Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận biết

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi sami, 12/7/2013.

  1. sami

    sami Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    CẦN LÀM GÌ KHI BỊ “ÉP” NGHỈ VIỆC ? (NHẤT LÀ PHỤ NỮ CHÚNG MÌNH)
    VÀ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÔNG TY ĐANG “ÉP” NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC
    I. Những dấu hiệu nhận biết công ty đang muốn “ép” nhân viên nghỉ việc :
    1. Cắt thưởng trong nhiều tháng
    2. Giảm lương trong nhiều tháng
    3. Kiếm cớ kỷ luật để trừ lương
    4. Nhận xét không tốt, xúc phạm, gây bức xúc ….và gợi ý “ Em nên tự nộp đơn xin nghỉ việc . Nếu em ko nộp công ty cũng sẽ ra quyết định cho em nghỉ ” ( Thực ra sau đó chẳng cty nào ra QĐ thôi việc cho nhân viên cả, vì sợ phải bồi thường/trợ cấp đúng luật sẽ tốn kém cho cty)
    5. Thông báo tình hình công ty đang gặp khó khăn, thay đổi cách vận hành, thay đổi cơ cấu lương, thay đổi cách quản lý…tạo cảm giác là nếu tiếp tục làm việc ở cty sẽ không có gì sáng sủa, nên tìm chỗ làm mới . ( Đây là cách để nhân viên tự xin nghỉ việc hàng loạt)
    6. Giám đốc yêu cầu Trưởng bộ phận gặp và trao đổi trực tiếp với nhân viên : “ Sếp đã không thích thì làm việc tiếp sẽ khó, tốt nhất em nên tự nộp đơn nghỉ sớm, tìm chỗ khác, thiếu gì chỗ tốt hơn cty này “
    7. Thuyên chuyển công tác đến vị trị hoặc địa điểm chắc chắn không phù hợp với bạn. ( Ví dụ :mình cùng gia đình đang sống ở Hà Nội chuyển công tác mình vào Sài Gòn; Mình đang làm Trưởng VP đại diện chuyển công tác mình xuống làm tiếp tân)
    8. Chậm lương, không trả lương , không giao việc mà không có lý do.
    9. Chấm công gắt gao, gây khó khăn, hăm dọa, cản trở công việc để mình phản kháng dễ sai phạm … …..từ đó tìm lỗi để kỷ luật dẫn đến sa thải hợp pháp, không phải bồi thường hoặc bồi thường ít.
    10. Là lao động nữ, nếu cty có những hành vi sau đây là cty đã vi phạm luật lao động :
    o Cho nghỉ việc khi kết hôn, đang mang thai, nghỉ thai sản & nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
    o Yêu cầu đi công tác xa, qua đêm, làm thêm giờ đối với phụ nữ mang thang tháng thứ 7 & nuôi con dưới 12 tháng tuổi
    o Không trợ cấp thai sản
    o Trừ lương, giảm lương, thực hiện kỷ luật trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
    o Không cho nghỉ thêm 1h trong giờ làm việc đối với phụ nữa đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
    o Không cho nghi thai sản đúng thời gian luật định
    o Có hành vi, lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm
    o Không cho nghỉ 30 phút/ngày trong những ngày hành kinh
    o Yêu cầu làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con
    o Không cho nghỉ việc để đi khám thai, để thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình hoặc do sảy thai; nghỉ để chăm sóc con dưới bảy tuổi ốm đau, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi.
    II. LÀM GÌ KHI BỊ CÔNG TY “ÉP” NGHỈ VIỆC
    1. Bình tĩnh, tuyệt đối không “manh động”, kể cả to tiếng hoặc chửi bới , nói xấu nêu đích danh trên các trang mạng xã hội đều không nên .(Vì khi nói xấu đích danh bạn có thể bị cty kiện)
    2. Đọc các luật liên quan đến vấn đề mình đang gặp phải, sau đó nên xin tư vấn luật tại các trung tâm, luật sư uy tín để biết cách giải quyết. So sánh được/mất giữa việc bạn tự nộp đơn xin nghỉ, thỏa thuận chấm dứt với cty với việc quyết định khiếu nại, khiếu kiện cty vì hành vi vi phạm pháp luật, buộc cty phải sửa sai, bồi thường, phải cho bạn thôi việc đúng luật.
    3. Tạo chứng cứ và thu thập tất cả những thứ có thể làm bằng chứng hoặc có thể tố cáo, tố giác hành vi sai phạm pháp luật :
    a. Làm việc bằng văn bản : Tất cả những thông báo, yêu cầu gì từ cty, bạn có thể đề nghị cty gửi bằng văn bản để thực hiện,nếu không nhận được văn bản coi như chưa nhận được thông báo; Tất cả những vấn đề cty gây khó dễ bạn đều làm bản tường trình đề nghị người làm xác nhận; Tất cả những việc cần đề nghị cty giải quyết bạn nhất thiết phải gửi cho công ty hoặc công đoàn của cty bằng văn bản, cuối văn bản ghi rõ “ Nếu cty không giải quyết tôi sẽ gửi đơn khiếu nại đến Liên đoàn lao động và các cấp cao hơn”
    b. Lưu tất cả e-mail: lưu nội dung bằng file Word và chụp ảnh màn hình của email này
    c. Giấy tờ liên quan đến cá nhân : Hợp đồng lao động, các quyết định của cty, bảng lương đã ký …
    d. Giấy tờ liên quan đến hoạt động sử dụng lao động của cty : Nội quy lao động, Thỏa ước lao động, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy thành lập công đoàn công ty…
    e. Ghi âm các cuộc gọi điện thoại, các cuộc nói chuyện trao đổi quan trọng. ( Cài đặt phần mềm tự động ghi âm tất cả các cuộc gọi trên điện thoại & luôn trao đổi vấn đề cần thiết trên điện thoại di động của mình, ko dùng điện thoại bàn nếu ko ghi âm . Vì đôi lúc người gọi biết mình ghi âm sẽ đánh lạc hướng mình để mình dùng điện thoại bàn, vì dụ “ Anh/ chị ko nghe rõ. Hình như mất song, em dùng điện thoại bàn gọi cho anh/chị nhé !” )
    4. Tất cả những quyết định của ty gửi cho bạn bằng văn bản đều phải cẩn thận xem xét những vấn đề sau :
    a. Quyết định có đúng với hợp đồng lao động đã ký hay không, đã thỏa thuận đã ký hay không
    b. Quyết định có được ban hành đúng luật hay không

    Nếu quyết định sai, hoặc đúng nhưng bạn không muốn thực hiện bạn gửi đơn đề nghị/khiếu nại đến cty, đến các cấp . Và trong thời gian khiếu nại bạn ko có nhiệm vụ phải thực hiện quyết định này.
    5. Không bàn giao khi chưa nhận được quyết định đúng bằng văn bản .
    6. Cần gửi đơn khiếu nại đến đâu khi cty có hành động “ép” nghỉ việc :
    a. Công đoàn công ty
    b. Liên đoàn lao động cấp quận/huyện nơi cty đăng ký kinh doanh .( Nếu LĐLĐ cấp quận/huyện ko giải quyết thỏa đáng, tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến LĐLĐ tỉnh/thành phố)
    c. Phòng lao động và thương binh xã hội cấp quận/huyện nơi cty đăng ký kinh doanh. ( Nếu Phòng LĐ TB & XH cấp quận/huyện ko giải quyết thỏa đáng, tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Sở LĐ TB & XH cấp tỉnh/thành phố)
    d. Thanh tra lao động
    e. Tòa án cấp quận/huyện nơi cty đăng ký kinh doanh.
    f. Gửi thư đến các Báo, Đài nếu bạn thấy cần thiết.
    7. Những giấy tờ cần gửi cùng đơn khiếu nại :tất cả những gì bạn cho là chứng cứ kèm HĐ lao động , Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu . Giấy tờ nào có thể công chứng, bạn phải công chứng và gửi bản công chứng, ko gửi bản gốc.
    8. Ủy quyền giải quyết nếu bạn ở xa, vắng mặt….: Bạn có thể làm giấy ủy quyền để ủy quyền cho bạn bè, người thân ( trên 18 tuổi ) thay mặt bạn toàn quyền giải quyết và làm việc với các cơ quan, tòa án các cấp.
    9. Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền : làm tại Phòng công chứng nhà nước .
    Khi đi công chứng cần mang theo : Thư mời đích danh bạn của cơ quan đang thụ lý đơn ( bản gốc) + Chứng minh nhân dân & hộ khẩu ( bản gốc) của bạn + Chứng minh nhân dân & hộ khẩu ( bản foto có công chứng) của người được ủy quyền
    Công chứng này sẽ làm tại chỗ và lấy ngay.
    10. Án phí cần nộp cho tòa án : thông thường bằng 5% số tiền bạn yêu sách cty phải bồi thường. Nộp tạm ứng cho tòa 2,5% trước khi xử, số còn lại sẽ dựa vào số tiền bạn nhận được từ cty để tính.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi sami
    Đang tải...


  2. sami

    sami Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận

    Chỉ vì mức trợ cấp thôi việc khi nhân viên tự nộp xin nghỉ chỉ bằng 1/2 so với việc cty ra quyết định thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng mà nhiều cty, nhiều người sử dụng lao động bất chấp luật pháp, bất chấp việc vi phạm đạo đức để "ép" nhân viên nghỉ việc.
    Trên đây là kinh nghiệm xương máu của mình đấy ạ ! Hiện nay mình đang trong giai đoạn chờ Tòa xử kiện.
     
    Giaanh19 thích bài này.
  3. vongdautam

    vongdautam Cơ sở sản xuất vòng dâu tằm An huy 0909886836

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    16,613
    Đã được thích:
    3,126
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận

    hic, mình đang có nguy cơ bị thuyên chuyển qua phòng khác làm
     
  4. mekhoithoi08

    mekhoithoi08 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    7/12/2008
    Bài viết:
    8,437
    Đã được thích:
    1,646
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận

    cám ơn chủ top vì bài viết hưuwx ích ạ
     
  5. trandoan233

    trandoan233 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/1/2013
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận

    trong công việc có nhiều vấn đề nảy sinh, mình cũng đã gặp phải trường hợp tương tự như này, buồn lắm
     
  6. sami

    sami Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận

    Bạn ơi, thuyên chuyển nếu ko được sự đồng ý của người lao động hoặc không đúng với thỏa thuận/hợp đồng thì theo luật người sử dụng lao động chỉ được phép đơn phương thuyên chuyển tối đa 60 ngày trong 1 năm.
    Mức lương như sau :
    - 30 ngày đầu tiên là 100% lương cũ
    - 30 ngày tiếp theo là 75% lương cũ

    Thuyên chuyển công việc có lẽ cũng là bình thường nếu như việc thuyên chuyển ko thể hiện rõ đang ép mình nghỉ việc.
    Một vài chia sẻ vì mình đã trải qua.
    Chúc bạn nhận thuyên chuyển vừa ý, chứ ko bị như mình : thuyên chuyển từ TVPDD xuống làm nhân viên tiếp tân .:)
     
  7. sami

    sami Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận

    Mình nghĩ cũng một phần vì Pháp luật của VN chưa công minh, dẫn đến các cty VN coi thường Pháp Luật.
    Mình khởi kiện với vị trí là nguyên đơn, những gì cty mình làm hoàn toàn trái Pháp luật. Nhưng bản thân mình cũng ko dám chắc mình sẽ thắng 100%.
    Có điều vì mình ko muốn sẽ còn nhiều người bị như mình, ko muốn cty tiếp tục như vậy nữa, nên quyết theo đến cùng , hi vọng sau sự việc này, cty sẽ hạn chế những cách hành xử vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
    Đúng như bạn nói, rất buồn , dù mình có thắng kiện !
     
  8. sami

    sami Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cần làm gì khi bị “ép” nghỉ việc ? (nhất là phụ nữ chúng mình) và những dấu hiệu nhận

    Dạ, ko có gì ạ !
    Mình cũng chỉ mong chia sẻ được kinh nghiệm và giúp ích chút nào đó để chị em mình cảnh giác và khi nào cần phải bảo vệ quyền lợi của mình thì phải vùng lên thôi !
     

Chia sẻ trang này