http://vnexpress.net/tin-tuc/tam-su/cua-so-blog/cam-on-em-nguoi-giup-viec-cua-toi-2958346.html Ngày đầu tiên em đến nhà tôi, hình dáng nhỏ thó, nước da đen, mái tóc hoe và chẻ ngọn. Hỏi em bao nhiêu tuổi, nhận được câu trả lời: “Em 15 tuổi, mới học hết lớp 9". Tôi thực sự lo ngại, nhỏ như vậy liệu em có biết chăm sóc em bé? Dường như em nhận thấy sự lo lắng của tôi nên nói: “Chị để em bế bé cho chị ăn cơm”. Thật ngạc nhiên, em bế con tôi - cậu bé một tháng tuổi rất chắc chắn, gọn gàng và vô cùng khéo léo. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của mẹ tôi, em bắt đầu công việc của mình. Em nấu cháo cho tôi, đun nước tắm cho bé, học cách tắm cho em bé, em thích tham gia mọi công việc, nhanh nhẹn tháo vát đến bất ngờ. Chỉ sau 3 ngày tôi hoàn toàn tin tưởng em. Mới 15 tuổi nhưng có những việc em còn biết hơn tôi. Em biết làm thịt lươn, còn tôi thì không. Mỗi khi bé nhà tôi ươn người, không chịu ăn, một tay em bế bé và cầm bát bột, một tay bón bột (cháo) cho cu cậu. Điều này tôi cũng không làm được, lúc này tôi quan sát cánh tay em đúng là khỏe, có thể do em đã lao động từ bé. Ngày em nấu 3 bữa bột, không bữa nào trùng món để cho cậu con trai dễ ăn. Mỗi khi cậu bé sốt, em giã lá diếp cá đắp lên đầu cho bé. Tôi thực sự yên tâm khi có em bên cạnh chăm sóc cậu bé con. Em sống với gia đình tôi trong khoảng 3 năm, không chỉ là người giúp việc, em còn là người bạn để tôi tâm tình, những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống gia đình tôi đều chia sẻ với em. Tuy không cho được lời khuyên nhưng em hiểu và thương tôi. Trong đêm khuya vắng lặng, chỉ có em mới thấy được giọt nước mắt của tôi, em nói: “Chị ơi đừng khóc nữa”. Em đã ghi lại rất nhiều những khoảnh khắc vui vẻ của mẹ con tôi, ánh mắt em thể hiện điều đó. Em đã chung niềm vui với tôi khi con trai biết lẫy, biết ngồi, biết bò và biết đi, cũng chính em là người đầu tiên dạy con trai tôi biết nói “mẹ Minh”. Ngày em xa gia đình tôi cũng đến, dù tôi rất muốn em ở cùng. Em nói: “Chị ơi! Em lớn rồi, muốn làm công việc khác”. Tôi đành để em đi. Giờ con trai tôi đã học lớp một, thi thoảng vẫn hỏi: “Mẹ ơi, cô Quýt đâu”. “Cô có chồng và em bé của riêng mình rồi con ạ”. Chị chúc em luôn hạnh phúc, người giúp việc, người bạn của chị. Hồng Minh
Ðề: Cám ơn em - ngv của tôi Có Osin hỏng vợ ??????? : https://www.facebook.com/notes/hội-...-này-thì-không-có-osin-gì-hết/167790629948643 Chờ Osin lên phố : http://laodong.com.vn/xa-hoi/cho-osin-len-pho-180502.bld 6h sáng ngày mùng 5 tết, khi tôi vẫn đang mơ màng với bánh chưng và những lời chúc tụng thì vợ tôi đã “tút tát” xong “giao diện”. Cô cắt ngang giấc mơ của tôi với lời dặn bất ngờ: “Hôm nay sếp em lì xì đầu xuân, anh trông con nhé! Chị giúp việc 3 ngày nữa mới lên”. Những lời cuối khiến tôi tỉnh hẳn. Và thế là năm mới, việc đầu tiên tôi làm là tề gia nội trợ. Có làm “ôsin” mới hiểu người giúp việc. Vợ đã dặn thì làm sao dám cãi. Cô vừa đi khỏi nhà là tôi tung chăn ra. Bắt đầu từ đâu nhỉ? Ok, việc đầu tiên là chuẩn bị cho hai ông “tướng”, một tên 6 tuổi và một tên 3 tuổi ăn sáng. Nhưng nhà cửa bề bộn quá. Kết quả cuộc nhậu tân niên vẫn ê hề trên sàn. Bát đũa, nồi niêu và 2 can r*** trơ đáy nằm chỏng chơ. Đánh răng cho có rồi vục mặt dọn và dẹp. Xử lý xong đống bát đũa là 7h, việc tiếp theo là lau nhà. Năm nay chắc mình phát về mặt nội trợ - vừa thể dục cơ bắp, tôi vừa tự động viên. “Mẹ ơi, hu hu, mẹ đâu? Hu hu” – thằng em bắt đầu âm thanh ngày mới. Vứt sự nghiệp lau nhà, tôi vào “trấn an” tình hình. Phải dùng đủ mọi lý lẽ có được từ hồi còn bế em nó mới chịu im và cho bế đi tè. Đặt được ông tướng em xuống ghế thì ông tướng anh mắt nhắm mắt mở hỏi: “Con ăn gì đây bố, sao không thấy cô Điểm đâu?”. Thôi chết, đã 7h30, chưa có gì cho chúng nó ăn. “Hôm nay nhà mình có món mới, mì tôm trứng nhé, ai ăn không?” – tôi cố lừa trẻ con, thế mà chúng mắc bẫy. Chỉ 10 phút là có ngay 3 tô mì tôm trứng. Thế là tôi vừa cho chúng ăn vừa kết thúc sự nghiệp lau nhà. Những ông bố nào muốn rèn luyện tính kiên nhẫn thì nên cho trẻ con ăn sáng. Trời ơi! Chúng nó ngậm trong miệng miếng mì tôm tới vỡ cả nước ra mà vẫn không thèm nuốt. Các phương án như nịnh nọt, dọa nạt, phỉnh phờ thường có tác dụng với người lớn, mà với chúng chả nghĩa lý gì. Lại phải dùng chiêu tivi. Vừa mở được kênh Star Movie được tý thì chúng đòi xem hoạt hình…Khi hai tô mì gần cạn thì dưới sàn cũng vương vãi đầy mì và giấy ăn. Chuông đổ 9h. Bố lại lúi húi dọn dẹp. Vẫn ít người giúp việc được đào tạo bài bản. Phương án mới là không cần rửa bát, cứ bỏ đó cuối ngày làm một thể. Hai ông tướng nhảy nhót, cười đùa, bố vừa ngẩng được cái mặt lên thì thằng em đứng trên bàn phun một phát hết nguyên tô mỳ xuống sàn. Trời ạ! Tôi chỉ còn nước ngửa mặt lên trời mà than. Thế là lại lau, dọn và làm tô mì mới cho nó. Vậy là tôi kết thúc việc ăn sáng với các con vào lúc 10h30. Chị Điểm – người giúp việc nhà tôi ơi, sao mà chị ăn Tết kỹ thế? Những lúc thế này tôi mới thấy chị tài, hôm nào cũng nhoáng một cái, chúng nó đã ăn sáng xong và ra khỏi nhà đi học lúc 7h30 với tinh thần sảng khoái, sạch sẽ, tinh tươm. Còn bây giờ, 3 bố con như 3 đô vật đầm lầy.Buổi trưa và buổi chiều, vẫn trên tinh thần đấu tranh quyết liệt ấy tôi mới có thể quản trị được 2 ông con. Cho thằng em ngồi trên giường, nó đòi vừa xem hoạt hình vừa ăn bánh quy. Thằng anh thì bị bắt ngồi học bài. Được một lúc thì “Bố ơi, mực đổ ra vở con”. Hí hoáy thay bút, thay vở cho thằng anh, quay sang thằng em thì cả một giường đầy bánh quy vỡ nát. Sai chúng nó làm việc cho đỡ nghịch thì thằng anh làm đổ lọ hoa, thằng em ướt như chuột vì “con lau nhà vệ sinh cho bố!”…. Chiều, “mama đại tổng quản” về. Sự hớn hở vì được lì xì đậm của cô tắt ngúm ngay khi nhìn thấy căn phòng đã trở thành bãi chiến trường. Vợ tôi vừa dọn, vừa cáu, vừa than vãn. Sau đó, cô tức tốc gọi điện về quê với giọng cố ngọt như mía lùi, nhưng mặt lập tức sa sầm lại khi nghe chị Điểm nói: “Làng chị có hội, chẳng biết 3 hôm nữa chị có lên được không!”… Nhìn nghề giúp việc từ bếp nhà mình Nằm ngửa mặt lên trời, tôi gọi điện than thở với ông bạn là tiến sĩ xã hội học. Chưa nghe tôi than hết nỗi, hắn còn nói nhiều hơn. Chuyện là hắn đang về quê để “đàm phán” với một cô giáo mầm non mới về hưu. Bác giúp việc bao nhiêu năm giúp đỡ vợ chồng hắn như người mẹ trong nhà bỗng dưng đổi ý, “muốn về quê chăm sóc ông ấy (chồng - PV) những năm tháng cuối đời”. Hắn nhận nhiệm vụ về quê đón cô giáo đã từng dạy hắn hồi chưa mặc đủ quần “lên chơi” chứ “tuyệt đối không được nói đến từ “giúp việc” hay “osin”” – vợ hắn dặn kỹ như bảo bối ra trận.Ở ta, nghề giúp việc vẫn chưa được công nhận đầy đủ cả về nhận thức và tính pháp lý. Nhiều người vẫn coi nghề này là công việc hèn mọn, bởi tâm lý từ xa xưa, chỉ có người nghèo hèn, dưới đáy xã hội mới đi làm nô tì, đi ở để kiếm miếng cơm manh áo. Theo tôi, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người giúp việc đã trở thành một thành viên không thể thiếu của gia đình. Bên cạnh những bận rộn của công việc, quan hệ bạn bè, xã hội, dù có cố gắng đến mấy chúng ta cũng khó có thể bảo đảm việc chăm sóc nhà cửa, con cái thật tốt nếu không có sự hỗ trợ của người giúp việc. Chúng ta nên tôn trọng họ như một người đồng nghiệp. Nhìn ra thế giới, ngay từ năm 1823, ở nước Anh đã có bộ luật đầu tiên về người giúp việc mang tên Luật về gia chủ và người giúp việc (United Kingdom's Master and Servant Act). Qua nhiều cuộc đấu tranh, người giúp việc trên thế giới đã có hiệp hội riêng của mình mang tên Hiệp hội Người giúp việc thế giới (The International Domestic Workers Network – IDWN). Đây là sự kết hợp của các tổ chức của người giúp việc và công đoàn các nước trên toàn thế giới. Điều 139 Bộ luật Lao động đã quy định: “Người được thuê mướn để giúp việc trong gia đình có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản, nếu được thuê mướn để trông coi tài sản thì phải ký kết bằng văn bản. Thứ hai, người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc”. Tuy nhiên, quy định này đã không được cả người giúp việc và người thuê chú ý. Theo một đề tài nghiên cứu của Vụ Gia đình, chỉ có 42,6% số người giúp việc cho biết họ có làm hợp đồng với người thuê mướn họ. Gần 60% số người lao động cho biết cả họ và chủ nhà đều thấy không cần thiết phải lập các bản hợp đồng này. Đối với những trường hợp có hợp đồng, phải đến gần 70% làm “hợp đồng miệng”. Thiếu hợp đồng bằng văn bản là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người giúp việc có thể tự ý nghỉ việc, tự ý đòi tăng lương cũng như tình trạng chủ sử dụng lao động sẵn sàng cho người giúp việc nghỉ hẳn nếu họ không hài lòng. Trong nhiều trường hợp, quyền lợi người giúp việc không được đảm bảo bằng tính pháp lý. Chưa có người giúp việc nào kiện ông chủ xúc phạm nhân phẩm cả, dù việc đó không phải không có. Việc chăm trẻ con, người già, đặc biệt là người ốm đau hay dẫn đến rủi ro cho người giúp việc. Nếu lỡ may trẻ nghịch quá hay không may cụ già đến ngày “về chầu tổ tiên” thì người giúp việc đều bị quở mắng, nhiều khi là bị bạo hành, nghi ngờ oan…Đã đến lúc chúng ta cần có hành lang pháp lý thật đầy đủ về nghề giúp việc. Nghề nào cũng có lương tối thiểu, sao nghề giúp việc lại không và sao họ lại không thể đóng bảo hiểm xã hội nhỉ?
Ðề: Cám ơn em - ngv của tôi chị thật may mắn khi gặp được 1 em giúp việc như vậy, thời buổi này tìm được người như vậy khó lắm chị ạ. Em cảm thấy rất thương em bé kia, mới 15 tuổi đã phải đi làm giúp việc. Và càng cảm phục em hơn nữa khi em xem gia đình chủ như gia đình mình, sống thật tâm và hết mình. Chị cho em gửi lời chúc hạnh phúc tới em ấy nhé! hi vọng em ấy sẽ mãi giữ được cái tâm trong sáng của mình và có một cuộc sống hạnh phúc.
Ðề: Cám ơn em - ngv của tôi Hi... Mình không phải là người Chủ trong bài viết đâu Bạn ah . Mình chỉ chia xẻ đường link thôi Mình cũng cám ơn tình cảm của Bạn . Từ trái tim sẽ dẫn tới trái tim (u)
Multilogin 50%-60% OFF coupon - có thật Đừng để mất acc vì dùng tool rác – Multilogin 1-st antidetect browser on the market là giải pháp bền vững! / Don’t lose accounts to bad tools – Multilogin 1-st antidetect browser on the market is the answer! Khách hàng Multilogin sẽ nhận thêm tool tự động hoá miễn phí từ mình (Multilogin customers will receive an additional FREE Automation Tool from me!) You don't need to floss all of your teeth. Only the ones you want to keep.