Kinh nghiệm: Cách Cứu Sống Trẻ Bị Sặc Sữa Tại Nhà Trong Gang Tấc

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi anduongtuynel, 10/3/2023.

  1. anduongtuynel

    anduongtuynel Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/11/2013
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội)
    Xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi trẻ bị sặc là điều rất quan trọng để con nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm. Khi trẻ bị sặc sữa, các bà mẹ cần bình tĩnh và sơ cứu trẻ theo các bước sau:

    Nếu trẻ còn ho được:

    Phụ huynh nên nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ, khuyến khích để bé ho và tuyệt đối không dùng tay móc họng con.

    Trường hợp trẻ không ho được, nhưng còn tỉnh:

    - Bước 1: Cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng.

    - Bước 2: Sử dụng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước.

    - Bước 3: Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.

    - Bước 4: Lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi và giữ đầu thấp hơn cơ thể.

    – Bước 5: Ấn ngực 5 lần ở vị trí 1/2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng một giây và cố gắng tạo áp lực đủ để sữa ra ngoài.

    - Bước 6: Lặp lại chu kì 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến trẻ thở lại hoặc khi trẻ không đáp ứng.

    Nếu trẻ bất tỉnh:

    - Bước 1: Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế (gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo hướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quỳ tùy theo điều kiện.

    - Bước 2: Ngay lập tức ép tim - thổi ngạt cho trẻ:

    + Ép tim ở vị trí 1/2 dưới xương ức, chiều sâu 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực. Ép tim 30 lần, thổi ngạt 2 lần nếu chỉ có một người cấp cứu; ép tim 15 lần, thổi ngạt 2 lần nếu có từ 2 người trở lên cấp cứu.

    + Thổi ngạt miệng - miệng hoặc thổi ngạt miệng - mũi cho trẻ: Thổi hơi vào trong một giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên và lặp lại 2 lần. Nếu lồng ngực không phồng lên, hãy lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu.

    Tiếp tục cấp cứu tại chỗ đến khi trẻ hồng trở lại hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi anduongtuynel
    Đang tải...


Chia sẻ trang này