước ta có nhiều thành tựu lớn về nghiên cứu khoa học, có nhiều đóng góp trong vấn đề đào tạo giảng dạy. Còn về tổ chức và chương trình đào tạo thì ngành Dân tộc học của các đại học ở Việt Nam trước đây là một trong ba chuyên ngành thuộc Khoa học Lịch sử. Trong chương trình 4 năm đại học thì hai năm rưỡi đầu đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; về sử học; Còn một năm rưỡi sau sinh viên mới được học chương trình Dân tộc học, nhưng vẫn là một chương trình ảnh hưởng nhiều của ngành Sử học. Còn ở bậc Sau đại học (đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ) cũng vậy, chương trình chỉ hạn chế từ 7 đến 10 học phần về chuyên ngành Dân tộc học, còn lại chỉ là các môn chung và Sử học. Do đó việc đào tạo ngành Dân tộc học ở bậc đại học nước ta trước đây không mạnh vì không được hoạt động độc lập và không được xem là ngành khoa học ngang bằng với các ngành khoa học khác.

    Tóm lại, do trước đây nội dung chương trình đào tạo Đại học và Sau đại học về Dân tộc học trực thuộc Khoa Lịch sử nên thời lượng và chương trình đào tạo chuyên ngành Dân tộc học còn hạn chế. Vì vậy, kiến thức nền, những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cũng như những kiến thức cơ sở của ngành Dân tộc học chưa được giảng dạy đầy đủ, cập nhật một cách hệ thống, chưa đủ lượng kiến thức cần thiết để sau khi tốt nghiệp, học viên cao học và nghiên cứu sinh có thể vận dụng kiến thức tốt để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như chưa thể hội nhập khoa học với quốc tế một cách thuận lợi. Chính vì thế mà trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã xin tách Bộ môn Dân tộc học ra khỏi Khoa Lịch sử để có điều kiện xây dựng chương trình giảng dạy về chuyên môn hiệu quả hơn. Tiến hành song song với việc tách Bộ môn Dân tộc học là việc đổi tên thành Bộ môn Nhân học và nay là Khoa Nhân học.

    [​IMG]
    Sinh trắc học dấu vân tay – Định hướng nghề nghiệp – Định hướng trường học
    NHU CẦU KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA NHÂN HỌC

    Ngành Nhân học có quan hệ hữu cơ với rất nhiều ngành khoa học khác mà ta có thể thấy được qua cách tổ chức phân ngành của nó như về Nhân học văn hóa xã hội có Nhân học sinh thái môi trường; Nhân học kinh tế; Nhân học chính trị và pháp luật; Nhân học tâm lý; Nhân học y tế; Nhân học nghệ thuật và biểu tượng.v.v… Do đó, bản thân ngành Nhân học có khả năng giải quyết nhiều vấn đề về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Với cơ sở lý luận, các lý thuyết đa dạng, phong phú cùng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học, hiện đại, ngành Nhân học và nội dung học thuật của nó đã đáp ứng tốt và đạt được hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu và giảng dạy của các trường đại học trên thế giới. Ngành Nhân học với ý nghĩa khoa học và thực tiễn tích cực của mình đã phục vụ được các nhu cầu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của nhiều quốc gia. Ví dụ tại Nhật Bản người ta chú ý nhiều đến ngành Nhân học vào khoảng năm 1970 khi có khủng hoảng về dầu lửa. Nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu gia công và xuất khẩu hàng hóa, còn nhập khẩu nguyên liệu thì từ những quốc gia đang phát triển, và trước đây Nhật không quan tâm tới các nước đó. Đến khi khủng hoảng dầu lửa thì Nhật Bản mới nhận ra việc nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội của các nước cung cấp nguyên liệu cho mình là một việc hết sức quan trọng và cấp bách. Từ đó, Nhà nước Nhật Bản muốn mỗi trường đại học ở Nhật phải giảng dạy ngành Nhân học để nghiên cứu những vấn đề khoa học và thực tiễn có liên quan đến con người và các lĩnh vực hoạt động của con người. Như vậy, Khoa Nhân học tại các trường đại học Nhật Bản được thành lập chủ yế do có sự thay đổi về kinh tế của Nhật (GS.TS. Toh Goda – Khoa Văn hóa Quốc tế, Đại học Kobe, Nhật Bản).

    Học Nhân học ở đâu?

    Hiện nay, cả nước chỉ có hai trường là ĐH KHXH&NV TP.HCM và ĐH KHXH&NV Hà Nội đào tạo cử nhân ngành Nhân học. Đội ngũ giảng viên của khoa có nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo ở Tiệp Khắc, Liên Xô, Canada, Mĩ; họ có nhiều năm công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Khoa Nhân học có chương trình đào tạo hiện đại, được cập nhật thường xuyên theo chuẩn đào tạo Nhân học ở Bắc Mĩ. Bắt đầu từ năm 2008, khoa Nhân học đào tạo 2 chuyên ngành chính là Nhân học Văn hóa xã hội và Khảo cổ học. Ngoài ra, các bạn sinh còn được học rất nhiều chuyên ngành Nhân học khác như: Nhân học Tôn giáo, Nhân học Môi trường và Sinh thái, Nhân học Ngôn ngữ, Nhân học Du lịch…; các chuyên đề về văn hóa dân gian, văn hóa Nam bộ, các chủng tộc, các dân tộc ở Việt Nam…

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhân học sẽ làm việc gì?

    Với chương trình đào tạo mang tính hội nhập quốc tế và hiện đại nên sinh viên tốt nghiệp ngành Nhân học có thể xin làm việc ở các cơ quan với các vị trí như sau:

    Vị trí làm việc ở các cơ quan nhà nước: cán bộ Ban dân tộc, cán bộ Ban tôn giáo, cán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng Tổ chức – Cán bộ, cán bộ Ban Tuyên giáo, cán bộ Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch… có cơ hội thăng tiến ở những chức vụ cao.
    Vị trí làm việc tại các cơ quan truyền thông: Biên tập viên + phóng viên của các tờ báo viết và các trang báo điện tử. Biên tập viên + phóng viên của các đài phát thanh, truyền hình. Phát thanh viên của đài truyền thanh, truyền hình.
    Vị trí làm việc ở các viện và các trung tâm nghiên cứu: Nghiên cứu viên phụ trách về vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, xã hội và có cơ hội học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trong ngành Khoa học xã hội & nhân văn.
    Vị trí làm việc trong các công ty: Quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành các tour du lịch…
    Vị trí làm việc ở các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Chuyên gia quản lý dự án; chuyên gia đánh giá hiệu quả của dự án nhận tài trợ; Nghiên cứu viên trong tổ chức… có cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài theo chương trình của dự án.
    Vị trí làm việc trong cơ quan quân đội, công an: sĩ quan quân đội, cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo…
     
  3. Tam Son

    Tam Son Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Định hướng Nghề quản lý văn hóa

    Nghề quản lý văn hóa – nghề dành cho những người có năng lực quản lý và vốn kiến thức văn hóa – xã hội sâu rộng

    Người làm Quản lý Văn hóa là người có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin tại cơ sở. Hiểu biết và nắm vững các bộ môn về khoa học và chuyên ngành đào tạo. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và quản lý các chương trình hoạt động văn hoá của quần chúng nhân dân ở các cơ quan, nhà máy, trường học, các đơn vị cơ sở xã, phường, các nhà văn hoá, câu lạc bộ… của các tỉnh, thành phố Trung ương và địa phương.

    Chuyên ngành đào tạo
    – Quản lý nghệ thuật và Chính sách văn hóa
    Sinh viên được học tập chuyên sâu về chính sách văn hóa và mô hình quản lý văn hóa nghệ thuật của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. Khoa đã đưa vào chương trình đào tạo các môn học mới như: Marketing văn hóa nghệ thuật, Gây quỹ và tìm tài trợ, Quan hệ công chúng, Quản lý dự án văn hóa nghệ thuật, Các ngành Công nghiệp văn hoá, Giáo dục nghệ thuật… Đây là các môn học thực tế đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi của sinh viên. Sinh viên được hướng dẫn kĩ năng để có thể thực hiện một dự án văn hóa hay thực hiện một kế hoạch marketing cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật.

    – Chuyên ngành Mỹ thuật – Quảng cáo
    Mỹ thuật – Quảng cáo ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp sáng tạo mới mẻ đầy tiềm năng này. Trong chương trình học, sinh viên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực thẩm mỹ thông qua những buổi thực tế dã ngoại sáng tác tác phẩm hội họa tại một số địa điểm như: Sơn Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Lào Cai… Bên cạnh đó, các em cũng được đào tạo một cách có hệ thống lý thuyết và thực hành về chiến lược quảng cáo và các kỹ năng chuyên môn cần có để có thể tạo ra các sản phẩm quảng cáo độc đáo, sáng tạo.

    – Chuyên ngành Quản lý hoạt động Âm nhạc
    Ngay từ khi bắt đầu học kì đầu tiên, sinh viên đã có thể được tham gia các hoạt động thực tế phù hợp với chuyên ngành của mình.

    [​IMG]
    Sinh trắc học dấu vân tay – Định hướng nghề nghiệp – Định hướng trường học


    Phẩm chất nghề nghiệp:

    – Yêu nghề, say sưa tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa- xã hội, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác

    – Có quan điểm, thái độ lao động khoa học, nghiêm túc.

    – Có ý thức học tập và vận dụng đường lối văn hoá – giáo dục của Đảng vào thực tiễn, biết trân trọng di sản văn hoá dân tộc và nhân loại.

    – Có văn hoá giao tiếp, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.
    Kiến thức cần có:

    – Có kiến thức chung về văn hoá xã hội, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý ngành Văn hoá thông tin.

    – Có năng lực quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở, các thiết chế văn hoá và các tổ chức văn hoá xã hội khác ở cộng đồng dân cư. Có những hiểu biết cơ bản về một số loại hình văn hóa và nghệ thuật cơ bản.

    Kỹ năng cần có:

    – Có kỹ năng lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các kế hoạch hoạt động văn hoá ở các nhà văn hoá và trong cộng đồng.

    – Có kỹ năng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hoá, các hoạt động sinh hoạt tập thể tại các cơ quan và địa phương.

    Địa chỉ đào tạo uy tín: Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Văn hoá TP.HCM, Đại học Vinh, Đại học Đồng Tháp, Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội; Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM…

    Vị trí khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
    – Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài.
    – Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
    – Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty Tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp.
    – Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelancer) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
    – Sinh viên tốt nghiệp đại học cũng có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về Quản lý văn hóa ở nước ngoài như Vương quốc Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore…
     
  4. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
     

Chia sẻ trang này