Cách Dạy Con Chăm Chỉ Của Người Xưa

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi webmaster, 7/7/2010.

By webmaster on 7/7/2010 lúc 11:11 AM
  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,280
    Đã được thích:
    35,256
    Điểm thành tích:
    6,063
    Có hai cha con ngồi xe ngựa chở hàng ra chợ bán.Đi được một quãng đường, nhìn thấy một chiếc móng sắt bịt chân ngựa ai đánh rơi, ông bố nói:

    - Nhảy xuống đi con! Nhặt lấy chiếc móng ngựa kia, đến chợ ta bán, khối người mua
    Cậu bé giả vờ ngủ gật không nghe. Ông bố lại thúc giục một lần nữa

    - Nhảy xuống nhặt đi con!, tới chợ bố bán đi mua quả anh đào cho mà ăn.

    Thằng bé vẫn tảng lờ không chịu xuống. Tiếc của, ông bố đành nhảy xuống xe nhặt chiếc móng ngựa sắt. Tới chợ, ông bố bán chiếc móng ngựa, mua được 100 quả anh đào, cho tất cả vào túi của mình.

    [​IMG]

    Trên đường về, để dạy con tính siêng năng chăm chỉ, ông bố im lặng, thỉnh thoảng lại cố ý đánh rơi xuống đất một quả anh đào. Không cần bảo một lời, cậu bé nhảy ngay xuống đất nhặt quả anh đào lên ăn ngấu nghiến rồi đuổi theo xe leo lên.

    Cứ thế, vừa thấy cậu bé ngồi yên chỗ, ông bố lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào. Cậu bé lại tụt xuống xe... và cứ thế đúng 100 lần, lần nào bố nó cũng không chờ, cứ cho ngựa chạy như thường, thành thử cậu bé cứ phải chạy theo xe rất mệt. Ông bố hỏi:

    - Con có mệt không?

    - Mệt ạ.

    - Con thích nhảy xuống rồi lên xe một lần hay 100 lần?

    Cậu bé biết lỗi, xin lỗi người cha. Và quan trọng hơn từ đó cậu siêng năng và chăm chỉ hơn rất nhiều.

    (Sưu tầm ở đâu đó)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi webmaster, 7/7/2010.

    1. thitgacbep
      thitgacbep
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Bài của bạn cũng hay mừ... gieo gió thì gặt bão, ghét người thì người ghét lại! Dù sao đó cũng là quy luật nhân quả ở đời,
      cudau88 thích bài này.
    2. cudau88
      cudau88
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Bài học này hay thật đấy, không chỉ trẻ con đâu còn nhiều người nhớn cũng cần biết cái điều đơn giản này đấy
    3. trietlong
      trietlong
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Các cụ ngày xưa thường có nh` phương pháp dạy con rất hay mà đơn giản :D
    4. muamuaha2011
      muamuaha2011
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Các câu chuyện thật có ý nghĩa. Cảm ơn các mẹ đã chia sẻ. Mình cũng xin chia sẻ với các mẹ 1 câu chuyện có thật nhé.(
      nhưng là ở nước ngoài, còn việt nam thì không biết có mẹ nào dạy con kiểu này ko?)

      Dạy con về tính tự lập:
      Cậu bé được 2 tuổi thì người mẹ đã cho con tự mặc quần áo, lần đầu tiên mặc cậu bé đã mặc ngược. Người mẹ cứ kệ và không thay cho con. Cậu bé đi chơi và gặp bạn bè, 1 người bạn của cậu đã trêu cậu: Cậu mặc quần ngược à. Thế là cậu chạy về nhà và hỏi mẹ: Mẹ ơi, có phải con mặc ngược không? Mẹ trả lời: Đúng rồi con ạ, con có muốn mặc lại cho đúng không? Thé là cậu bé cởi ra và ngắm ngiá cái quần, từ đó cậu không bao giờ mặc ngược quần nữa.

      Dạy con về việc ăn uống
      Một lần người mẹ mang đồ ăn cho con, cậu bé bực bội không ăn và hất hết đồ ăn đi. Người mẹ vẫn nhẹ nhàng và bảo: Thế con sẽ không được ăn từ bây giờ tới sáng mai nhé. Cậu bé đồng ý. Chiều hôm đó, mẹ cậu làm rất nhiều món ăn ngon mà cậu bé rất thích. Thấy vậy cậu bé rất muốn ăn, nhưng mẹ cậu bé nói: Con đã hứa là tới sáng mai mới được ăn cơ mà, và người mẹ đã không cho con ăn. Tối đi ngủ cậu bé rất đói và lại đòi mẹ cho ăn, nhưng mẹ bảo: Con đã hứa rồi, mai con ngủ dậy con sẽ được ăn. Cậu bé nói với mẹ: mai con ngủ dậy mẹ cho con ăn nhé. Từ đó trở đi cậu bé không bao giờ dám hất đồ ăn đi nữa.
    5. .2VGroup.com
      .2VGroup.com
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Những chiếc đinh

      Một cậu bé nọ có tính hay nổi nóng. Một hôm cha của cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu:

      - Mỗi khi con muốn nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ.

      Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng hơn một chục cây đinh lên hàng rào gỗ. Và cứ thế số đinh tăng dần. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kềm chế dằn cơn nóng giận của mình và số lượng đinh phải đóng mỗi ngày ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng đinh lên hàng rào.

      Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:

      - Tốt lắm, nếu bây giờ con tự dằn lấy được và không nổi nóng một lần thì con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.

      Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào cả.

      Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu:

      - Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào.

      Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi.

      Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả thể xác. Bạn bè ta, những người chung quanh ta là những viên đá quí. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở mổi khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lời cha...
    6. bimiki
      bimiki
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Hay quá, em oánh dấu học tập :) tiếc là giờ có rơi quả anh đào xuống thì chắc cũng ko đứa bé nào chịu tụt xuống nhặt lên :p
    7. DinhKhoa
      DinhKhoa
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Câu truyện thật hay, ngắn gọn nhưng thật ý nghĩa.
    8. LINH AN
      LINH AN
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      trẻ con học được nhiều từ chính bố mẹ nó. Nên khi trẻ như thế nào thì có đến 80% là do bố mẹ ảnh hưởng lên cháu.
    9. meduyphong
      meduyphong
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Toàn chuyện hay và bổ ích ......cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
    10. binbin_xinhxinh
      binbin_xinhxinh
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Đọc bài viêt nào cũng thật hay và ý nghĩa "Dạy con từ thưở còn thơ"
    11. nangha1234
      nangha1234
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Em chả biết. Em đọc rất nhiều truyện kiểu này rồi mà vẫn không chăm thêm được huống gì dạy con! hic
    12. lazymeo
      lazymeo
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Em đánh dấu để theo dõi tiếp ah.
    13. shoptuancua2
      shoptuancua2
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      dạy con nên uốn nắn từ nhỏ.Sau này lớn lên rồi các bé tự cho mình là đúng nên rất khó nói.Nhưng mình vẫn thích yêu cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi hơn
    14. ngoclinh2911
      ngoclinh2911
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      mong các bậc phụ huynh post nhiều bài dạy con để chúng ta cùng tham khảo
    15. ngoclinh2911
      ngoclinh2911
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      8 cách giúp trẻ chăm học
      25/04/2005 02:53:33 (Internet)
      Đừng đánh cắp tuổi thơ của con bạn bằng gánh nặng học hành

      Đừng đánh cắp tuổi thơ của con bạn bằng gánh nặng học hành

      Làm cách nào để thuyết phục trẻ siêng học mà không hề tỏ ra ép buộc và không làm nó khóc?
      Hãy thử thực hiện 8 cách sau đây:

      1. Chấp nhận khả năng thật của bé
      2. Tạo cơ hội cho bé
      3. Kiểm tra xem có gì gây khó khăn cho trẻ không
      4. Nói chuyện với con về công việc của bạn
      5. Khen ngợi trẻ
      6. Thưởng cho trẻ
      7. Thỉnh thoảng hãy để con tự do làm những gì nó thích
      8. Giải thích cho trẻ hiểu tại sao bạn muốn trẻ học tập thật tốt
      ________________________________________

      1. Chấp nhận khả năng thật của bé:

      Nếu bạn đặt nặng mục tiêu là con mình phải trở thành học sinh giỏi nhất lớp thì bạn đã quá ảo tưởng rồi đấy. Mọi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ khác nhau. Việc bạn hay so sánh khả năng của con mình với những đứa trẻ khác chỉ làm cho con bạn có cảm giác sợ: nếu không đáp ứng được sự mong đợi của bố mẹ thì nó là kẻ thất bại.

      Trường hợp ngược lại, nếu con bạn sớm tỏ ra có năng khiếu về hội họa hoặc thể thao, hãy tạo mọi cơ hội để bé có thể phát triển năng lực của mình. Nhưng nhớ đừng bắt ép mà hãy động viên thật nhiều. Bạn không thể nào bắt một đứa trẻ phải chạy trong khi bé chưa biết đi, nhưng nếu bé muốn chạy, hãy hết lòng giúp đỡ bé. TRỞ VỀ

      2. Tạo cơ hội cho bé:

      Một trong những cách hay nhất và hiệu quả nhất để giúp trẻ phát huy năng khiếu là cho trẻ làm theo sở thích của nó. Nếu được quyền chọn lựa, trẻ sẽ nỗ lực hơn để thực hiện cái mà chúng quyết định theo đuổi. Nhưng dù gì đi nữa, trẻ rất cần sự hỗ trợ của các vị phụ huynh.

      Mặc dù cháu đã định thứ bảy này đi nghe nhạc, nhưng nếu bạn không dắt trẻ đi thì nó không thể nào đi đến đó được. Thông thường thì bọn trẻ thích rất nhiều thứ nên cha mẹ phải có giải pháp thu hẹp lại, giúp con phát hiện ra lãnh vực nào nó quan tâm nhiều nhất. Ðối với những đứa trẻ quá đặc biệt, nếu không hướng trẻ vào khả năng nổi bật của nó, trẻ sẽ mất dần sự tập trung vào năng khiếu của mình và chỉ thích ngồi xem ti vi hoặc chơi đùa với bạn bè mà thôi. TRỞ VỀ

      3. Kiểm tra xem có gì gây khó khăn cho trẻ không:

      Ðiều này nghe có vẻ dễ dàng và hiển nhiên nhưng có bao giờ bạn hỏi con mình tại sao nó không muốn đi trại, không thích tham gia hướng đạo sinh hoặc tại sao không làm bài tập về nhà... chưa? Có nhiều nguyên nhân: có thể khi đi học nó hay bị bạn bè chọc ghẹo, có thể nó không thích thầy phụ trách đội hay nó thấy chán học môn toán nên không làm bài về nhà...

      Môi trường thích hợp cũng là yếu tố rất quan trọng. Một số trẻ chỉ có thể tập trung ý tưởng trong những phòng tuyệt đối yên tĩnh nhưng những đứa khác thì lại thích ngồi học ở sân chơi náo nhiệt. Nếu con trai bạn nói rằng nó không muốn ngồi học một mình trong phòng riêng thì hãy dọn dẹp cho bé ngồi học trong nhà bếp. Nếu trẻ trở nên ham học, không cần đến sự nhắc nhở của người khác thì chắc hẳn phải có một nguyên nhân tốt nào đó. TRỞ VỀ

      4. Nói chuyện với con về công việc của bạn:

      Bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc là việc không thể tránh khỏi nhưng hãy dành một ít thời gian nói chuyện với con về cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Nói với con những suy nghĩ của bạn và nó sẽ tự suy nghĩ, biết đâu nó tự nhủ rằng mình cố gắng học giỏi thì sẽ thành công như mẹ. Nếu bạn đang làm một công việc tẻ nhạt và không tìm ra được từ nào tốt đẹp để ca ngợi thì cũng nói cho con biết sự thật: tình hình là như thế nào với một người không có bằng cấp, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm được một công việc tốt. Ðôi khi trẻ sẽ tự động viên mình học tập chăm chỉ chỉ vì chúng muốn cuộc sống sau này sẽ tốt hơn cuộc sống của cha mẹ. TRỞ VỀ

      5. Khen ngợi trẻ:

      Khen ngợi cũng là một cách để động viên trẻ học nhưng phải có chừng mực vì trẻ con không ngu dại gì mà tin mãi những câu "Giỏi lắm" hoặc "Tốt lắm". Nếu ngày nào nó cũng mang cho bạn xem những bài làm ở trường và nghe vẫn chừng ấy lời thì bọn trẻ hiểu rằng bạn không quan tâm thực sự đến chuyện học hành của chúng.

      Vậy bạn có thể nói những gì? Ðơn giản thôi, nhưng là rất cụ thể. Ví dụ: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con, nó rất sâu sắc và ấn tượng" hoặc "Con đàn bài ‘Trường làng tôi’ hay lắm". Cháu sẽ thấy rằng bạn rất quan tâm đến những hoạt động của nó và nó sẽ cố gắng hơn trong những lần sau đó. TRỞ VỀ

      6. Thưởng cho trẻ:

      Một số phụ huynh thường hứa sẽ thưởng cho con một chiếc xe đạp nếu nó làm bài thi thật tốt và tất nhiên nếu thi rớt thì sẽ chẳng được gì cả. Cách đối xử như vậy không hẳn là một phương pháp tốt vì chỉ làm cho trẻ căng thẳng trước kỳ thi, sợ thi điểm thấp thì không được thưởng. Và nếu thi hỏng thật thì nó rơi vào trạng thái chán nản vô cùng.

      Trên lý thuyết, kết quả thi tốt đã là phần thưởng cho bé nhưng trên thực tế, trẻ sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu có quà thưởng để khích lệ chúng. Thay vì hứa hẹn tặng cho bé một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ khích lệ trẻ rồi. Phần thưởng sẽ động viên trẻ cố gắng hơn và cũng không làm cho trẻ quá hối tiếc nếu vuột mất cơ hội giành được phần thưởng đó. TRỞ VỀ

      7. Thỉnh thoảng hãy để con tự do làm những gì nó thích:

      Trẻ con thường tiến bộ rất nhanh nếu chúng được cha mẹ quan tâm và khuyến khích, tuy nhiên trẻ cũng cần thời gian để có thể đạt được sự tiến bộ đó. Những câu la mắng như: "Mày đang làm gì vậy? Sao không chịu học hành gì cả?" sẽ làm cho trẻ bị tổn thương.

      Mọi người đều cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc hay thậm chí chỉ để ngồi và nhìn chăm chăm vào khoảng không trước mặt. Và khi năng lượng của chúng ta được phục hồi, chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo, khoẻ mạnh và sẵn sàng đương đầu với thử thách trước mắt. TRỞ VỀ

      8. Giải thích cho trẻ hiểu tại sao bạn muốn trẻ học tập thật tốt:

      Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không muốn con bỏ lớp học piano vì bạn chắc chắn là trẻ có năng khiếu về âm nhạc, đặc biệt là khả năng chơi đàn piano? Bạn phải làm gì?

      Ðừng la mắng trẻ vì chỉ một lúc sau trẻ sẽ không để tâm đến việc bạn đang trách móc nữa. Bạn hãy nói chuyện và giải thích cho bé hiểu tại sao bạn cho rằng trẻ nên tiếp tục học đàn piano và mâu thuẫn giữa hai mẹ con sẽ được giải quyết ngay. Nếu trẻ vẫn không chịu vâng lời, biết đâu sau này trẻ đang chuyển hướng sang đam mê thanh nhạc và thích tham gia vào một nhóm tam ca, tứ ca nào đó... Dù trẻ đồng ý hay không đồng ý thì tất cả những gì trẻ học được trước đây vẫn được lưu giữ an toàn trong "ngân hàng kinh nghiệm" của nó và nó sẽ không bao giờ quên được. TRỞ VỀ

      (Internet)


      Xem thêm về 8 cách giúp trẻ chăm học tại www.chamsocbe.com
    16. ngoclinh2911
      ngoclinh2911
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Con chăm học là nhờ mẹ biết cách

      19-04-2010 07:03:18

      * "Con ghét đi học"
      * Cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1: Nên hay không?
      * Giúp con học giỏi toán
      * Con học dốt là lỗi của mẹ?
      * Giúp bé học chữ cái nhanh và nhớ lâu

      Nghĩ tới kỳ thi học kỳ II sắp tới, chị Mi nản quá. Cu Mít đi học chẳng chịu học hành gì cả, đến lớp thì tiếng Việt chép được vài dòng, toán thì làm quấy quá cho xong.

      Thậm chí, cô giáo bắt cu Mít ngồi ngay trước mặt cô để kiểm tra nhưng tình hình vẫn không cải thiện được mấy. Đợt kiểm tra giữa kỳ II vừa rồi, môn tiếng Việt và Toán vì viết quá xấu nên điểm thấp, mặc dù mấy bài ôn luyện cô đã khen là có tiến bộ.

      Với những bé như cu Mít, các bố mẹ không nên để bé rơi vào tình trạng căng thẳng vì học hành, điểm số, dễ dẫn tới việc học để phản kháng. Điều quan trọng tạo cho bé cảm giác thoải mái trong khi học mới nhanh tiến bộ.

      Cho bé quyền tự chọn hôm nay học gì

      Bố mẹ tuyệt đối không mắng mỏ gây căng thẳng thêm cho bé.

      Mỗi buổi tối về nhà, mẹ yêu cầu bé ngồi vào bàn học 60 phút, nhưng để bé tự chọn học môn gì (làm toán, viết chính tả mẹ đọc hay thậm chí tập vẽ, thủ công...) miễn là bé thích và cảm thấy mình được quyền tự chọn.

      Khi bé kêu mệt, chán... mẹ cho bé nghỉ ngay, nhưng chỉ được phép ngồi chơi tại chỗ không chạy chơi chỗ khác hoặc xem tivi. Mẹ cũng nên ngồi bên cạnh, thủ thỉ với bé chứ đừng bỏ đi làm việc khác (có thể đọc truyện/kể chuyện cho bé nghe hoặc cùng chơi với bé). Sau khi nghỉ một lúc (5-10 phút), mẹ hãy yêu cầu bé học, vẫn để bé tự chọn học những gì bé thích.
      Khi bé học, mẹ nên tập trung vào những môn bé còn kém. Nếu bé kém toán, khuyến khích con học Toán nhiều hơn. Nếu bé viết chính tả sai nhiều quá thì tập trung vào tập viết. Nếu bé có viết xấu quá, mẹ cũng đừng vội đòi hỏi con phải viết đẹp ngay. Lúc này, phải đưa tiêu chí "chữ xấu không sao, miễn là đọc thông viết thạo" lên hàng đầu.
      Thỉnh thoảng mẹ cũng nên nhờ bố kèm con học

      Ban đầu, có thể bé vẫn chán học và sẽ học/làm bài rất ít. Mẹ phải kiên trì, dần dần rèn cho con, chắc chắn con sẽ tiến bộ ngay thôi.

      Làm bảng "Thưởng/Phạt theo tuần".

      Lấy 1 tờ giấy trắng, kẻ làm 3 cột (Ngày / Thưởng / Phạt) và 7 dòng (Thứ hai, thứ ba... chủ nhật). Hỏi con thích màu gì (ví dụ đỏ), ghét màu gì (ví dụ xanh).

      Trong 1 ngày, nếu con học tốt, làm đủ bài, hoặc làm bất cứ việc gì được mẹ đánh giá tốt, mẹ sẽ vẽ 1 đốm tròn màu đỏ vào cột Thưởng của ngày đó. Nếu hôm đó con bị mẹ la mắng thì sẽ bị mẹ vẽ 1 đốm xanh vào cột Phạt.

      Cuối tuần, hai mẹ con cùng đếm xem điểm Thưởng hay Phạt nhiều hơn. Mẹ nên đưa ra 1 mức thưởng/phạt cụ thể. Ví dụ nếu tuần này nhiều điểm thưởng, cuối tuần mẹ cho đi chơi siêu thị và ngược lại bé sẽ không được đi chơi ở đâu.
      Mẹ đừng chấm điểm gắt gao quá, bé sẽ nhanh nản đấy! Hãy khuyến khích và động viên bé nhiều hơn, dù bé có sự cố gắng/tiến bộ nhỏ nhất, mẹ cũng chấm điểm Thưởng cho bé. Làm cách này, mẹ sẽ lôi kéo sự chú ý của bé suốt tuần, bé sẽ cố gắng học, cùng tham gia chấm điểm và náo nức chờ kết quả cuối tuần.


      Read more: http://afamily.vn/nuoi-day-con/20100419061352334/Con-cham-hoc-la-nho-me-biet-cach/#ixzz1TPMa5DzI
    17. ngoclinh2911
      ngoclinh2911
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Chỉ còn 2 tháng nữa, các bé mẫu giáo lớn nghỉ hè và chuẩn bị bước vào lớp 1. Nhiều bố mẹ lo lắng không biết bé có chịu học không, vì bây giờ bé đang quen chơi rồi mà!

      Tại sao mẹ không thử dạy bé học chữ dần dần qua những trò chơi vô cùng thú vị mà đơn giản nhỉ?

      1. “Trốn tìm với chữ cái”

      Mẹ dạy bé một chữ cái rồi mẹ giấu chữ cái đó đi và gợi ý cho bé tìm ra chữ cái đó. Khi bé tìm được, mẹ yêu cầu bé đọc to chữ cái đó lên. Đừng quên khen bé nếu bé đọc đúng. Nếu bé đọc chưa đúng, mẹ hãy hướng dẫn bé đọc lại và động viên bé ở lần chơi sau.

      Khi mẹ đã dạy bé được nhiều chữ cái, mẹ hãy giấu tất cả các chữ cái đó. Mẹ cứ đọc to một chữ cái và “nhờ” bé đi tìm.

      Có thể đổi lại, bé giấu chữ cái và mẹ đi tìm nhé.

      2. Học chữ qua sự biểu lộ tình cảm

      Mẹ hãy dạy bé nhớ chữ cái qua cách biểu lộ tình cảm.

      Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C, mẹ cho bé biết: “Chữ C là chữ đứng đầu của từ cười, cay, con cá...”. Sau đó, mẹ làm điệu bộ xuýt xoa vì ăn phải miếng ớt cay hoặc mẹ cười to và hỏi bé, những từ đó bắt đầu bằng chữ cái gì.

      Chắc chắn, bé sẽ nhớ chữ cái rất nhanh và lâu, học thêm cả cách ghép từ nữa.
      3. Học chữ qua đồ chơi

      Chắc chắn, bé nào cũng được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi. Mẹ có thể tận dụng những đồ chơi đó để dạy bé học chữ.

      Ví dụ, bé gái có rất nhiều thú bông, búp bê, đồ chơi nấu ăn... Mẹ có thể thông qua các đồ chơi đó để dạy bé những chữ tương ứng như chữ B, chữ N...
      Những chữ cái mẹ đã dạy có thể treo lên trên tường. Nếu mẹ đọc chữ nào, bé hãy giơ chữ đồ chơi tương ứng với chữ cái đó cho mẹ xem và ngược lại.


      Mẹ có thể mua các hình con vật, hoa quả... và đố bé dán đúng chữ cái vào dưới các hình đó

      4. Học chữ qua động tác

      Trò chơi này cũng giống như cách học chữ qua sự biểu lộ tình cảm.

      Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C trong từ “chạy”, mẹ vừa đọc to chữ C và vừa làm động tác chạy. Sau đó mẹ có thể làm động tác chạy và hỏi bé đó hành động bắt đầu bằng chữ gì.

      Nếu mẹ đã dạy bé được nhiều từ, mẹ có thể làm nhiều động tác và yêu cầu bé đoán chữ cái.
      Có thể đổi lại, bé làm động tác và mẹ đoán chữ cái.

      5. Học chữ qua đồ ăn

      Khi bé ăn cơm, các loại hoa quả, bánh kẹo, mẹ có thể dạy bé các từ tương ứng với các vị như: ngọt, đắng, cay, chua, nóng, lạnh...

      Mẹ cũng có thể tranh thủ dạy bé các chữ cái thông qua các món ăn mà bé thích như xúc xích, sữa chua, hoa quả. Bé vừa ăn vừa chơi đố chữ cái với mẹ. Có khi, vừa học chữ cái vừa chơi như thế, bé sẽ ăn ngon và ăn được nhiều hơn bình thường.

      6. Học chữ qua các biển quảng cáo

      Hầu như bé nào cũng có sở thích là xem quảng cáo. Mẹ có thể dạy bé các chữ cái thông qua các nhãn hàng, thương hiệu được quảng cáo.

      Ví dụ, quảng cáo các hãng Samsung, Sony, dầu gội đầu Sunsilk mẹ dạy bé chữ S.

      Mẹ cũng có thể dạy bé các chữ cái của các thương hiệu trên đồ dùng gia đình. Ví dụ, tủ lạnh Panasonic, tivi Sony, máy giặt LG...
      Khi bé ra đi chơi, gặp các biển quảng cáo trên các cửa hàng, xe buýt,... mẹ cũng nên chỉ cho bé xem, dạy bé chữ cái hoặc đố bé đọc được các chữ cái trên đó.


      Read more: http://afamily.vn/nuoi-day-con/20100228090911662/Giup-be-hoc-chu-cai-nhanh-va-nho-lau/#ixzz1TPMssWfK
    18. ngoclinh2911
      ngoclinh2911
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Giúp con chăm học hơn

      Thay vì thúc giục hay đưa ra các mục tiêu quá cao cho con, bạn hãy chấp nhận khả năng thật của trẻ, thường xuyên trò chuyện với con và khen thưởng hợp lý... để giúp con chăm học hơn.

      1. Chấp nhận khả năng thật của con:

      Nếu bạn đặt nặng mục tiêu là con mình phải trở thành học sinh giỏi nhất lớp thì có thể bạn đã quá ảo tưởng. Mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ khác nhau. Việc bạn hay so sánh khả năng của con mình với những đứa trẻ khác chỉ làm cho con bạn có cảm giác sợ: nếu không đáp ứng được sự mong đợi của bố mẹ thì nó là kẻ thất bại.

      Trường hợp ngược lại, nếu con bạn sớm tỏ ra có năng khiếu về hội họa hoặc thể thao, hãy tạo mọi cơ hội để bé có thể phát triển năng lực của mình. Nhưng nhớ đừng bắt ép mà hãy động viên thật nhiều. Bạn không thể nào bắt một đứa trẻ phải chạy trong khi bé chưa biết đi, nhưng nếu bé muốn chạy, hãy hết lòng giúp đỡ bé.

      2. Tạo cơ hội cho con

      Một trong những cách hay nhất và hiệu quả nhất để giúp trẻ phát huy năng khiếu là cho trẻ làm theo sở thích của nó. Nếu được quyền chọn lựa, trẻ sẽ nỗ lực hơn để thực hiện cái mà chúng quyết định theo đuổi. Nhưng dù gì đi nữa, trẻ rất cần sự hỗ trợ của các vị phụ huynh.

      Thông thường, bọn trẻ thích rất nhiều thứ nên cha mẹ phải có giải pháp thu hẹp lại, giúp con phát hiện ra lĩnh vực nào nó quan tâm nhiều nhất. Đối với những đứa trẻ quá đặc biệt, nếu không hướng trẻ vào khả năng nổi bật của nó, trẻ sẽ mất dần sự tập trung vào năng khiếu của mình và chỉ thích ngồi xem TV hoặc chơi đùa với bạn bè mà thôi.

      3. Kiểm tra xem có gì gây khó khăn cho trẻ không

      Điều này nghe có vẻ dễ dàng và hiển nhiên nhưng có bao giờ bạn hỏi tại sao con mình không muốn đi trại, không thích tham gia hướng đạo sinh hoặc không làm bài tập về nhà? Có thể khi đi học nó hay bị bạn bè chọc ghẹo, nó không thích thầy phụ trách đội hay chán học môn toán nên không làm bài về nhà.

      Môi trường thích hợp cũng là yếu tố rất quan trọng. Một số trẻ chỉ có thể tập trung ý tưởng trong những phòng tuyệt đối yên tĩnh nhưng những đứa khác thì lại thích ngồi học ở sân chơi náo nhiệt. Nếu con trai bạn nói rằng nó không muốn ngồi học một mình trong phòng riêng thì hãy dọn dẹp cho bé ngồi học trong nhà bếp. Nếu trẻ trở nên ham học, không cần đến sự nhắc nhở của người khác thì chắc hẳn phải có một nguyên do tốt nào đó.

      4. Nói chuyện với con về công việc của bạn

      Dù bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc, hãy dành một ít thời gian kể với con về cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Khi bạn nói với con những điều này, trẻ sẽ suy nghĩ, biết đâu nó tự nhủ rằng mình cố gắng học giỏi thì sẽ thành công như mẹ. Nếu bạn đang làm một công việc tẻ nhạt và không tìm ra được từ nào tốt đẹp để ca ngợi thì cũng nói cho con biết sự thật: với một người không có bằng cấp, khó mà tìm được một công việc tốt. Đôi khi trẻ sẽ tự động viên mình học tập chăm chỉ chỉ vì chúng muốn cuộc sống sau này sẽ tốt hơn cuộc sống của cha mẹ.

      5. Khen ngợi trẻ

      Khen ngợi cũng là một cách để động viên trẻ học nhưng phải có chừng mực vì trẻ con không ngu dại gì mà tin mãi những câu "Giỏi lắm" hoặc "Tốt lắm". Nếu ngày nào nó cũng mang cho bạn xem những bài làm ở trường và nghe vẫn chừng ấy lời thì bọn trẻ hiểu rằng bạn không quan tâm thực sự đến chuyện học hành của chúng.

      Vậy bạn có thể nói những gì? Đơn giản thôi, nhưng là rất cụ thể. Ví dụ: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con, nó rất sâu sắc và ấn tượng" hoặc "Con soạn bài ‘Trường làng tôi’ hay lắm". Cháu sẽ thấy rằng bạn rất quan tâm đến những hoạt động của nó và sẽ cố gắng hơn trong những lần sau.

      6. Thưởng cho trẻ

      Một số phụ huynh thường hứa sẽ thưởng cho con một chiếc xe đạp nếu nó làm bài thi thật tốt và tất nhiên nếu thi rớt thì sẽ chẳng được gì cả. Cách đối xử như vậy không hẳn là một phương pháp tốt vì làm cho trẻ căng thẳng trước kỳ thi, sợ thi điểm thấp thì không được thưởng. Và nếu thi hỏng thật thì nó rơi vào trạng thái chán nản vô cùng.

      Trên lý thuyết, kết quả thi tốt đã là phần thưởng cho bé nhưng trên thực tế, trẻ sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu có quà thưởng để khích lệ chúng. Thay vì hứa hẹn tặng cho bé một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ khích lệ trẻ rồi. Phần thưởng sẽ động viên trẻ cố gắng hơn và cũng không làm cho trẻ quá hối tiếc nếu vuột mất cơ hội giành được phần thưởng đó.

      7. Thỉnh thoảng hãy để con tự do làm những gì nó thích

      Trẻ con thường tiến bộ rất nhanh nếu chúng được cha mẹ quan tâm và khuyến khích, tuy nhiên trẻ cũng cần thời gian để có thể đạt được điều đó. Những câu la mắng như: "Mày đang làm gì vậy? Sao không chịu học hành gì cả?" sẽ làm cho trẻ bị tổn thương.

      Mọi người đều cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc hay thậm chí chỉ để ngồi và nhìn chăm chăm vào khoảng không trước mặt. Và khi năng lượng của chúng ta được phục hồi, chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo, khoẻ mạnh và sẵn sàng đương đầu với thử thách trước mắt. Trẻ con cũng vậy.

      8. Giải thích cho trẻ hiểu tại sao bạn muốn trẻ học tập thật tốt

      Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không muốn con bỏ lớp học piano vì biết chắc chắn là trẻ có năng khiếu về âm nhạc, đặc biệt là khả năng chơi đàn piano? Bạn phải làm gì?

      Đừng la mắng trẻ vì chỉ một lúc sau trẻ sẽ không để tâm đến việc bạn đang trách móc nữa. Bạn hãy nói chuyện và giải thích cho bé hiểu tại sao nên tiếp tục học đàn piano và mâu thuẫn giữa hai mẹ con sẽ được giải quyết ngay. Nếu trẻ không chịu vâng lời, biết đâu nó đang chuyển hướng sang đam mê thanh nhạc và thích tham gia vào một nhóm tam ca, tứ ca nào đó... Dù trẻ đồng ý hay không đồng ý thì tất cả những gì trẻ học được trước đây vẫn được lưu giữ an toàn trong "ngân hàng kinh nghiệm" của nó và nó sẽ không bao giờ quên được
      manly shopping thích bài này.
    19. thanh4890
      thanh4890
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Ý nghĩa quá, mong sao các bé ngoan và nghe lời, đừng để phải nhảy xuống 100 lần như thế :) mệt lắm :D
    20. Me Hai An
      Me Hai An
      Ðề: Cách dạy con chăm chỉ của người xưa

      Nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa quá. Cảm ơn mọi người !

Chia sẻ trang này