Cách Sơ Chế Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Mẹ Nên Biết

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi công chúa mabu, 8/5/2017.

  1. công chúa mabu

    công chúa mabu Mabu dinh dưỡng

    Tham gia:
    18/9/2013
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Khi đã lựa chọn Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm cho bé, thì mẹ nên trang bị cho mình những cách sơ chế đồ ăn dặm kiểu Nhật sau đây để quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con nhẹ nhàng, đơn giản hơn.

    1. Rây


    Rây là cách sơ chế mẹ thường sử dụng trong sơ chế đồ ăn dặm cho bé trong giai đoạn đầu của Ăn dặm kiểu Nhật. Vì lúc này, cháo/bột ăn dặm hay các loại thực phẩm của bé phải nhuyễn mịn, nên mẹ thường rây qua trước khi nấu. Nhất là đối với những loại rau quả mềm như cà chua, mẹ có thể rây trực tiếp, cà chua lúc này sẽ được loại bỏ hoàn toàn hạt và vỏ, lại cho ra thành phẩm là bột cà chua mềm mịn. Tuy nhiên, với các loại rau nhiều xơ thì mẹ cần phải luộc chín, rồi thái, giã nhỏ, sau đó mới lọc qua rây.

    2. Mài

    [​IMG]

    Tương tự với rây, mài cũng là cách sợ chế đồ ăn dặm được mẹ sử dụng nhiều trong giai đoạn 1 của Ăn dặm kiểu Nhật. Cà rốt, táo, lê...là những loại quả mẹ thường mài nhuyễn trước khi chế biến thành món ăn dặm cho bé. Rau củ như cà rốt, khoai tây...mẹ có thể luộc/hấp chín mềm trước khi mài cho đỡ cứng.

    Mài còn là cách sơ chế những đồ đã phơi khô hay để trong ngăn đá tủ lạnh như bánh mì, thịt gà...đấy các mẹ nhé!

    3. Tách xé

    Với những đồ thịt cá, bắt đầu ở giai đoạn 2 của Ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể dùng tay hay dĩa để tách xé. Ví dụ, khi mẹ nấu cháo cá rau cải cho con, mẹ có thể dùng tay để gỡ xương cá sau khi đã hấp/luộc chín, rồi dùng dĩa tách, xé nhỏ ra để nấu cháo cho bé ăn.

    5. Giã

    Thay vì việc dùng máy xay, mẹ có thể cho những đồ như bí ngô, khoai tây, rau xanh... đã được luộc/hấp chín vào giã nát. Tuy nhiên, với các loại rau nhiều xơ, để tránh lợn cợn, sau khi giã xong mẹ nên lọc qua rây, hoặc nghiền nhuyễn.

    [​IMG]

    Mẹ cũng có thể tận dụng thìa dĩa để nghiền, giã nát những đồ mềm như chuối, bơ...

    6. Vắt

    Trong trường hợp mẹ muốn có nước cam cho con uống thì mẹ có thể dùng máy vắt cam, hoặc một lần nữa tận dụng công dụng đa năng của chiếc dĩa bằng cách chọc dĩa vào quả cam và xoáy đều trên dưới... Với những bé lớn thì mẹ có thể cho con uống luôn nước ép có lẫn tép, nhưng với những bé còn nhỏ, mẹ có thể lọc nước cam qua rây hoặc một miếng vải màn trước khi cho con uống.

    5. Làm sánh

    Ở giai đoạn 3 của Ăn dặm kiểu Nhật, để hỗ trợ quá trình nhai nuốt của con, mẹ thường tạo độ sánh của thức ăn cho con bằng bột năng. Mẹ pha bột năng với nước theo tỷ lệ 1:2, và đổ từ từ hỗn hợp vào món ăn khi món ăn gần được. Mẹ nhớ khuấy đều tay.

    7. Thái, cắt

    Để nâng dần độ thô thức ăn lên phù hợp với bé theo từng giai đoạn ăn dặm thì phương pháp sơ chế cũng có những thay đổi tương ứng. Ví dụ như rau quả cho bé ăn dặm ở giai đoạn 5-6 tháng mẹ phải mài/xay nhuyễn, thì đến giai đoạn sau mẹ băm nhỏ, rồi dần thái, cắt hạt lựu, thái cắt miếng to vừa tay... Cắt, thái đồ ăn dặm là cách sơ chế được dùng nhiều trong giai đoạn 3, 4 của Ăn dặm kiểu Nhật.

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi công chúa mabu
    Đang tải...


  2. xuỵen94

    xuỵen94 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/3/2017
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
     
  3. xuỵen94

    xuỵen94 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/3/2017
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    rất hứu ích
     
  4. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ăn dặm kiểu nhật rất cần nồi để hấp đồ ăn.
     

Chia sẻ trang này