Thông tin: Cách Phòng Bệnh Viêm Não Nhật Bản Cho Trẻ Trong Mùa Hè Hiệu Quả Nhất

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thoitrangtreem169, 3/5/2016.

  1. thoitrangtreem169

    thoitrangtreem169 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/1/2016
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Cách phòng bệnh viêm não nhật bản cho trẻ trong mùa hè hiệu quả nhất giúp trẻ tránh được bệnh nguy hiểm và phát triển một cách toàn diện nhất. Tuy đã tiêm phòng viêm não nhật bản nhưng rất có thể bé vẫn mắc viêm não nhật bản do sức đề kháng kém nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Làm sao nhận biết trẻ bị viêm não nhật bản, triệu chứng của viêm não nhật bản, cách phòng bệnh viêm não nhật bản sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của ******** giúp bạn chăm sóc cho bé yêu của mình tốt nhất tránh các bệnh nguy hiểm.

    Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector (vật chủng trung gian) chính. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao.

    Phương thức truyền bệnh
    Virút gây VNNB, là một flavivirus,được truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn, chủ yếu là hai loài Culextritaeniorhynchus và Culex vishnui. Chim lội nước là ổ chứa virút chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nuôi gần người.Con người thường chỉ là ký chủ ngẫu nhiên của virút.

    Sự lan truyền virút VNNB xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường gắn liền với sản xuất lúa gạo và thủy lợi. Ở một số vùng của châu Á, bệnh có thể xảy ra gần các trung tâm đô thị.

    Trong khu vực ôn đới của châu Á, sự lan truyền virút VNNB là theo mùa. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè và mùa thu. Trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, sự lan truyền bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường có một đỉnh cao trong mùa mưa.

    [​IMG]
    Triệu chứng bệnh viêm não
    Thời kỳ ủ bệnh là 1 – 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ và có khi tới 14 ngày. Thường ít có triệu chứng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ và lú lẫn.

    Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở màng não, não và rối loạn thần kinh thực vật. Đối với dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là cứng gáy và dấu hiệu Kernig. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều mặt như co cứng cơ, co vặn, cơn quay mắt quay đầu, co giật, động cơn, run, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.

    Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề: nhiệt độ giao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

    Hậu quả của bệnh viêm não
    Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

    [​IMG]
    Hướng điều trị viêm não nhật bản
    Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt…). Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.

    Cách phòng bệnh viêm não nhật bản
    Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh VNNB phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác…

    Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.

    Nhưng biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thoitrangtreem169
    Đang tải...


  2. hungdqh3

    hungdqh3 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/2/2014
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    đúng đây là 1 cách vô cùng hiệu quả ạ
     
  3. dattienbn

    dattienbn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/3/2016
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin về cách phòng tránh bệnh viêm não nhật bản
     
  4. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    Cảm ơn chủ top chia sẻ thông tin hữu ích :) Mùa hè lắm bệnh lắm
     
  5. maimai452

    maimai452 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/10/2015
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    hic cảm ơn mẹ thớt đã chia sẻ thông tin rất bổ ích ạ
     
  6. maimai452

    maimai452 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/10/2015
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    cần lập nhiều hơn các topic như thế này ạ vì nó rất hữu ích ạ
     
  7. EnglishHN449

    EnglishHN449 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/4/2016
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    83
    mùa hè bé nhiều bệnh quá. cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin, bé nhà mình đã tiêm phòng rùi nhưng vẫn lo
     
  8. thanqua0123

    thanqua0123 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2015
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn mẹ mách thông tin hưu ích ja
     
  9. thienthan0900

    thienthan0900 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/10/2015
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Cách rất hiệu quả đấy ạ :) cảm ơn chủ top nhiều ạ!
     

Chia sẻ trang này