Khác: Cảnh Báo Hậu Quả Nặng Nề Cho Bé Khi Mang Thai Mẹ Thiếu Máu.

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi BiBo.Mom, 30/6/2016.

  1. BiBo.Mom

    BiBo.Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/6/2016
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Cảnh báo hậu quả nặng nề cho bé khi mang thai mẹ thiếu máu.
    Trong cuộc đời mỗi con người thiếu máu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào nhưng nó khá phổ biến đối với phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai. Thiếu máu là một hiện tượng sinh học do giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là nồng độ huyết sắc tố trong máu. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến thai nhi như gây mù lòa, tổn thương não, thai lưu, tăng cơ dị tật ống thần kinh, còn ở phụ nữ mang thai, vấn đề này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, tử vong. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:

    Thiếu máu ở thai phụ để lại hậu quả cho cả mẹ và con

    Tại hội nghị phổ biến nghị định bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất muối, dầu ăn, bột mì phải đưa các vi chất dinh vào thực phẩm vừa diễn ra tại TP HCM, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai (Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết ở Việt Nam. phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu máu trầm trọng. Từ năm 2000 đến nay, việc giảm tỉ lệ người thiếu máu cải thiện rất chậm. Năm 2015, tỉ lệ thiếu máu ở độ tuổi sinh đẻ là 25%, phụ nữ có thai là 33%… Trong khi đó, thai phụ thiếu máu dẫn đến nhiều nguy cơ tai biến sản khoa như băng huyết, sinh con nhỏ, yếu, sinh non, ảnh hưởng nhiều đến thể trạng của trẻ về sau.

    Thiếu máu nói chung và thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như i ốt, vitamin A, sắt, kẽm… khó phát hiện mà để lại hậu quả nghiêm trọng. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai lưu, tăng cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, tử vong ở phụ nữ mang thai…

    Theo nghiên cứu, nguyên nhân thiếu máu của người Việt chủ yếu là thiếu sắt. Vào năm 2015, 50% trẻ dưới 5 tuổi thiếu sắt, 47% phụ nữ mang thai thiếu sắt và 24% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thiếu sắt. Việc thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam hiện tại có thể gọi là thiếu ở diện cộng đồng.

    Do đó, cần tìm cách khắc phục, tránh những tác hại không hay về sau. Đó cũng chính là lý do khiến chính phủ đưa ra nghị định bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất muối, dầu ăn, bột mì phải đưa các vi chất dinh vào thực phẩm.

    [​IMG]

    Trẻ lẫn thai phụ đều cần tăng cường vi chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

    Từ ngày 15/3/2017, các loại muối được đưa ra lưu hành trên thị trường phải được bổ sung i ốt. Từ ngày 15/3/2018, doanh nghiệp sản xuất dầu ăn đưa ra các sản phẩm mới phải tăng cường Vitamin A trong dầu, còn các cơ sở sản xuất bột mì buộc phải tăng cường sắt và kẽm.

    “Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp hữu hiệu để phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Từ đó, cải thiện tầm vóc, nâng cao sức khỏe”, bà Mai nhấn mạnh.

    Các mẹ cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: Gan động vật, thịt, trứng và các sản phẩm từ động vật như sữa, kem, bơ… Các thức ăn thực vật chứa nhiều vitamin A là các loại củ có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm và các loại dầu ăn. Còn thức ăn giàu kẽm bao gồm: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các loại hạt có dầu (hạnh nhân, điều, lạc). Ngoài ra, đậu xanh nảy mầm cũng là thực phẩm giàu kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

    Hại con vì quá thương con

    Bà Mai cho biết thêm, trẻ ở Việt Nam thiếu máu với tỉ lệ khá lớn. Theo đó, tỉ lệ trẻ thiếu máu dưới 1 tuổi là 45% và trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu chiếm 43%.

    Riêng trẻ ở dưới 5 tuổi, thiếu máu chiếm 28%. Ở thành thị, trẻ ở độ tuổi này thiếu máu chiếm 22%, tức cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ thiếu máu. Trong khi đó, trẻ dưới 5 tuổi ở miền núi thiếu máu với tỉ lệ lớn hơn 31,2%.

    Trẻ ở Việt Nam đang được cải thiện về chiều cao nhưng vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, thanh niên Việt thấp hơn chuẩn quốc tế 13,1 cm và nữ thấp hơn 10,7 cm.

    Theo bà Mai, chế độ dinh dưỡng quyết định lớn đến sự phát triển thể chất, chiều cao của trẻ hơn là yếu tố di truyền. Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn đầu đời, tuổi học đường. Đây là hai giai đoạn giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất lẫn trí tuệ.

    Phụ huynh Việt có sai lầm lớn là thường tìm cách nhồi nhét cho trẻ ăn thật nhiều vào bữa tối. Họ nghĩ rằng các bữa ăn ở trường không đủ chất dinh dưỡng. Vì thương con, phụ huynh vô tình hại con. Do ăn bù quá nhiều, dồn vào một bữa khiến lượng đường trong máu tăng cao, dạ dày làm việc quá sức, khiến năng lượng tiêu hao thấp hơn là năng lượng nạp vào. Điều này khiến mỡ tích lũy trong cơ thể, thừa cân, béo phì, tiềm ẩn nhiều bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch…

    Phụ huynh Việt cũng đang có xu hướng tăng khẩu phần đạm hơn là rau. Điều này dẫn đến trẻ thiếu các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất xơ. Nhiều phụ huynh cũng có xu hướng thay hoàn toàn mỡ động vật sang dầu thực vật và đây không phải là xu hướng hợp lý cho sự phát triển của trẻ về cả thể trạng lẫn trí tuệ.

    Bác sĩ Mai cho rằng, bữa ăn của trẻ cần sự đa dạng, phân phối hợp lý giữa nhiều loại thực phẩm. Phụ huynh cũng cần chú ý tăng các loại thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng. Trẻ cần được bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Thêm mỡ động vật hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, D. Trẻ cần được uống Vitamin A liều cao hai lần trong một năm… Trẻ từ 2 năm trở lên cần được uống thuốc trừ giun mỗi năm hai lần…

    Nhật Linh – Khám phá
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi BiBo.Mom
    Đang tải...


Chia sẻ trang này