Mỗi phần nhất định trong bộ não chịu tránh nhiệm cho một nhiệm vụ nhất định: tính logic, kỹ năng tổ chức và tư duy dãy. Với một số người, thì đó là những phần nổi trội nhất của bộ não, nhưng có thể với những người khác thì ngược lại. Đối với những người có khuynh hướng sáng tạo, tình cảm và xã hội thì gặp nhiều khó khăn khi giải quyết kỹ năng tổ chức, sắp xếp. Những người có sự kết hợp giữa hai yếu tố dưới đây thường có ảnh hưởng đến kỹ năng tổ chức. Đầu tiên, họ có bán cầu não phải phát triển hơn và thứ hai, họ chưa bao giờ được dạy về các kỹ năng tổ chức. Bố mẹ của những người này hoặc là những người không biết cách tổ chức hoặc là những người có kỹ năng tổ chức cao. Nếu như họ không có kỹ năng tổ chức tốt thì họ không biết cách dạy con những kỹ năng này như thế nào. Ngược lại những người giỏi tổ chức, sắp xếp thì đơn giản là họ muốn tự mình làm tất cả mọi việc. Bởi vậy, nếu bạn đang trong giai đoạn nuôi dạy con cái và đang cố gắng để dạy con kỹ năng tổ chức thành thao thì một số biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ bạn rất nhiều: 1. Dạy trẻ cách chia nhỏ công việc để có thể quản lý dễ dàng Thay vì nói với con “ Con hãy đi lau dọn phòng của mình đi” thì hãy thử nói với con rằng “ Con hãy đi và nhặt những quần áo bẩn ở trong phòng và treo lên móc đi”. Rồi sau đó, hướng dẫn con những công việc nhỏ hơn “ Dọn cả những thứ ở trên giường của con nữa.” Khi thấy con bừa bừa bãi và lộn xộn thì chắc hẳn việc đầu tiên bạn làm là la hét? Như thế sẽ không hiệu quá lắm đâu bạn ạ! Khi hướng dẫn con sắp xếp công việc, bạn chỉ nên hướng dẫn từng công việc nhỏ một, đừng nói một cách chung chung. Trẻ không quan tâm là mình làm mọi việc có tốt hay không đâu, Điều mà trẻ quan tâm là mình đã làm xong việc. 2. Tạo một số thói quen a Những người không biết cách tổ chức cần phải tạo tập cho mình những thói quen nhất định để có thể ghi nhớ được những việc cần làm, thứ tự sắp xếp các công việc khi phải đối mặt với một mớ công việc lộn xộn. Phải tạo cho trẻ những thói quen vào mỗi buổi sáng, sau khi đến trường và trước khi đi ngủ, những công việc cần phải làm trong những khoảng thời gian ấy. Khi trẻ được 3-4 tuổi cũng là lúc bạn nên bắt đầu tạo cho bé những thói quen. 3. Dán tên cho các đồ vật trong nhà Với những bé chưa biết đọc thì bạn hãy dán lên những đồ vật trong nhà những bức hình có in những đồ vật đồ kèm theo các từ để bé có thể phẩn biệt được những dụng cụ trong nhà, có những chức năng gì. 4. Không làm thay bé Hãy tự để bé làm các công việc. Đừng sốt ruột khi thấy bé loay hoay mãi với công việc mà không xong. Đây là thời kì bạn đang ‘huấn luyện’ con vì thế hãy cứ để trẻ tự mình làm quen dần với công việc. 5. Học bằng các ví dụ Để dạy con kỹ năng biết sắp xếp tổ chức thì tự bản thân bố mẹ cũng phải là người có các kỹ năng đó. Ví dụ như mỗi sáng sớm thức dậy, hãy gấp chăn màn thật gọn gẽ, đồ đạc trong gia đình phải để đúng nới quy đinh,.. Khi trẻ thấy bố mẹ là người quy củ, gọn gàng thì ắt hẳn bé cũng sẽ ‘lây’ được đức tính đó từ bố mẹ.
mỗi người một cách một suy nghĩ khác nhau, cần có những tác động cho từ từ cho trẻ đừng để đến khi lớn mí dậy thì quá muộn
Mình phân chia đồ chơi, phân loại vào các rổ nhỏ nhỏ xinh xinh và cất lên giá. Khi con chơi con lấy từng rổ xuống. Chơi xong con sẽ phải tự cất mỗi thứ vào 1 rổ như ban đầu và để vào chỗ cũ. Từ khi dạy được con tự lập mình thấy nhàn vô cùng. Nhà cửa bề bọn thường là do mẹ hoặc bố mới xấu hổ chứ
Mình thấy trong siêu thị chỗ mình có bán những con thú như chó, mèo để sắp xếp đồ chơi. Bé chơi xong sẽ cho đồ chơi vào miệng của con thú như cho ăn, vừa gọn gàng tiện dụng mà bé cũng thích nữa
Muốn dạy con thì bố mẹ cũng phải làm gương nữa, trẻ bắt chước nhanh lắm. Ví dụ đang đi trên đường với con, nếu có rác hoạc thấy rác thì phải tìm bằng được thùng rác để vứt, cứ làm đi làm lại nhiều lần, bé sẽ nhớ và làm theo.
Bé nhà em được 18 tháng, trộm vía con cũng tự giác trong việc cất đồ sau khi chơi xong, chơi món này xong phải cất mới được chơi món đồ tiếp theo.
mình luôn cố gắng đưa con vào nề nếp bằng cách khi con chơi xong thì hướng dẫn con thu gọn đồ chơi, trộm vía em cũng biết nghe lời