Cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi quynhanhv, 12/12/2011.

  1. Me.bebee

    Me.bebee Thành viên mới

    Tham gia:
    21/12/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa vì thức ăn hâm nóng

    thank bác, nhưng mà ngày nay cho bé ăn khó thật
     
    Đang tải...


  2. quynhanhv

    quynhanhv Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/12/2011
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    83
    Cho trẻ uống bổ sung vitamin A ở đâu?

    Nếu bé chưa tham gia chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trong tháng 12/2011 vừa qua thì cho bé uống vitamin A ở đâu?
    Ngày 1-2/12/2011 là ngày cho bé từ 6-36 tháng tuổi trên toàn quốc uống Vitamin A. Tuy nhiên, vì một số lý do, nhiều phụ huynh đã quên đưa trẻ đi uống? Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, có thể bổ sung cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trong trường hợp, nếu phụ huynh không chắc chắn bổ sung đủ vitamin A cho trẻ thì nên đưa trẻ đi uống bổ sung.

    Chị Kim Anh, ngụ Quận 7, TP.HCM là một ví dụ điển hình. Chị có một bé gái 16 tháng tuổi, cân nặng 9,5 kg và cao 85 cm. Vừa qua, do mải mê tiếp khách hàng, chị đã quên đưa con đi uống Vitamin A. Chị lo lắng vì "bé uống thiếu một lần như vậy có ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này không? Có thể đưa bé đến đâu để uống bổ sung?".

    BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, nếu bé chưa tham gia chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trong tháng 12/2011 vừa qua, phụ huynh có thể đưa bé đến trạm y tế địa phương hoặc Trung tâm Dinh dưỡng để uống bù.

    Bé 16 tháng nặng 9,5kg như vậy là hơi gầy nhưng chưa suy dinh dưỡng,.Chiều cao của bé 16 tháng trung bình là 79-81cm. Nếu bé ăn uống tốt với đa dạng các thực phẩm giàu vitamin A như thịt, cá, gan, trứng, sữa và các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc củ quả màu vàng cam như bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín... thì không có tác hại gì lớn và cũng không ảnh hưởng đến thị lực hiện tại và sau này.

    Tuy nhiên, lúc này nhu cầu vitamin A của trẻ rất cao, nếu phụ huynh cảm thấy không đảm bảo chắc chắn sẽ cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết cho trẻ thì nên cho bé đi uống viên vitamin A liều cao
     
  3. quynhanhv

    quynhanhv Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/12/2011
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

    Cho trẻ ăn hải sản: đôi điều lưu ý
    Món ăn thuỷ hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác, giúp trẻ khoẻ mạnh và tăng trưởng cân đối.

    Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn, bảo quản và chế biến đúng cách, lại ăn không có mức độ thì “lợi bất cập hại”.

    Ăn gì, kiêng gì?
    Trẻ trên ba tuổi mới nên cho ăn hải sản dạng luộc, hấp nguyên con. Ảnh: Hồng Thái

    Những loại tốt cho trẻ: cá biển là thực phẩm tuyệt vời do chứa đạm, có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh, phát triển thị giác và phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D.

    Do đó, ăn cá ít nhất ba lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục.

    Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Cá đồng tuy không chứa nhiều các axít béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển.

    Những hải sản không nên cho trẻ ăn: đó là cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn… và những loại cá có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao vì sống ở vùng biển ô nhiễm. Không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc.

    Trẻ tuổi nào có thể ăn thuỷ sản?

    Do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ, nên tốt nhất là cho bé ăn từ tháng thứ bảy trở đi, cho ăn từng ít một để bé thích nghi dần, ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần thận trọng hơn.

    Khi trẻ bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, chọn cá nạc ít xương như cá lóc, cá trắm, cá trê... Với cá biển, nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ (nhỏ)... vốn chứa nhiều omega-3. Tôm cũng giàu đạm và canxi, từ tháng thứ bảy trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng chứa hàm lượng canxi cao, nên cho trẻ ăn thường xuyên. Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ, nên cho trẻ ăn khi đã một tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ.

    Ăn bao nhiêu là đủ?

    Ngày nào cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ thuỷ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một, chọn loại tươi ngon, nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

    Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần.

    Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.

    Trẻ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn nửa con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

    Lưu ý cả cách chế biến

    Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì còn phải kể đến nguy cơ nhiễm kim loại nặng như thuỷ ngân. Để hạn chế các nguy cơ này, cần lưu ý khi chế biến.

    Trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to bóc vỏ, sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua. Với các loại hải sản có vỏ, luộc chín lấy nước nấu cháo, bột, thịt xay hoặc băm nhỏ cho vào cháo, bột.

    Trẻ ba tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản, có thể cho bé ăn tôm, cua, ghẹ, ngao nguyên con dạng luộc, hấp. Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ.
     
    tonaivy thích bài này.
  4. tonaivy

    tonaivy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/11/2011
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

    Bé 8 tháng tuổi ăn luơng được chưa a?
     
  5. Me-cu-Tit

    Me-cu-Tit Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/7/2009
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trời rét, coi chừng trẻ bị tiêu chảy cấp nhé các mẹ

    Là khi dùng kháng sinh thì kháng sinh thường phá hủy hệ vi sinh đường ruột, uống men tiêu hóa để cân bằng lại mà.
     
  6. quynhanhv

    quynhanhv Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/12/2011
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

    Hic mẹ nó nói ăn gì mình ko hiểu?

    Hôm nay chia sẻ với các mẹ chứng vàng da ở bé nhé

    Da dẻ bé nhà tôi hơi vàng, tôi có cần đưa bé đi khám?
    Chào bác sĩ,

    Bé được 1.5 tháng tuổi, tôi nhìn thấy da của bé hơi vàng, cho tôi hỏi có cần phải đi khám không? Tôi chưa cho bé dùng thuốc gì cả. Xin cảm ơn bác sĩ. (Phuong Thao - Ha Dong)
    Trả lời:



    Chào Phuong Thao,



    Bình thường sau sanh từ ngày thứ 3-5 bé thường có biểu hiện vàng da, do các hồng cầu trong thai nhi bị phá huỷ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành (là hiện tượng sinh lý bình thường), khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn Bilirubin làm cho trẻ bị vàng da.



    Có 2 loại vàng da:



    - Vàng da sinh lý: bé sẽ có biểu hiện vàng da ở mức độ nhẹ (vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, xuất hiện muộn sau ngày thứ 3) và thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất Bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu, không cần phải điều trị.



    - Vàng da bệnh lý: bé sẽ biểu hiện vàng da rất nhiều và nhanh (vàng sậm lan đến tay chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1 - 2 ngày sau sanh) do chất Bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não gây vàng da nhân, rất nguy hiểm cần cấp cứu ngay (chiếu đèn hoặc thay máu). Nếu chậm trễ bé sẽ bị hôn mê, co giật, có thể gây tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.



    Do đó, khi bé vàng da, bạn cần xem bé vàng da ở vị trí nào (chỉ một vùng hay toàn thân?), bú ngủ, tiêu tiểu như thế nào, ngày thứ mấy sau sanh. Bé của bạn 1,5 tháng rưỡi mới phát hiện vàng da nhẹ, nếu bé bú ngủ tốt, lên cân thì bạn nên xem lại có kiêng cữ để bé trong phòng tối quá không, có phơi nắng cho bé mỗi sáng chưa?



    Nếu chưa làm được điều này, bạn nên tắm nắng cho bé mỗi sáng 15-20 phút và tích cực cho bú sữa mẹ. 2 yếu tố này sẽ giúp cơ thể đào thải nhanh Bilirubine qua đường tiểu và phân. Nếu bé vàng da kèm theo những bất thường khác, bạn nên đưa bé vào bệnh viện nhi đồng để khám và điều trị nhé.

    Thân mến!

    BS-CK Nhi tổng quát Nguyễn Thị Thu Thảo
     

Chia sẻ trang này