Kinh nghiệm: Cách Lựa Chọn Cổ Phiếu Mạnh Yếu Với Chỉ Báo Sức Mạnh Tương Quan (relative Strength)

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Jenifer Nguyễn Lan, 17/6/2020.

  1. Jenifer Nguyễn Lan

    Jenifer Nguyễn Lan Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/7/2017
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Cách lựa chọn cổ phiếu mạnh yếu với chỉ báo Sức mạnh tương quan (Relative Strength) và code Amibroker phân kỳ RS:
    Rất nhiều nhà đầu tư gặp phải trường hợp thị trường tăng rất mạnh nhưng cổ phiếu mình chọn lại đứng im, còn khi thị trường giảm thì mã mình cầm nó lại giảm rất mạnh? Vậy nguyên nhân tại sao? Một trong những phương pháp giúp tránh được việc đó là sử dụng nhóm chỉ báo Sức mạnh tương quan (Relative Strength).
    Chỉ báo Sức mạnh Tương quan RS (Comparative Relative Strength) dùng để so sánh mức sinh lời của hai cổ phiếu với nhau. Thường thì người ta hay sử dụng chỉ báo sức mạnh tương quan được để so sánh mức sinh lời của một cổ phiếu với chỉ số thị trường như VN-Index, Vn30, nhóm nghành của cổ phiếu đó.
    Chỉ báo Sức mạnh Tương quan so sánh sự thay đổi giá của một cổ phiếu với sự thay đổi giá của một cổ phiếu, chỉ số, nhóm nghành... Vì vậy, khi chỉ báo này tăng cho thấy cổ phiếu đó có mức sinh lời tốt hơn so với cổ phiếu ta mang ra so sánh. Nếu chỉ báo đó đi ngang cho thấy cả hai chứng khoán có mức sinh lời như nhau. Còn chỉ báo giảm cho thấy cổ phiếu này có mức sinh lời kém hơn cổ phiếu ta mang so sánh.
    Tương tự như các chỉ báo khác như RSI, MACD. Chỉ báo sức mạnh tương quan RS cũng có phân kỳ. Phân kỳ của chỉ báo sức mạnh tương quan cũng được chia làm 2 loại là phân kỳ giá lên (bullish divergence) và phân kỳ giá xuống (bearish divergence). Xem thêm videos:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Jenifer Nguyễn Lan
    Đang tải...


Chia sẻ trang này