Đà Lạt - nơi đi mãi vẫn chưa chán Phan Trúc Lam (sống tại TP HCM) đã đến Đà Lạt nhiều lần nhưng chuyến đi lần này vẫn mang lại cho cô nàng sinh năm 1988 nhiều trải nghiệm khác lạ. "Mặc dù đã rất nhiều lần đặt chân đến Đà Lạt nhưng đối với tôi chuyến đi lần này có nhiều thứ thật khác. Cảm giác mới mẻ cứ như đang phiêu du đến một miền đất khác hoàn toàn lạ lẫm dù cho tôi gần như thuộc nằm lòng các con đường nơi đây. Đà Lạt của lần này là một trải nghiệm hoàn toàn khác hẳn với món lẩu gà lá é đặc sản Phú Yên, quán thịt rừng Ayun của vợ chồng chủ quán đầy cá tính, cung đường Tà Nung mới mẻ dẫn lên thác Voi", Trúc Lam bắt đầu bài chia sẻ của mình. Cô cho biết, ấn tượng nhất trong chuyến đi có lẽ là căn homestay, nơi bạn có thể thức giấc giữa ánh nắng ban mai và cái se se lạnh của Đà Lạt, cuộn người mãi trong chăn duỗi chân và rướn người một cái, đón lấy những tia nắng mặt trời, một ngày vô lo. "Bỏ qua những khách sạn tiện lợi quanh khu Hoà Bình, những căn home stay đang sốt xình xịch, tôi chọn Le Bleu Homestay một nơi không địa chỉ cụ thể, ít review và hoàn toàn không có dịch vụ gì ngoài một căn nhà để trọ. Đó là một ngôi nhà gỗ nằm sâu dưới con dốc khá đứng bao quanh bởi một khu vườn yên tĩnh, được dựng lên hoàn toàn bằng gỗ và có nhiều cửa sổ kính, nơi mà nghe đâu đã từng thuộc sở hữu của nhạc sĩ Dương Thụ, nơi ông từng sống và sáng tác khi sống ở Đà Lạt", cô viết. Trong mảnh vườn còn có hẳn một hồ cá, một chiếc bàn dài đặt dưới gốc cây anh đào, nơi mà bạn có thể quây quần bên bạn bè, người thương quanh bếp than hồng để thưởng thức bữa tiệc BBQ tự tay chuẩn bị rồi cùng nhau trò chuyện rôm rả bên ly rượu vang, một cảm giác chỉ có ở Đà Lạt. Tuy nhiên, Lam chia sẻ, nhà nghỉ có nhiều góc chưa được chăm chút kỹ từng ngóc ngách, khá bề bộn, chất lượng toilet có thể gây thất vọng cho nhiều bạn. Trúc Lam tự tay hái những trái dâu trong vườn dâu chú Hùng. "Dâu tự tay mình hái nó xinh gì đâu, thơm ơi là thơm. Vườn dâu chú Hùng, chú có rất nhiều vườn, nếu các bạn sợ nắng thì nói chú cho đi vườn trong nhà nhé. Còn muốn hái ngoài vườn thì nói với chú", Lam tư vấn. Địa chỉ tham khảo cho bạn: vườn dâu chú Hùng: Thánh Mẫu, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng, trước khi lên có thể gọi điện hỏi đường cho chắc. Quán Mê Linh Garden có view rất rộng, nhìn xuống toàn cảnh núi đồi, hồ nước. Phía dưới và bên trong nhà có chồn cho khách tham quan xem. Nhà thiếu nhi thành phố - 13 Đinh Tiên Hoàng - địa điểm chụp ảnh sống ảo nổi tiếng của dân du lịch. Trúc Lam cũng đặc biệt quan tâm đến các món ăn ở Đà Lạt, cô chia sẻ rất chi tiết những món ăn, hương vị và địa chỉ của quán. Các món ăn vỉa hè dân dã, thơm ngon luôn mời gọi du khách đến Đà Lạt. Quán cơm lam Ayun - Tam Nguyên, chủ nhân là vợ chồng cô chú dân tộc J'rai là địa chỉ mà Trúc Lam tâm đắc nhất, nơi có hương vị đặc biệt và cách phục vụ cũng rất đặc biệt mà theo thực khách kháo nhau là "không phải cứ có tiền là được ăn".
DU LỊCH ĐÀI LOAN - ĐÀI LOAN MIỄN VISA CÓ ĐIỀU KIỆN CHO DU KHÁCH VIỆT TỪ 1 THÁNG 9 Theo thông báo từ Văn phòng kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, từ ngày 1/9, công dân thuộc 8 nước trong đó có 7 nước Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào) và Ấn Độ thuộc diện miễn visa nhập cảnh trong 30 ngày với các điệu kiện dưới đây: Điều kiện cơ bản: - Hộ chiếu còn hạn 6 tháng trở lên (tính từ ngày nhập cảnh Đài Loan, không phải ngày xin qua mạng). - Có vé máy bay hoặc vé tàu chiều về, hoặc vé máy bay, vé tàu của điểm đến tiếp theo. - Người chưa từng đi lao động Đài Loan. Điều kiện đặc biệt để được miễn visa: Công dân có một trong các giấy tờ dưới đây của một trong các quốc gia Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, các nước thuộc khối Schengen: - Thẻ cư trú hoặc thẻ cư trú vĩnh viễn - Visa còn hiệu lực (bao gồm cả visa điện tử) - Thẻ cư trú hoặc visa hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây. (Khi nhập cảnh buộc phải xuất trình được giấy tờ để kiểm tra, nếu không xuất trình được sẽ bị từ chối nhập cảnh). Chú ý: Thời gian hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây là chỉ ngày hết hạn của thẻ tạm trú hoặc visa (nếu không có ngày hết hạn thì lấy ngày cấp) với ngày nhập cảnh Đài Loan cách nhau không quá 10 năm. Những điều cần lưu ý: - Thời gian lưu trú tại Đài Loan là 30 ngày, giấy phép được cấp có thời hạn 90 ngày, 7 ngày trước khi hết hạn có thể xin lại, trong thời gian còn hiệu lực có thể sử dụng nhiều lần. - Chỉ chấp nhận người có hộ chiếu thông thường, không chấp nhận hộ chiếu tạm thời, hộ chiếu khẩn cấp, hộ chiếu phi chính thức hoặc giấy tờ thông hành khác. - Chỉ chấp nhận người có visa chính thức, không chấp nhận giấy phép lao động hoặc giấy tờ tương tự khác. - Giấy phép kiến nghị sử dụng máy in Laser để in. - Trường hợp điền sai thông tin có thể lập tức đăng ký lại. Cách đăng ký: Du khách có đủ điều kiện như trên, nếu muốn xin miễn visa thì chỉ cần truy cập website của cục di dân Đài Loan để đăng ký (https://niaspeedy.immigration.gov.tw/). Lưu ý, có thể chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Hệ thống website xét duyệt trước trên mạng và sẽ trả lời kết quả đến du khách, sau đó mới có thể nhập cảnh Đài Loan. Trong trường hợp người xin visa không nhận được thông báo hoặc có thông báo kết quả không đạt, muốn nhập cảnh Đài Loan phải tiến hành làm thủ tục xin visa như bình thường. Đài Loan từng khá ngặt nghèo trong việc cấp thị thực cho khách Việt và đặc biệt là du khách nữ. Nhưng những quy định nới lỏng đáng kể trong chính sách cấp visa gần đây cho nhiều quốc gia châu Á của Đài Loan hứa hẹn sẽ thu hút lượng khách lớn đến với hòn đảo nổi tiếng này. Nếu không thuộc điều kiện miễn visa, bạn có thể nộp hồ sơ xin theo cách thông thường. Hồ sơ xin visa bao gồm: hộ chiếu còn hiệu lực trên 6 tháng, bản mẫu đơn xin visa, 2 ảnh 4x6 chụp trong 6 tháng gần nhất, giấy chứng nhận đang đi làm (hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội); hồ sơ chứng nhận năng lực tài chính (sổ tiết kiệm ngân hàng, chứng nhận đất đai, nhà cửa tài sản, giá trị tài sản ít nhất 50 triệu đồng). Lịch trình chi tiết và vé máy bay khứ hồi hoặc vé chiều về ra khỏi lãnh thổ Đài Loan. Gần đây, giá vé máy bay đến Đài Loan liên tục giảm mạnh. Từ mức giá 6-10 triệu đồng thì hiện nay, du khách có thể mua vé từ TP HCM đi Đài Bắc với giá 2,4 triệu đồng sau khi đã tính tất cả các loại phí của hãng Vanilla Air vừa tung ra. Bên cạnh đó, Vietjet Air cũng đã khai thác chặng bay này với giá 3 triệu đồng hay các đợt khuyến mãi của Eva Airlines, Uni Airlines, Vietnam Airlines... Nguồn Vnexpress.net - Nguyên Chi tổng hợp
DU LỊCH MALAYSIA - IPOH - ĐIỂM DU LỊCH MỚI NỔI Các điểm tham quan cổ xưa pha chút hiện đại của Ipoh đang được chuyên gia du lịch gợi ý, có thể là điểm đến tiếp theo trong hành trình của bạn. du lich singapore malaysia indonesia 6 ngay 5 dem gia re du lich thai lan 5 ngay 4 dem gia re Đã từ rất lâu, thành phố Ipoh đã không còn giữ được vị thế là thủ phủ của tỉnh Perak thuộc Malaysia. Tuy nhiên, một làn gió mới đang tràn đến thành phố này, và dễ dàng nhận thấy nhất là trên đường phố thuộc Old Town. Bỏ qua những điểm đến đã trở nên quen thuộc, đến Malaysia lần này, bạn hãy thử khám phá những địa danh sau ở Ipoh thông qua gợi ý của Lonely Planet: 'Tam giác vàng' - 3 điểm đến ở trung tâm Ga xe lửa của Ipoh vào đầu thế kỷ 20 được biết đến với tên gọi Tah Mahal nhờ những vòm mái nhà màu trắng tuyệt đẹp. Bờ tây của sông Kinta chính là nơi tọa lạc của những công trình kiến trúc lịch sử nổi bật nhất của Ipoh. Dưới sự cai trị của thực dân Anh, kiến trúc hoàng gia đã được xây dựng rộng khắp vùng đất này. Ga xe lửa của Ipoh vào đầu thế kỷ 20 được biết đến với tên gọi Tah Mahal nhờ những vòm mái nhà màu trắng tuyệt đẹp. Tòa thị chính ở đây là một địa danh thích hợp để chụp hình. Cách tòa thị chính 5 phút đi bộ chính là Tòa án mang sắc trắng tuyệt đẹp và tháp đồng hồ tưởng niệm Birch. Dãy phố Kong Heng và di sản của Ipoh Những biệt thự lâu đời ở đây đã được xây dựng để trở thành khách sạn, quán cà phê và nơi bán đồ thủ công. Sekeping Kong Heng chính là nơi tấp nập nhất tại trung tâm của Old Town. Dọc theo khách sạn ở đây chính là những sạp hàng thủ công mỹ nghệ và quán cà phê. Sạp Bits & Bobs bán món ais kepa (kem tuyết) rất nổi tiếng. Gần đó là Ipog Craftnerds, nơi bày bán các mặt hàng thủ công và trang sức, và Roquette - một khu tập trung đông đúc những người trẻ tuổi trong những quán cà phê bắt mắt. Con đường lịch sử Concubine Các du khách và người dân địa phương thường đến thăm Lorong Panglima - nơi còn được biết đến với tên gọi Concubine. Cư dân ở Ipoh thường kể những câu chuyện về vẻ đẹp của thành phố. Dù Lorong Panglima đã không được trùng tu trong nhiều năm, đây vẫn là một địa danh thuộc con đường di sản của Malaysia. Các nhà hàng được xây dựng tại đây và nhiều khách sạn nổi tiếng cũng có mặt, tiêu biểu là khách sạn số 27 Concubine. Nghệ thuật hiện đại bằng tranh tường Họa sĩ Ernest Zacharevic đã lấy cảm hứng từ quá khứ hào hùng của Ipoh để vẽ nên những bức họa trên tường ở khắp nơi trong thành phố. Anh bắt đầu công việc này từ năm 2014 với dự án mang tên Nghệ thuật của Old Town, đưa lịch sử của Ipoh lên các bức tường. Túi cà phê, người đàn ông thưởng thức cà phê… là một trong nhiều nội dung của các bức họa. Có khá nhiều tranh được vẽ theo phong cách 3D và bạn có thể thưởng thức chúng khi đi qua chợ Jahan, Jalan Tun Sambathan và Jalan Padang. Ngoài Zacharevic, nghệ thuật đường phố ở đây cũng khá thú vị với việc thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Văn hóa uống cà phê ở Ipoh Nghệ thuật cà phê ở Ipoh vốn đã nổi tiếng từ lâu. Kopi putih - loại cà phê trắng độc nhất của thành phố được pha chế theo một công thức đặc biệt. Công thức gốc của loại cà phê này được cho là ở Sin Yoon Loong - một nơi chuyên phục vụ cà phê trong nhiều năm. Để tận hưởng các loại thức uống mới mẻ hơn, hãy đến với Lim Ko Pi - một nhà hàng chuyên bán cà phê với sứ mệnh gìn giữ nghề truyền thống của Ipoh. Quán này nằm trong một tòa nhà cổ được xây dựng từ những năm 1920. Các công trình kiến trúc tôn giáo lâu đời Ngoại ô Ipoh chính là nơi tập trung các công trình kiến trúc tôn giáo có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ. Những công trình này chủ yếu được chạm khắc trên vách đá vôi và nổi tiếng nhất có lẽ là Sam Poh Tong - một hang động từng là nơi sinh sống của những vị cao tăng vào những năm 1890 và đã trở thành một quần thể đền chùa phức hợp. Không khí trang nghiêm ở nơi linh thiêng này vẫn còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm với bức tượng các vị Phật canh giữ ở cửa hang và nến được thắp dọc theo hang. Ling Sen Tong là một ngôi chùa mang tính chất hiện đại, mang dáng dấp một nơi vui chơi của các vị thần. Những tín đồ có thể thoải mái chụp hình những bức tượng thần ở đây. Vĩnh Hy
CHIA SẺ KINH NGHIỆM MUA SẮM KHI ĐI DU LỊCH THÁI LAN Tiếng Thái giao tiếp cơ bản dành cho du khách Du lich singapore malaysia indonesia 6 ngay 5 dem Một số địa điểm shoping: + Cao cấp: Siam Paragon (mua đồ hiệu giảm giá), Siam Center. Thấp 1 tí thì MBK và Pratunam Platinum. + CHợ: Nếu chịu khó lặn lội các chợ hoặc các khu phố nghề sẽ có nhiều đồ đẹp và rẻ hơn là mua ở Trung tâm. Nên đi chợ đêm buổi tối vì họ họp rất muộn, sáng thì ngủ cho khỏe vì cửa hàng siêu thị chỉ mở từ 10h hoặc 10h30. Hoặc buổi sáng đi thăm di tích, thắng cảnh, chiều đi shopping. Cứ chỗ nào đề sale off thì nhảy vào, đặc biệt là hàng hiệu, nhiều khi vớ được những thứ hay lắm. Và chợ đêm Suan Lum Night bazzar với rất nhiều sản phẩm gia dụng đẹp và giá cả rất hợp lý, tuy nhiên quần áo ở đây không được thử trước khi mua. + Cẩn thận vụ quảng cáo bán hàng trang sức, rất tinh vi và khéo léo. Nhiều người bị mua với giá cắt cổ mà cứ tưởng mua được rẻ + Mua quần áo: Platinum (The Mall fashion), ngay cạnh Pratunam. + Pratunam market: đồ hàng chợ cũng có mà trên hàng chợ cũng có, tùy theo sự lựa chọn của bạn. Bán hàng không cho thử, bán theo size thôi nhưng rất chuẩn, đồ công sở áo phông cũng nhiều mà đẹp. Chợ bán sỉ: đi skytrain tới Chidlom rồi đi bộ tới hoặc đi taxi. Để đi hết 5 tầng lầu của Platinum với hàng nghìn gian hàng thì sẽ mệt và đói đấy, đến buổi trưa bạn có thể lên lầu 6 trên cùng, ở đó có 1 food center rất lớn, ăn rất ngon và khá rẻ, chỉ cần mua 1 cái thẻ từ của họ rồi đi chọn món, không ăn hết tiền thẻ thì lại đổi lại ra tiền mặt. Ở đó có cả món Việt Nam đấy. + Điện tử: Pantip Plaza, ngay cạnh Pratunam luôn. + Đồ trang trí nhà cửa rẻ đẹp: chợ weekend chatuchak, đi skytrain đến ga Mochit, hoặc đi taxi. Tốn 1 ngày tròn đấy nếu có sức, đổi lại drap gối, bình hoa, đèn trang trí, ba cái thứ lăng nhăng lích nhít cho nhà cửa thì tuyệt không lời nào diễn tả vì rẻ. Hoặc chợ Night bazzar, nó in to đùng trên bản đồ Bangkok nên yên tâm ko sợ ko tìm được + Mỹ phẩm: trong mall,thấy mấy quầy mỹ phẩm đó thì cứ vô mua thôi,chỉ đừng mua trong chợ thì là đồ dỏm + Đồ gia dụng: Big C, nhưng nhớ chọn BigC đối diện với Central World, chỗ đấy mới to, hàng hóa phong phú (triump, Mỹ phẩm rẻ hơn VN). Chú ý: + Terminal 21 (trạm Asoke) vừa ăn uống, vừa shopping mát mẻ đẹp, chụp hình + Asiatique (sông Chaopraya) tham quan, mua sắm buổi tối + Cuối tuần thì đi chợ Chaktuchak (mở cửa ngày thứ 7 và CN, từ 10 am - 6pm), đồ thập cẩm tạp pí lù, chả thiếu cái gì cả, mà lại rẻ nữa. Nhớ ra quầy thông tin xin bản đồ chợ, chỗ này nổi tiếng về trộm cắp. Hàng trong chợ này chỉ là hàng chợ nếu ai thích đồ "sịn" thì vào mấy cái siêu thị to: MBK (tầng 3, tầng 1,2 mắc hơn), Tokyu (hai cái này giá cả hợp lý hơn), muốn hợp lý hơn nữa thì vào Big C nhưng cũng chỉ là hàng tiêu dùng vừa phải thôi hay Siam Center (vào đây đắt khủng khiếp vì...toàn hàng hiệu). + MBK có tiệm Alan bán quần cho đàn ông đẹp lắm, rẻ nữa, các ông cần quần tây vào đó mua. Lầu 3 thì mua quần jean cũng rẻ, kô phải đồ hiệu nha.MBK có thảm silk của Bỉ bán rẻ bèo trên lầu 4, đi lòng vòng là thấy nó để ngoài hành lang. Tầng lầu này chuyên đồ trang trí nội thất. Nếu không trùng weekend thì đi INDEX MALL trong MBK cho khỏe, lầu 4,5 gì đó, bạn sẽ thấy có 1 lầu toàn đồ furniture, mua hoa giả đẹp lắm, y như thật. + Có thể đi Skytrain xuống station Nana và shopping buổi tối cũng ok lắm, khi đi skytrain thì nhớ lấy một cái bản đồ hệ thống ga của skytrain rất dễ theo dõi và dễ tìm các trung tâm du lịch và thương mại trong BKK. + King Power: chỗ chuyên bán đồ duty free cho khách du lịch. Cứ lên taxi là chạy đến nơi thôi, gần victory monument. Hoặc khi xuống sân bay thì lấy bản đồ hướng dẫn sẽ có quảng cáo ở trong đó. Bạn phải trình passport ở cửa và báo cho họ chuyến bay về của mình. Bạn sẽ mua hàng ở đây và họ sẽ chuyển thẳng ra sân bay cho bạn, vừa đỡ mất thời gian ở sân bay và đỡ mất cân hành lý. Mình mua rất nhiều Mỹ phẩm Shisheido, L'oreal lần trước khi đi tour. Mọi người mua đồng hồ, kính, máy ảnh, camera hàng hiệu ở đây. Vừa rẻ mà vừa yên tâm là hàng xịn. + Central world chiều thứ 6, toàn tụi học sinh bán hàng handmade đẹp cực kì, phải nói central world đúng nghĩa central world, 2 bên có 2 cái tượng thờ, 1 bên chỉ toàn bông hồng, 1 bên toàn bông màu vàng, rất ngăn nắp. + Toà nhà Amarin - đối diện toà nhà Gaysorn chuyên bán hàng hiệu cho Nhật- Hàn, trong Amarin đó có áo và vali Pierre Cardin, cũng hay giảm giá, có lần mình mua giảm 60-70% cực kỳ thích , cả giày Pierre C. cho chị em nữa, mà có từ size 35 trở đi, đi êm lắm. + Chợ Bò Bê của Thái mua đồ cho phụ nữ và trẻ em. Ở đây nhiều mà không đắt tý nào + Chợ đêm Patpong mặc cả dã man, hình như khu đó toàn bọn Tây đi thôi, dân châu Á rất ít, túm lại nói thách vô cùng và chỉ thích bán cho Tây, hệt như Hàng Ngang, Hàng Đào, nên đi xem cho biết chứ chẳng mua được gì đâu. Cái áo Larcose nhái, hỏi bảo 850 bạt, trả giá 100, rồi lên 110, 120 cuối cùng mua được với giá 200 bạt. + Đi mua đồ rẻ thì bạn hãy để ý những quầy sale off, và những món đồ thanh lý họ hay để ngay lối đi gần mấy quấy tính tiền trong siêu thị, đó là mấy món còn tồn muốn clear hoặc chỉ còn vài ba cái không bõ trưng bày hoặc gần hết date, thì sẽ có giá khá rẻ (nhưng đừng ham rẻ mà quên nhìn date) + Mua thì trên 3 cái đc theo giá sỉ. Vì vậy nếu 2, 3 người cùng shopping thì rất lợi. +khi mua hàng nên kiểm tra kĩ chất lượng và không quên cầm hóa đơn trước khi rời của hàng.
DU LỊCH MALAYSIA - ĐÁNH DẤU 10 NƠI PHẢI ĐẾN Ở MELAKA Melaka nằm trên tuyến đường biển giao thương giữa nhiều nước nên văn hóa và kiến trúc rất đa dạng, mang đến nhiều trải nghiệm lạ cho du khách. du lich singapore malaysia indonesia gia re Nằm cách thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) khoảng 160 km về hướng Nam, Melaka (Malacca) là điểm du lịch nổi tiếng của Malaysia trong những năm gần dây. Là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan nên Melaka sở hữu một nền kiến trúc và văn hóa đa dạng, mang lại những trải nghiệm ấn tượng về vùng đất này. 1. Pháo đài A Famosa Pháo đài Bồ Đào Nha này là một trong những công trình kiến trúc châu Âu lâu đời nhất còn sót lại tại châu Á. A Famosa hay Porta de Santiago được xây dựng vào đầu những năm 1500 trên một đỉnh đồi ven biển nhằm mục đích bảo vệ Melaka sau khi bị vương quốc Hồi giáo hay có thể là từ một quốc gia châu Âu khác chinh phục. Không lâu sau khi trở thành thuộc địa của Hà Lan, pháo đài đã được bàn giao cho người Anh để ngăn cho Melaka không rơi vào tay Napoleon. Sợ rằng Melaka sẽ bị chiếm đóng, người Anh đã phá hủy pháo đài. Nhờ vào sự thuyết phục của Sir Raffles - người sáng lập Singapore, một cổng của pháo đài đã được giữ lại cho tới ngày nay. 2. Nhà thờ Hồi giáo Masjid Selat Masjid Selat được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 với lối kiến trúc kết hợp giữa Trung Đông và Malaysia. Nằm trên một hòn đảo nhân tạo tại Malaka, nhà thờ được thiết kế có thể nổi khi mực nước dâng lên cao. Phía bên ngoài nhà thờ được sơn trắng với điểm nhấn là nhiều đường viền màu sắc rực rỡ. Lớp kính của cổng tò vò có màu vàng và xanh là điểm đặc trưng của các nhà thờ Hồi giáo. Vào ban đêm, với một loạt các ánh đèn lung linh, Masjid Selat trở thành một trong những thắng cảnh đẹp nhất nơi đây. 3. Bảo tàng cung điện vương quốc Malaka Là bản sao của cung điện dưới triều vua Mansur Shah (1456 - 1477), công trình này được xây dựng lại vào năm 1984 nhằm mục đích bảo tồn lịch sử của vùng. Cung điện có rất nhiều bức tranh mô tả cuộc sống thời bấy giờ như hình ảnh những quan lại, thương nhân… chờ bên ngoài sảnh chính để cống nạp và gửi tấu sớ tới nhà vua. Mặt trước của cung điện được xây dựng với hơn 1300 chi tiết là điểm nhấn của tòa kiến trúc này. 4. Tòa thị chính Tòa thị chính cũng như hầu hết các kiến trúc cổ khác ở Melaka được sơn màu đỏ. Trước đây, tòa nhà này từng là văn phòng của Thống đốc và Phó thống đốc Hà Lan, sau đó được dùng làm trường học để dạy tiếng Anh miễn phí dưới thời đô hộ của Anh. Ngày nay, nơi đây là bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học, nơi lưu giữ những trang phục truyền thống và đồ tạo tác qua nhiều thời kỳ lịch sử của Melaka. 5. Tháp xoay Taming Sari Tháp xoay Taming Sari là một lựa chọn tuyệt vời để ngắm toàn cảnh Melaka. Mỗi lượt tham quan kéo dài bảy phút và tháp có thể phục vụ 80 người cùng một lúc. Ngoài ra, dưới chân tháp là một số các hoạt động khác mà du khách cũng có thể thử như cưỡi ngựa và thuê xe hơi điện để dạo quanh thành phố. Những tour trọn gói cũng bao gồm vé tham quan tháp kết hợp với một số địa điểm thú vị khác ở Melaka. 6. Đền Cheng Hoon Teng Được xây dựng từ năm 1646, Cheng Hoon Teng là ngôi đền đa tôn giáo lâu đời nhất ở Malaysia với Đạo giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Ngôi đền này nằm trên đường Harmony, là nơi tọa lạc của nhiều đền và nhà thờ Hồi giáo khác. Sảnh chính của đền thờ thần Kuan Yin, nữ thần của lòng nhân từ, sảnh phụ là nơi thờ các vị thần giàu có, sinh sôi và thịnh vượng. 7. Bảo tàng Baba và Nyonya Bảo tàng được thành lập bởi ông Chan Kim Lay - triệu phú đời thứ tư của gia tộc từng sinh sống tại ngôi nhà này. Bảo tàng là nơi tái hiện văn hóa Trung Hoa và Malaysia, hay còn gọi là Baba Nyonya với một số lượng lớn các đồ thủ công được làm từ gỗ, gốm, sứ. Bảo tàng trưng bày nhiều tấm thảm lớn có khung trạm khắc cầu kỳ mô tả nền văn hóa Trung Hoa và Tây phương xen lẫn nền văn hóa bản địa. 8. Nhà thờ St. Paul Nhà thờ St Paul được xây dựng trên đỉnh đồi cùng tên bởi một thuyền trưởng người Bồ Đào Nha vào năm 1521 nhằm tưởng nhớ St. Francis Xavier, nhà truyền giáo đầu tiên tại Malaysia. Trong chuyến đi năm 1552, ông mắc bệnh nặng và qua đời tại Trung Quốc. Thi hài của Xavier được an táng tạm thời tại nhà thờ này trước khi chuyển tới Goa. Du khách có thể tham quan ngôi mộ cũ của ông bên trong nhà thờ bên cạnh một bức tượng đá cẩm thạch mô tả cảnh St. Francis Xavier đang quan sát thành phố. 9. Phố Jonker Jonker là khu phố tàu của Melaka. Lúc đầu, nơi này dành cho đầy tớ của các quý tộc người Hà Lan. Tuy nhiên, sau đó, nó trở thành nơi ở của chính các quý tộc. Khi người Trung Quốc chuyển đến đây, họ trang trí lại khu phố với những mái vòm đặc trưng. Vào mỗi tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật khu phố này cấm xe cộ qua lại và do đó, nơi đây trở thành khu chợ đêm cho khách du lịch thỏa sức mua sắm. 10. Nhà thờ Christ Nhà thờ Christ được xây dựng vào thế kỷ 18 sau khi Hà Lan chiếm Melaka từ người Bồ Đào Nha, là một trong những biểu tượng của thời kỳ này. Ban đầu, nhà thờ có màu trắng nhưng đến năm 1900, nó được sơn lại màu đỏ như hầu hết các công trình khác. Một số bia đá bên trong nhà thờ được khắc với nhiều thứ tiếng như tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ắc-mô-ni. Ngày nay, những bia đá này cung cấp một cái nhìn thú vị về thời kỳ thuộc địa trước đây. Xuân Lộc (theo Touropia)
CẨM NANG CƠ BẢN CHO DU LỊCH KHÁM PHÁ ĐÀI LOAN Những lưu ý về ngôn ngữ, tiền tệ và phương tiện đi lại hữu ích cho mọi du khách lần đầu đặt chân đến Đài Loan. Đài Loan là nơi vừa thể hiện được nét đẹp của thiên nhiên phong phú, màu sắc cổ xưa của văn hóa truyền thống lại không kém phần sôi động của đô thị hiện đại nhất nhì châu Á. Đài Loan có diện tích khoảng 36.000 km2 với phần lớn lãnh thổ là các đảo tạo thành. Thành phố Đài Bắc là trung tâm văn hóa, chính trị có gần 7 triệu người sinh sống, mật độ dân số cao nhất Đài Loan. Với những du khách lần đầu đặt chân tới đây, một số thông tin cơ bản bên dưới sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên dễ dàng hơn. Ngôn ngữ nào được sử dụng ở Đài Loan ? Đa số người dân đều nói tiếng Đài Loan - ngôn ngữ của người Hakka, dân tộc lớn nhất sinh sống ở đây. Ở các trường, học sinh được học tiếng Trung Quốc phổ thông. Ngoài ra một số vùng còn nói tiếng Quan Thoại hoặc Phúc Kiến. Hai ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở Đài Loan là tiếng Anh và tiếng Nhật. Bạn có thể tới các quầy thông tin du lịch để hỏi những điều cần biết bằng tiếng Anh. Còn lại tại các quầy hàng hay cả lái xe taxi cũng không thạo tiếng Anh. Sử dụng loại tiền tệ nào? Người Đài Loan sử dụng đài tệ (NT), cả tiền giấy và tiền xu. Hiện có 5 mệnh giá tiền giấy: 2.000, 1.000, 500, 200 và 100 NT (100 Đài tệ khoảng 686.000 đồng). Tiền xu có các mệnh giá: 50, 20, 10, 5 và 1 NT. Bạn nên đổi trước một ít Đài tệ ở nhà để tránh phải đổi tiền ở sân bay, khách sạn, những nơi đắt đỏ nhất. Bạn nên đổi tiền ở các ngân hàng của chính phủ hoặc các máy ATM. Mỗi ngân hàng sẽ có một tỉ giá khác nhau, sau khi đổi tiền trên hóa đơn sẽ ghi rõ khoản phí dịch vụ. Du khách nên kiểm tra thông tin tỉ giá trước. Đổi tiền bằng thẻ tín dụng là cách rẻ nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ý bởi việc chuyển đổi sẽ không thực hiện ngay tức thì. Nếu tỷ giá thay đổi, việc chuyển đổi có thể tốn nhiều hơn so với ước lượng ban đầu của bạn. Loại phương tiện đi lại nào thuận lợi? Từ sân bay quốc tế Đài Bắc (Taoyan International Airport – CKS Airport), bạn có thể dễ dàng bắt xe buýt tới các điểm như Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Taoyuan và Hsinchu. Để đến sân bay, nếu ở các thành phố ven bờ biển phía Đông như Hualien hay Taitung, bạn nên bắt tàu tới Đài Bắc trước, rồi bắt xe buýt tới sân bay, mất khoảng 1 giờ đi xe buýt. Tàu cao tốc là phương tiện thuận tiện nhất để tới sân bay (giá dao động từ 40 NT đến 1.300 NT theo quãng đường đi). Tuy nhiên, bến tàu cao tốc không nằm trong sân bay Taoyuan. Bạn cần bắt xe buýt theo chuyến giá 35 NT khoảng 20 phút sẽ đến nơi. Ngoài tàu cao tốc, trong thành phố bạn có thể tùy chọn sử dụng hệ thống tàu điện ngầm (MRT), xe buýt, taxi hoặc tự thuê cho mình một chiếc ô tô. Trong đó, tàu điện ngầm được nhiều người chuộng nhất. Tránh dùng xe buýt trong các giờ cao điểm (7h - 9h30 và 17h - 19h), nên mang theo áo len mỏng bởi trên xe thường để điều hòa rất lạnh. Giá xe buýt sẽ đắt hơn trung bình 30 NT mỗi chuyến vào những ngày cuối tuần (từ 260 NT đến 630 NT/chuyến) Dạo quanh những bãi biển, khu du lịch nổi tiếng như hồ Sun Moon, Kenting, Green Island và Penghu rất đơn giản. Bạn có thể thuê một chiếc xe tay ga giá rẻ mà chẳng cần bằng lái xe quốc tế hay thẻ ID. Cách dễ dàng nhất để thuê một chiếc xe là ở tại nơi bạn lưu trú. Lưu ý khác Bạn có thể tới Quầy thông tin của Bộ Du lịch Đài Loan ở sân bay để đăng ký nhận vé xe buýt miễn phí cho chặng đường từ sân bay Taoyuan đến Đài Bắc và ngược lại. Tải ứng dụng iTaiwan để sử dụng wifi miễn phí tại tất cả các Trung tâm Du lịch. Bạn chỉ cần đăng ký bằng hộ chiếu là có thể truy cập internet dễ dàng ở mọi nơi có tín hiệu “iTaiwan”.
Rất hay và hữu ích. Thích hợp với ai muốn đi du lịch khám phá. Bên mình cũng có các tour như vậy. Trong tháng 10 này bên mình có chương trình "Vì phụ nữ là để yêu" - Tour du thuyền tháng 10 nhắn gửi yêu thương, với nhiều phần quà hấp dẫn Ai có nhu cầu liên hệ, để được biết thêm chi tiết Công ty cổ phần Star Travel International Trụ sở chính - Văn phòng Sài Gòn 96 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp. HCM Điện thoại: (84.8) 39 201 201 Fax: (08) 39 207 967 Văn phòng Phú Mỹ Hưng 52 Nguyễn Đức Cảnh, Q7, Tp. HCM Điện thoại: (84.8) 54 121 168 Fax: (08) 54 121 907 Văn phòng Hà Nội Tầng 3, 59 Xã Đàn, Q.Đống Đa, HN Điện thoại: (04) 39 275 288 Website: thegioidulich.com
Ngôi làng ở Đài Loan, nơi mọi thứ đều liên quan đến mèo Nằm tại miền bắc Đài Loan, ngôi làng mang tên Houtong là nơi sinh sống của hàng trăm chú mèo. Vào năm 2008, một người yêu mèo tại đây đã đăng hình những người dân chăm sóc mèo hoang. Những tấm hình của cô đã khiến nhiều du khách thích thú. Mèo là chủ nhân của ngôi làng. Ảnh: Dinah Garden. Chỉ trong chưa đầy 2 năm, làng Houtong đã chính thức biến thành địa chỉ cư trú dành cho mèo. Với hơn 200 chú mèo, ngành du lịch tại đây đã được hưởng lợi nhờ việc nhiều du khách thường xuyên đến ghé thăm vào mỗi dịp cuối tuần. Khu làng được chia thành 2 phần: một phần là khu vực mỏ khai thác than cũ ở đây với nhiều trang thiết bị, nhà hàng, một trung tâm dịch vụ khách hàng và một cung đường tuyệt đẹp dẫn đến khu kí túc xá cũ cũng những người thợ mỏ. Phần còn lại còn ngôi làng chính là nơi ở của mèo. Mặc dù người ta đã xây dựng chỗ ở cho chúng trên các sườn đồi, người ta vẫn dễ dàng thấy chúng ở khắp nơi thuộc Houtong. Với đủ các màu sắc từ trắng, đen, xám, mướp với đủ mọi kích cỡ từ mập đến cực kì mập, những chú mèo chính là nhân tố chính của ngôi làng. Bạn có thể bắt gặp chúng trong những chậu hoa, kệ sách và cả những chỗ bán hàng lưu niệm nữa. Nơi tụ tập đông nhất của chúng là ở trung tâm ngôi làng và về phía Đông của nhà ga. Có vẻ như mèo rất thích nằm dưới những băng ghế gỗ ở khu vực này. Mèo ở Houtong vô cùng thân thiện nhưng tốt nhất là đừng đụng đến chúng. Có một nhóm người tình nguyện chuyên chăm sóc mèo ở đây. Họ giúp chúng tiêm chủng, trang trí chỗ ở và gắn chip theo dõi để kiểm soát số lượng mèo. Mặc dù phần lớn mèo ở đây bị bỏ hoang, chúng vẫn rất gần gũi với con người. Dân làng chăm sóc cho chúng tốt đến nỗi bạn có thể cảm thấy chúng có khả năng ngủ đến quên ăn. Mèo trên đảo vô cùng “tốt tính”, dù đôi lúc khách du lịch cũng làm phiền chúng. Đồ ăn và bánh quy cho mèo được bán khắp mọi nơi nhưng nếu bạn muốn cho chúng ăn, chỉ 2 hoặc 3 cái cho mỗi con là đủ. Các biển báo ở đây cũng khuyến cáo du khách không cho ăn, không chọc phá và không sử dụng flash khi chụp hình với mèo. Bạn có thể thoải mái sờ chúng, song điều tuyệt vời hơn cả là ngắm nhìn chúng từ xa. Cũng không quá khi nói rằng mọi thứ trên đảo đều khá điên rồ. Tất cả mọi thứ, nếu có thể liên quan đến mèo, sẽ được tạo ra như thế thật. Đến cả âm nhạc cũng có thể chèn những tiếng mèo meo của mèo, các cửa hàng bán tai mèo nhồi bông và các mặt hàng khác cũng có chủ đề chính là mèo. Một số vật dụng điển hình có thể kể đến là sổ tay, gạch, vỏ điện thoại, tất chân, hình xăm dán, muỗng, ví, nam châm gắn tủ lạnh … tất cả đều mang dáng dấp loài mèo. Mọi đồ lưu niệm đều liên quan đến mèo. Ảnh: Dinah Garden. Đến ngôi làng này, khách du lịch không chỉ được tham quan mà còn có đầy đủ các dịch vụ ăn uống. Cạnh nhà ga là một dãy các cửa hàng bán mỳ và bánh bao vô cùng đắt khách. Quán cà phê The Cat Village với khoảng không gian xanh bên trong và chất lượng đồ ăn hảo hạng cũng là một lựa chọn tốt. Rõ ràng mèo là tâm điểm của vùng này. Tuy nhiên, Houtong cũng có nhiều địa danh du lịch khá ổn. Bạn có thể lấy bản đồ từ trung tâm chăm sóc khách hàng. Bên kia bờ sông là ngôi đền thờ thần đất theo thần đạo của Nhật Bản. Các công trình về hầm mỏ ở đây được quản bảo khá tốt và biến thành một bảo tàng với các chú thích rõ ràng. Cách thức vận hành, sinh hoạt đời thường của thợ mỏ đều được thể hiện rõ nét ở đây. Có cả một đoàn tàu nhỏ đưa dư khách vào thăm quan hầm mỏ. Vĩnh Hy (theo Lonelyplanet)
GIAO TIẾP TIẾNG THÁI THÔNG DỤNG CHO DU KHÁCH Trong tiếng Thái, có 1 từ "lịch sự" kèm vào cuối câu. Đối với đàn ông thì nói là: "khrap", đối với phụ nữ, nói là " kha ". Dưới đây là một số từ Thái đơn giản: 1. Chào hỏi và chúc mừng - Xin chào .(sa-wat-dii) - Xin chào. (lịch sử, người nói là nam) (sa-wat-dii, khráp) - Xin chào. (lịch sử, người nói là nữ) (sa-wat-dii, khâ) - A lô.(haloh, khráp/khâ) - Bạn khỏe không? (sabaai-dii rue?) - Khỏe. (sabaai-dii) - Khỏe, còn bạn? (sabaai-dii láe khun lá, khráp/khâ) - Tạm biệt.(laa kon) - Tạm biệt (thân mật). (sa-wat-dii [khráp/khâ]) - Chúc mừng năm mới (sa-wat-dii pii mai) - Chúc ngày Songkran vui (suk san wan songkran) - Ba, mẹ: Pho, Me - Anh, em: Pi, Noọng - Đi chơi: Pay thiều - Cô, anh có khoẻ không? Khun, Sbai đi mai? Khrắp, khă? - Cô tên gì? Khun sư ặ ray? Khrắp, khă? - Cô bao nhiêu tuổi? Khun Adụ tháu rày? - Nhà ở đâu? Ban dù thi nảy? Khrắp, khă? 2. Mua bán hàng hóa - Cái này, cái kia giá bao nhiêu? ăn ní, ăn nắn thau rày? Khrắp, khă? - Đắt quá: Pheng mạc - Giảm giá được không? Lốt la kha dai ma? Khrắp, khă? - Tôi mua nhiều rồi: Phổn sứ mạc léo Khrắp, khă - Cái áo này đẹp quá: Sựa tua ní suối mạc - Cái quần kia không đẹp: Kang-keng tua nắn mai suối - Chỗ nào bán túi xách: Thi nảy khải cặp pắn Khrắp, khă - Màu đỏ, xanh, đen, trắng: Sỉ đèng, khiếu, đằm, khảo - Phòng vệ sinh ở đâu? Hoọng nam yù thi nai - Tạm biệt : La còn - Hẹn gặp lại: Leó phốp căm mày - Chúc may mắn: Khỏ hạy sốôc đì. 3. Tập đếm chữ số - Một: Neung - Hai: Sorng - Ba: Sahm - Bốn: See - Năm: Had - Sáu: Hok - Bảy: Jed - Tám: Phat - Chín: Gao - Mười - một: Sip-êt - Hai mươi mốt: Yee-sip - Ba mươi: Sam-sip - Một trăm: Neung roi - Một ngàn: Nưưng păn - Mười ngàn: Meum - Một trăm ngàn: Sann - Một triệu: lahn KINH NGHIỆM MUA SẮM TẠI BANGKOK KHI ĐI DU LỊCH THÁI LAN Du lich thai lan - Với 100.000 đồng, bạn cũng có thể kiếm được một chiếc áo lạ, độc, không đụng hàng. Và cũng nhớ đến vào ngày cuối tuần để đi mua sắm không giới hạn tại các khu chợ đồ handmade tuyệt vời. Lưu ý: trả giá và đi chợ sau 10h sáng. Siam Square: Thiên đường mua sắm của Bangkok, khu phức hợp mua sắm gồm các cửa hàng nằm liền kề nhau hay cách nhau chỉ một vài bước tản bộ với các nhãn hiệu hàng đầu quốc tế và các cửa hiệu hàng đầu của các nhà sản xuất hàng cao cấp uy tín nhất. Siam Paragon: Khu mua sắm có diện tích lớn nhất (80.000m2), có gian hàng shopping to nhất (2.000 m2) và là “tổ hợp cinema” vĩ đại nhất (16 màn hình). Central World: Trung tâm mua sắm lớn nhất ở khu thương mại Bangkok. Đây như một mê cung của các cửa hàng, nhà hàng và điểm giải trí gồm có rạp chiếu phim, sân trượt patin và cửa hàng Thái miễn thuế. Gaysorn: Trung tâm mua sắm tiêu chuẩn quốc tế nổi bật với các nhãn hiệu nổi tiếng của Thái (GGUB, Senada Theory, Kai Boutique, Disaya…) và quốc tế (Gucci, Prada, Celine, Fendi, Emilo Pucci, Christian Dior, Louis Vuitton…) MBK (MahBoon Krong): Đây là nơi tốt nhất cho du khách thích mua sắm trong không khí phố chợ nhưng có được tiện nghi máy điều hoà. Trung tâm có vô số quầy bán mọi mặt hàng từ áo quần, hàng da, các trang sức thời trang, thời trang đến đồ điện, đồ gỗ, mỹ phẩm và các loại làm quà. CentralDepartment Stores: Trung tâm đầu mối bán lẻ lớn nhất ở Thái Lan với hàng loạt cửa hàng tổng hợp, cửa hiệu bách hoá, cửa hàng đặc sản, siêu thị và cửa hàng lớn đa dạng dịch vụ. The Emporium: Trung tâm mua sắm thời trang lớn nhất Thái Lan, cung cấp các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng với giá đặc biệt. Platinum Fashion Mall: là khu bán buôn vì vậy các sản phẩm ở đây đều ở mức giá phải chăng, đặc biệt khi bạn mua nhiều (từ 3 sản phẩm). Có những cửa hàng cho phép bạn kết hợp nhiều sản phẩm với nhau, chứ không nhất thiết mua cùng một sản phẩm với số lượng nhiều. Giá mỗi mặt hàng ở đây thường rẻ đi 30% so với thị trường bên ngoài. Chợ Pratunam: Chợ buôn bán quần áo, vải và dệt may là chủ yếu. Để tham quan hết chợ này, bạn phải mất một ngày. Đây được xem là chợ tập trung nhiều nhất khách du lịch và các thương lái đến lấy hàng đến từ khắp thế giới. Xung quanh chợ còn là nơi tập trung nhiều khu trung tâm thương mại lớn và các cửa hàng thời trang danh tiếng. Chinatown: Chỉ cách khu phố Tây Khao San chừng 5 phút đi xe tuktuk (một loại xe giống như xe lam của Việt Nam), Yaowarat còn gọi là “đường nữ trang” với hàng chục cửa hàng vàng bạc, nữ trang các loại. Sampeng Lane là phố buôn bán vải vóc, quần áo. Chợ trời hay “chợ ăn trộm” hoặc chợ Nakhon Kasem nằm về phía bắc của cửa Tây khu Sampeng cũng là một nơi bạn nên ghé qua. Sở dĩ chợ có tên như vậy là vì trước đây chuyên bán đồ ăn trộm, còn bây giờ đó là mộtđịa điểm để mua đồ cổ, đồ giả cổ, đồ cũ Thái hoặc Trung Hoa. Chợ cuối tuần Chatujak: Họp vào thứ bảy và chủ nhật, là chợ trời lớn nhất thế giới, nơi bạn có thể mua sỉ hoặc lẻ đủ các loại hàng mỹ nghệ, quần áo, đá quý, hàng giả cổ, hàng nội thất, các giống cây mới... thiên đường cho những ai thích ngắm hàng và người săn hàng hạ giá. Đừng quên trả giá cho những món hàng bạn cần mua tại chợ cuối tuần này. Du khách đến du lịch Thái Lan nay có thể hoàn thuế VAT tại các sân bay quốc tế ở Bangkok, ChiangMai, Hat Yai và Phuket khi mua hàng trị giá tối thiểu 5.000 Baht trong một ngày (tổng số có thể gộp từ nhiều lần mua hàng trong một ngày). Bạn nên đề nghị cửa hàng xuất mẫu hoàn thuế VAT khi mua hàng. Nếu ở cửa hàng tổng hợp, bạn cần lấy biên nhận đến quầy VAT định sẵn để tính hoàn thuế. Biên nhận phải được tính giảm thuế trong ngày mua hàng.
LƯU Ý KHI ĐI MÁY BAY LẦN ĐẦU Nhiều người khá lúng túng và không biết phải chuẩn bị những gì khi đi máy bay lần đầu. Những lưu ý sau đây sẽ giúp việc di chuyển bằng máy bay của bạn trở nên thuận lợi hơn: Hướng dẫn thủ tục xin Visa Làm gì khi bị hoãn chuyến bay Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết Trước khi bay, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết gồm vé máy bay, chứng minh nhân dân nếu đi trong nước hoặc hộ chiếu nếu đi nước ngoài, visa nếu nước cần đến yêu cầu, một ít tiền mặt nước sở tại để đóng thuế sân bay nếu có yêu cầu. Trong trường hợp đánh mất chứng minh nhân dân hay hộ chiếu, bạn có thể sử dụng một trong các loại giấy tờ sau thay thế: giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái ôtô, mô tô. Ngoài ra, thẻ kiểm soát an ninh hàng không; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của công an phường, xã nơi cư trú... cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục cho chuyến bay của bạn. Chú ý với chai lọ, chất lỏng Hành lý của bạn sẽ được phân ra làm hai hoại: xách tay và ký gửi. Hành lý xách tay là loại hành lý bạn sẽ mang theo bên người khi lên máy bay. Đối với hành lý xách tay, bạn không mang các bình đựng chất lỏng có dung tích trên 100ml. Bên cạnh đó, bạn cũng không được mang các chất nguy hiểm: chất nổ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, vật dụng có thể sử dụng làm hung khí tấn công, đồ chơi mô phỏng vũ khí đe dọa… Hành lý ký gửi thường là đồ nặng, cồng kềnh, bạn sẽ gửi khi làm thủ tục và chuyển đến khoang hành lý của máy bay. Bạn chỉ có thể lấy đồ khi đáp xuống sân bay. Với hành lý ký gửi, bạn được phép vận chuyển tối đa 5 lít chất lỏng đựng trong bình đựng không quá 5 lít, sản phẩm vẫn phải chưa mở nắp, có nhãn mác, xuất xứ của nhà sản xuất. Tùy theo loại vé máy bay, hãng hàng không mà số lượng đồ gửi (tính theo kiện, bao, gói) hay cân nặng có quy định khác nhau. Nếu gửi quá mức quy định, bạn phải đóng thêm tiền cước hành lý quá ký. Vì vậy, bạn nhớ tham khảo quy định về hành lý trên trang web của hãng hàng không để tránh mất những chi phí không cần thiết. Bình tĩnh làm thủ tục Để đảm bảo thời gian làm thủ tục chuyến bay và kiểm tra an ninh, bạn nên tới sân bay ít nhất 60 phút trước chuyến bay nội địa, 120 phút với các hành trình quốc tế. Bạn có thể lựa chọn một ba hình thức làm thủ tục. Một là làm thủ tục trực tuyến trên trang web của hãng hàng không, tự in thẻ lên tàu hoặc lưu thẻ lên tàu trên điện thoại, máy tính bảng. Hai là tự làm thủ tục tại các kiosk của sân bay và kiosk sẽ tự động in thẻ lên tàu hoàn toàn giống với thẻ được cấp tại quầy. Ba là đến quầy làm thủ tục của hãng hàng không tại sân bay trực tiếp làm thủ tục. Hiện nay, tại sân bay Tân Sơn Nhất, làm thủ tục trực tuyến và tự làm thủ tục tại kiosk đang áp dụng cho hành khách của Vietnam Airlines và Vietjet Air. Sau khi có thẻ lên tàu, bạn đến quầy thủ tục để gửi hành lý ký gửi (nếu có). Nếu bay chuyến bay quốc nội, bạn sẽ đi qua kiểm tra an ninh soi chiếu. Nếu bay chuyến quốc tế, bạn sẽ có thêm bước kiểm tra hải quan ngay cùng lúc với an ninh soi chiếu sau đó đến quầy công an cửa khẩu để làm thủ tục xuất cảnh. Quy trình kiểm tra, soi chiếu an ninh rất chặt chẽ, gắt gao nhằm mục đích đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chuyến bay của chính bạn. Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên hợp tác tốt với nhân viên an ninh. Hiện Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (TIA) có 5 quầy thông tin (3 quầy tại ga quốc tế, 2 quầy tại ga quốc nội). Hành khách có thể nhờ nhân viên tại đây trợ giúp thông tin về chuyến bay nối chuyến quốc tế, quốc nội, các dịch vụ hàng không, phi hàng không… Hotline TIA: 08.38485634. Thư giãn trước giờ lên máy bay Bạn đã hoàn thành các bước làm thủ tục và cầm trong tay thẻ lên tàu ghi số cổng bạn cần có mặt trước giờ lên tàu bay, thời gian mở cổng làm thủ tục, số ghế ngồi trên máy bay. Giờ thì bạn có thể yên tâm thư giãn, thưởng thức ẩm thực tại các nhà hàng trong khu vực chờ lên máy bay. Bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan, mua sắm đặc sản mọi vùng miền có tại các quầy hàng của sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu bay chuyến quốc tế, bạn có thể mua những món hàng hiệu từ mọi thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại cửa hàng miễn thuế… Và dù bạn có say mê mua sắm thì cũng đừng quên nhìn đồng hồ để có mặt tại cửa ra máy bay ít nhất 15 phút trước giờ cất cánh. Mai Thương
Người Thái Lan òa khóc khi nghe tin nhà vua qua đời Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej trút hơi thở cuối cùng chiều nay ở tuổi 88. Nhà vua Thái Lan băng hà Ông Bhumibol Adulyadej, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới, qua đời tại bệnh viện vào lúc 15h52 (8h52 GMT) hôm nay, thông cáo của cung điện cho hay. "Quốc vương kính yêu của chúng tôi đã ra đi thanh thản tại bệnh viện Siriraj", Reuters dẫn thông cáo cho biết. Con trai đồng thời là người thừa kế của ông, Thái tử Maha Vajiralongkorn, 63 tuổi, dự kiến trở thành quốc vương mới của Thái Lan. Ông Bhumibol Adulyadej, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới, qua đời tại bệnh viện vào lúc 15h52 (8h52 GMT) hôm nay, thông cáo của cung điện cho hay. "Quốc vương kính yêu của chúng tôi đã ra đi thanh thản tại bệnh viện Siriraj", Reuters dẫn thông cáo cho biết. Con trai đồng thời là người thừa kế của ông, Thái tử Maha Vajiralongkorn, 63 tuổi, dự kiến trở thành quốc vương mới của Thái Lan. Hơn 1.000 người đã tập trung ở bệnh viện Siriraj, Bangkok, nơi Quốc vương Bhumibol Adulyadej điều trị suốt thời gian qua, để cầu nguyện khi sức khỏe của ông xấu đi. " Hơn 1.000 người đã tập trung ở bệnh viện Siriraj, Bangkok, nơi Quốc vương Bhumibol Adulyadej điều trị suốt thời gian qua, để cầu nguyện khi sức khỏe của ông xấu đi. Họ đồng loạt bật khóc khi nghe tin ông đã không qua khỏi vì bạo bệnh. 6 năm qua, phần lớn thời gian ông phải nằm viện do nhiễm trùng đường hô hấp, tụ dịch quanh não và sưng phổi. Nhà vua Bhumibol tái nhập viện hồi tháng 5/2015 và lần cuối xuất hiện trước công chúng hồi tháng một, khi ông thăm cung điện ở Bangkok vài giờ. Ông được 68 triệu người dân yêu kính, xem là nguồn lực cho sự thống nhất, là trụ cột của sự ổn định đất nước trong suốt 70 năm trên ngai vàng. Parichart Kaewsin, 35 tuổi, một nhân viên ngân hàng, đứng ở góc vườn bệnh viện, ngước lên tầng trên nơi nhà vua nằm. "Tôi biết ngài bị bệnh nhưng vẫn không thể tin ngày này đã tới", cô nói trong nước mắt. "Đó là lý do tôi đến đây, để được tận tai nghe tin ấy". Cô cảm thấy đau đớn như mất một người thân trong gia đình. "Ngài như là cha của chúng tôi". Thái Lan sẽ để tang nhà vua một năm, hoãn mọi hoạt động giải trí và lễ lên ngôi của thái tử sẽ không diễn ra cho đến khi thời gian quốc tang kết thúc. Một người dẫn chương trình truyền hình mặc đồ đen, đọc thông cáo của hoàng gia về việc quốc vương Bhumibol qua đời. Ảnh: Reuters
VÌ SAO NGƯỜI THÁI MẶC ÁO HỒNG KHI CẦU NGUYỆN CHO NHÀ VUA Không chỉ thể hiện tình yêu dành cho quốc vương, người dân Thái mặc áo màu hồng với tâm nguyện cầu chúc cho sức khỏe của nhà vua. Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej từ trần vào hồi 15h52 (8h52 GMT) ngày 13/10. Hơn 1.000 người tập trung trước bệnh viện nơi quốc vương điều trị trong suốt thời gian qua, nhiều người không cầm nổi nước mắt khi nghe tin ông qua đời. Người dân Thái Lan tập trung trước bệnh viện nơi vua Bhumibol Adulyadej điều trị. Ảnh: Dario Pignatelli. Đa số người dân Thái Lan mặc áo màu hồng khi cầu nguyện cho nhà vua, một số người mặc đồ màu vàng. Có thể nhiều người nghĩ rằng màu vàng là màu đặc trưng cho đất nước Chùa Vàng, màu của Phật giáo hay biểu tượng của hoàng gia; trong khi màu hồng dùng để bày tỏ tình yêu của người dân Thái Lan với vị vua đáng kính. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của những màu sắc này có thể khiến nhiều người bất ngờ. Năm 2007, những nhà chiêm tinh học nói rằng màu hồng hợp mệnh với quốc vương, giúp cải thiện sức khỏe của ông. Sau thông báo của hoàng gia, người Thái đồng loạt mua áo hồng với niềm tin nhà vua sẽ khỏe mạnh hơn. Màu vàng được sử dụng trên cờ riêng của quốc vương Bhumibol Adulyadej. Những vị vua khác của Thái Lan cũng sử dụng cờ có màu dựa theo ngày sinh nhật của mình. Ảnh: ABC. Màu vàng liên quan tới một truyền thống khác của người Thái. Theo truyền thống, người Thái có một số nguyên tắc nhất định về màu áo mặc vào mỗi ngày trong tuần. Một số màu sẽ đem lại may mắn vào những ngày nhất định và ngược lại. Người Thái coi màu sắc của ngày sinh nhật sẽ đem lại may mắn cho họ. Du khách sẽ thấy rất nhiều người dân mặc áo vàng vào ngày đầu tuần. Quốc vương Bhumibol Adulyadej chào đời vào ngày thứ hai, màu vàng biểu trưng cho ngày sinh của ông. Trên đường du lịch, du khách nên lưu ý tới quy tắc màu sắc này của người Thái như một cách coi trọng văn hóa địa phương. Nguồn Vnexpress.net _Phạm Huyền
DU LỊCH THÁI LAN - NGHỆ THUẬT ĐI XE TUK TUK Ở BANGKOK Nếu bỏ qua những chuyến đi bằng xe tuk tuk khi đến Bangkok thì bạn đã để lỡ một trải nghiệm rất thú vị tại đất nước chùa vàng rồi. Tại những nơi khác nhau ở châu Á, tuk-tuk được gọi bằng vài cái tên khác như xe kéo, xích lô hoặc moto taxi. Những chiếc xe nổ lắp bắp này đã thay thế xe kéo bằng sức người và trở thành một nét đặt trưng hấp dẫn khách du lịch. Nếu tại Campuchia, tuk-tuk là một chiếc xe máy kéo theo một cabin chở khách; tại Ấn Độ, nó chỉ đơn giản là gọi một chiếc xe kéo; xe ở Ấn Độ được sơn màu đen và vàng, có khu vực chở hành khách hơi gần với tài xế... thì ở Thái Lan xe tuk-tuk có xu hướng có thêm chỗ để chân, chỗ ngồi thoải mái hơn, nhưng chiều cao lại giảm đi một chút so với các phiên bản của những nước láng giềng. Nét đặc biệt của tuk tuk Xe tuk tuk ở Bangkok được chạy bằng một chiếc xe tay ga động cơ hai thì, khi chạy phát ra âm tuk-tuk đặc trưng nên người ta đã lấy làm tên gọi luôn. Nhiều tài xế tự trang trí xe tuk-tuk của họ để thu hút du khách bằng cách lắp thêm đèn neon nhấp nháy và những chiếc loa phát nhạc lớn. Tuk tuk có khả năng luồn lách rất giỏi, thường chở 4-5 khách, được sử dụng cho các lộ trình có khoảng cách ngắn trong các thị trấn và thành phố, tốc độ tối của của nó là khoảng 40 km/h, nhưng nếu bạn không luôn miệng nhắc nhở, các tài xế sẵn sàng đạp ga rất mạnh với tốc độ cao hơn nhiều. Vì thế, tuk tuk tạo nhiều điều thú vị cho du khách, nhưng cũng nhiều phen khiến du khách thót tim. Bắt một chiếc tuk-tuk Tuk-tuk là một chiếc xe phục vụ du lịch nên dù bạn là một du khách mới tới Bangkok lần đầu, thì cũng không khó khăn để tìm một chiếc xe. Các tài xế tuk-tuk cũng rất nổi tiếng trong việc tìm kiếm khách trong các khu du lịch - thông thường khi phát hiện ra khách du lịch họ sẽ bấm còi inh ỏi hoặc hét lên "Hello" để gây sự chú ý. Họ cũng có xu hướng tụ tập lại chờ khách bên ngoài các điểm đến phổ biến, nhưng lưu ý sẽ rất khó bắt xe vào giờ cao điểm. Lái xe tuk tuk sang chảnh nhưng đáng yêu Tài xế tuk tuk ở Bangkok thông thường đều nói được tiếng Anh, nhưng nếu không may mắn, bạn vẫn sẽ gặp các lái xe chỉ biết sử dụng "ngôn ngữ cơ thể". Nếu nói được tiếng Anh, họ sẵn sàng biến thành một hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, chỉ dẫn bạn chi tiết. Dù vậy, họ vẫn có thể từ chối chở bạn vào giờ tan tầm, chở những đoạn đường quá xa hoặc sẵn sàng "đi thẳng" nếu bạn mặc cả quá thấp mà không thèm quan tâm xem sẽ thương lượng thêm với bạn như thế nào. Giá đi tuk tuk Xe tuk-tuk không có đồng hồ tính tiền vì vậy bạn sẽ cần phải thương lượng giá xe với tài xế trước, có khi trả giá chỉ bằng một nửa giá ban đầu. Bạn cũng sẽ cần phải luôn cẩn thận coi chừng bị lừa đảo cho dù đã nghiên cứu kỹ. Ngoài ra, chắc chắn các xe tuk tuk sẽ dụ bạn đến các cửa hàng đá quý hoặc tiệm may, nơi họ sẽ bắt bạn phải mua một cái gì đó. Người lái xe sẽ nhận được một chút tiền hoa hồng từ chủ cửa hàng coi như là cảm tạ vì đã dẫn bạn đến cho họ "chém". Tốt nhất bạn nên thỏa thuận với họ để chở bạn tới thẳng nơi bạn muốn đến, không có vòng vo gì hết. Mức giá trung bình cho những cung đường gần nhau dao động từ 50 đến 100 baht/chuyến, xa hơn sẽ từ 150 đến 200 baht/chuyến và không cao hơn 250 baht cho những khu vực gần trong nội thành. Từ nội thành đến sân bay Don Mueang dao động từ 300 đến 400 baht/chuyến. Tuy nhiên, lời khuyên là chỉ sử dụng tuk tuk cho những đoạn đường ngắn, chỉ đến sân bay bằng taxi để vào được ngay trước cổng ga đi. Linh Hương tổng hợp
Mình đã đi du lịch Đà Lạt nhiều rồi, nhưng cũng chưa có tâm thế như bạn. Sắp tới mình đi du lich duc, sẽ thử thay đổi cảm giác xem có khác không
PHƯƠNG ÁN NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2017 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau. Dịp Tết Âm lịch có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu). Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi. Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu). Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: công chức đi làm thứ bảy 11/2/1017 nghỉ thứ sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục. Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, phương án nghỉ 7 ngày là hài hòa, không quá ngắn cũng không quá dài. Dịp giỗ Tổ Hùng Vương Bộ Lao động cũng đưa ra hai phương án nghỉ một ngày hoặc 4 ngày. Phương án đầu tiên là nghỉ đúng một ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch (6/4). Phương án thứ hai hoán đổi ngày nghỉ, công chức đi làm bù vào thứ bảy một tuần sau đó để được nghỉ liên tục 4 ngày cuối tuần từ thứ năm đến hết chủ nhật (6/4 đến 9/4/2017). Bộ Lao động ủng hộ phương án thứ hai. Những dịp lễ khác sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động. Tết Dương lịch dự kiến nghỉ 3 ngày (31/12/2016 đến hết 2/1/2017). Dịp 30/4 và 1/5 có bốn ngày nghỉ liên tiếp (29/4 đến 2/5/2017). Quốc khánh 2/9 vào thứ bảy, công chức được nghỉ bù vào thứ hai, ngày 4/9, tổng cộng nghỉ liên tiếp 3 ngày. Nếu Chính phủ thông qua phương án nghỉ 7 ngày Tết Âm lịch và không hoán đổi ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, công chức sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Nếu theo phương án hai, số ngày nghỉ lễ, Tết sẽ tăng lên 24. Từ năm 2010, Chính phủ đồng ý hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào một số dịp lễ, Tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng. Việc này giúp đợt nghỉ dài hơn, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi. Năm 2016, người dân cả nước có 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày. Du lich thai lan tet am lich 2017
Giới thiệu 25 nơi tuyệt nhất Sài Gòn Bạn ở Sài Gòn bao lâu rồi? Đã đi hết các địa điểm này chưa? Cà phê Bệt Từ nhiều năm nay, khu công viên được chặn 2 đầu bởi dinh Thống Nhất và nhà thờ Đức Bà đã trở thành điểm thu hút giới trẻ, đến nỗi, hình ảnh của một số nhân vật nơi đây đã trở thành “biểu tượng” của cả “văn hóa vỉa hè Sài thành”. Phố Tây Khu phố Phạm Ngũ Lão là một khu vực gồm đường Phạm Ngũ Lão và Đề Thám và các khu phố lân cận tại trung tâm của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu như phần lớn cư dân khu vực này đều tham gia cung cấp dịch vụ du lịch và biết nói nhiều thứ tiếng (tiếng "bồi"). Bitexco financial tower Tháp Tài chính Bitexco từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do Kênh Văn hóa Du lịch CNNGo của hãng tin CNN bình chọn. Hầm Thủ Thiêm Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu Ánh Sao (Starlight Bridge) Là cầu chỉ dành cho người đi bộ để ngắm cảnh và cũng là cây cầu bộ hành hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Cầu tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối Khu Hồ Bán Nguyệt (The Crescent). Hồ Con Rùa Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh. Chợ Bến Thành Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay. Chợ Lớn Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. Bến Bạch Đằng Đại lộ Đông Tây Là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đang được khôi phục, nâng cấp từ tuyến đường hiện hữu và xây dựng thêm tuyến đường mới để tạo thành một trục đường mới ra vào phía Nam theo hướng Đông - Tây, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục chính trong thành phố. Trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2010, các đại biểu đã biểu quyết thông qua tờ trình đề xuất lấy tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt cho Đại lộ Đông Tây[10] Ngày 29 tháng 4 năm 2011, Đại lộ chính thức gắn tên biển Đại lộ Võ Văn Kiệt. Nhà hát lớn TPHCM Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Đường hoa Nguyễn Huệ Bưu điện trung tâm Sài Gòn Tòa nhà Vincom Center Diamond Plaza Kênh nhiêu lộc Dinh Độc Lập Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m⊃2;, diện tích sử dụng 20.000 m⊃2;, gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang... Công viên Thỏ Trắng Chính thức được khai trương tại Công Viên Văn Hóa Lê Thị Riêng số 875 Cách Mạng Tháng 8, phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở phía Tây Bắc thành phố với tổng diện tích khu đất gần 10.000 m2, Thiên đường Giải trí Thỏ Trắng là khu phức hợp được thiết kế với sự phối hợp hài hòa giữa thiên nhiên thoáng đãng và khu vui chơi giải trí cùng với chuỗi cửa hàng, cafe được thiết kế tinh tế. Bảo tàng Nhà thờ Đức Bà Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này. Cầu Phú Mỹ Có 6 làn xe, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nối Quận 7 với Quận 2 và Quận 9. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới. Hiện đại nhất ở đây là phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng Dự định của các nhà đầu tư nước ngoài là biến khu đầm lầy thành một khu đô thị đa chức năng kiểu mẫu, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí... tạo động lực cho sự phát triển phía Nam và Đông Nam thành phố. Chợ đồ cũ Dân tình thường gọi là đồ si-đa. Vào đây bạn có thể sẽ bị lạc giữa mê cung quần áo, giày dép, túi xách, gấu bông hoặc bất kì thứ gì người bán cảm thấy còn sử dụng được với tất cả thương hiệu đắt tiền hay không có tí tiếng tăm gì. Giá mỗi món thường rất rẽ và nếu muốn thì bạn vẫn có thể kèo nài trả giá thêm bớt được. Phố ẩm thực Sài Gòn có rất nhiều quán xá bình dân, những hàng quán này thường bán theo cụm tạo thành một khu/phố ăn uống. Có phố chỉ chuyên bán một vài món đặc trưng nhưng cũng có nơi chỉ cần bước vào là món gì cũng có. Theo 19day.info
Hai ngày ở Sài Gòn theo chân du khách nước ngoài Với 48 tiếng đồng hồ bạn hoàn toàn có thể khám phá Sài Gòn theo một cách riêng đầy thú vị. Du khách người New Zealand, Brett Atkinson, đã chia sẻ lịch trình khám phá Sài Gòn trong 48 tiếng ít ỏi nhưng hết sức thú vị của mình trên trang Lonely Planet. Ngày 1 Sáng Hãy dành buổi sáng đầu tiên khi đến Sài Gòn của bạn tại chợ Bến Thành. Vào chợ và thưởng thức bữa sáng với một tô phở nóng hổi, thơm ngon và đừng quên gọi thêm một ly sữa đá kèm theo nhé. Từ chợ Bến Thành sẽ khá thuận tiện cho việc di chuyển đến Bảo tàng Mỹ thuật (số 97 Phó Đức Chính). Đây là nơi hiện còn sưu tầm, lưu giữ cũng như trưng bày rất nhiều các hiện vật mỹ thuật của TP HCM như đồ gốm Sài Gòn, gốm Nam Bộ hay những bộ sưu tập tranh quý hiếm đã có từ rất lâu đời. Đồng thời, những hiện vật về kháng chiến, tượng đề tài chiến tranh cách mạng, lịch sử của bảo tàng… đều là những điều khiến cho khách du lịch luôn tò mò, háo hức. Skydeck tầng 49 là nơi lý tưởng đến bạn ngắm nhìn toàn thành phố. Sau khi tham quan Bảo tàng Mỹ thuật, bạn hãy ghé qua Tòa tháp Tài chính Bitexco cách đấy chưa đầy 1 km. Tại tầng 49 của tòa nhà bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố và tranh thủ ghi lại những bức ảnh ấn tượng từ độ cao này. Tiếp đó bạn có thể ghé qua Tiệm trà Plantrip Cha và giải nhiệt với nhiều món trà hay ho nhé và khi đói bụng, hãy dùng bữa trưa ở Nhà hàng Secret Garden (158 Pasteur, quận 1). Nhà hàng nằm trên tầng thượng của một ngôi nhà trong hẻm với không gian yên tĩnh, thơ mộng kiểu làng quê với những món ăn Việt Nam rất ấn tượng. Bạn có thể dùng trà sau khi ăn trưa. Chiều Bưu điện trung tâm Sài Gòn với sự đan xen giữa kiến trúc châu Âu và châu Á rất ấn tượng. Sau khi thưởng thức bữa trưa, bạn hãy nghỉ ngơi một chút rồi dạo bộ dọc theo phố Lê Duẩn để đi tham quan Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn - những công trình đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Tiếp tục theo đường công viên 30/4 để đến Dinh Độc Lập, bạn sẽ có cơ hội để khám phá một công trình mang dấu ấn lịch sử với rất nhiều câu chuyện thú vị. Chiều tối Khi thành phố lên đèn, cảm giác được vi vụ trên một chiếc xe gắn máy chắc chắn sẽ rất tuyệt. Bạn có thể chạy xe qua quận 2 để thưởng thức những món hải sản nướng cùng một vài cốc bia mát lạnh. Sài Gòn là thành phố sống về đêm nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng về điểm vui chơi vào lúc này. Ghé qua một quán bar nhạc sống hay ngồi nhâm nhi một ly cocktail, ngắm nhìn thành phố từ M Bar (số 1 Đồng Khởi, Bến Nghé, quận 1) trên lầu 8 của khách sạn Majestic sẽ là lựa chọn hết sức tuyệt vời cho buổi tối của bạn. Ngày 2 Sáng Hãy bắt đầu sáng ngày thứ hai với một bữa sáng tại khu Chợ Lớn ở quận 5 - một trong những khu chợ có lịch sử lâu đời nhất tại thành phố, sau đó hãy khám phá khu chợ với những dấu ấn đặc biệt của người Hoa sinh sống quanh đây. Hoặc bạn cũng có thể tranh thủ mua những món quà lưu niệm mang đậm chất Việt Nam cho mình, cho bạn bè ở Chợ Lớn. Bạn cũng nên ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu, Hội Quán Phước An ở gần đó để tìm hiểu về kiến trúc, văn hóa Phật giáo nơi đây. Chùa Bà Thiên Hậu đã có hàng nghìn năm tuổi và mang đậm nét kiến trúc cổ của người Hoa. Bữa trưa bạn hãy về lại quận 1 và thưởng thức những món ăn Việt Nam đầy quyến rũ tạiPropaganda Bistro (21 Hàn Thuyên). Chiều Buổi chiều của ngày thứ hai ở Sài Gòn bạn hãy dành thời gian đi tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (28 Võ Văn Tần, quận 3). Đây là nơi giúp bạn tìm hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như tận mắt chứng kiến những chứng tích còn sót lại từ những cuộc chiến tranh trong giai đoạn 1955 - 1957. Chiều muộn bạn có thể ghé thăm Thảo Cầm Viên (5 Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, quận 1) và khám phá vườn thú có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới này nhé. Tối Buổi tối cuối ở Sài Gòn bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những cốc bia với hương vị café Đà Lạt hay vị chanh leo, xả… tại Pasteur Street Brewing Company (144 Pasteur, quận 1). Thưởng thức barbecue thơm ngon kiểu Mỹ ở quán Ụt Ụt nằm ngay tại đường Võ Văn Kiệt, quận 1 sẽ là bữa tối hấp đẫn dành cho bạn. Cuối cùng, hãy lựa chọn một quán bar, club với không khí sôi động, náo nhiệt để kết thúc cho chuyến du lịch 48 giờ đồng hồ đáng nhớ này nhé. Bạn có thể ghé qua The Observatory (Ngã tư Lê Lai - Tôn Thất Tùng, quận 1) hay Cargo Bar ở quận 4 đều là những nơi khá sôi động cho một buổi tối cuối tuần đáng nhớ. Thảo Nhi Theo Lonely Planet
DU LỊCH THÁI LAN THAM QUAN VƯỜN NHO TRÔNG NHƯ NGOẠI Ô CHÂU ÂU Ở PATTAYA du lich thai lan_ tham quan vườn nho Silverlake Từ trung tâm Pattaya, bạn có thể dễ dàng đi đến vườn nho Silverlake dựa vào google map hoặc các phần mềm bản đồ offline. Đường đi thoáng, không kẹt xe, tuy nhiên đoạn quốc lộ có nhiều xe lớn chạy nhanh. Nếu di chuyển bằng xe máy thì bắt buộc người cầm lái phải thật vững tay. Mất khoảng 45 phút nếu di chuyển bằng ô tô và 120 phút nếu đi xe máy. Ngay cổng vào có biển chỉ dẫn nhiều thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt. Không mất phí vào cổng nhưng có một vài khu vực bạn phải mua vé tham quan. Trạm nghỉ chính của khu du lịch này là một cụm biệt thự màu gạch đỏ, được xây theo phong cách cổ điển châu Âu. Đây cũng là điểm bán nhiều loại bánh kẹo được làm từ nho trông rất xinh xắn để du khách mua làm quà. Bao quanh khu biệt thự là hoa cỏ xanh mướt được cắt tỉa kỹ càng. Với thời tiết nóng nực của Pattaya thì nước ép nho tươi ướp lạnh rất được lòng du khách. Khu cà phê ngoài trời có không gian xanh mát, gió lồng lộng khiến bạn sẽ thích ngồi đây mãi. Trên khoảng sân rộng trước vườn nho thường tổ chức các chương trình ca nhạc vào buổi chiều muộn phục vụ du khách. Vị trí này là nơi lý tưởng để vừa nhâm nhi ly rượu nho mua tại vườn, vừa ngắm hoàng hôn lãng mạn. Mùa hè là thời điểm đẹp nhất của Silverlake. Đủ loại hoa khoe sắc cạnh cối xây gió giống như ở Hà Lan. Tuy nhiên mùa này hay mưa vào buổi sáng sớm và chiều tối, thời tiết ẩm ương, khó chịu. Hồ nước nhân tạo mát rượi mang lại cảm giác bình yên. Silverlake còn là nơi thích hợp để chụp ảnh cưới của nhiều cặp đôi Diện tích khu này rất rộng nên khu vực đi bộ tham quan bị giới hạn, tránh trường hợp du khách đi lạc. Nếu muốn xuống tận vườn, bạn có thể đăng ký tour xe tuktuk để đi hết mọi ngõ ngách của Silverlake. Giá dịch vụ từ 100 đến 250 baht/người (khoảng 65.000 - 165.000 đồng) tùy gói. Tháng hai và ba là mùa thu hoạch, nho chín tím cả vườn, trông rất bắt mắt. Nho được chăm rất kỹ càng, sạch sẽ nên du khách yên tâm mua các sản phẩm ở đây để sử dụng. Những chòi nghỉ giữa vườn là điểm dừng chân của du khách sau một ngày dạo chơi. Nơi đây cạnh hồ, gió hiu hiu, thích hợp để ngồi thư giãn, trò chuyện. Giờ mở cửa của Silverlake là từ 9h đến 18h. Tuy nhiên khu nhà hàng và quán cà phê thì hoạt động đến 21h. Nếu không vội trở về thành phố trong ngày, bạn có thể nán lại dùng bữa. Nếu muốn trú lại qua đêm, bạn nên liên hệ đặt phòng trước với khu du lịch. Từ những căn nhà nhỏ nhắn này, du khách có thể ngắm được tượng Phật vàng trên núi Kao Chee Chan nổi tiếng ở Pattaya. Địa chỉ vườn nho: 31/62 Moo 7, Na Chom Thian 20250, Pattaya. Nhanh tay đăng ký tour du lich thai lan gia re để tham quan và khám phá vườn nho Silverlake nhé!